Các sông băng rộng lớn và cổ xưa này tiếp giáp
với Ấn Độ và Tây Tạng chỉ nhỏ hơn kích thước của các đỉnh băng Bắc
Cực.
Hàng tỷ người ở Trung Quốc và vùng lục địa nhỏ Ấn Độ dựa vào nguồn
nước ngọt thiết yếu của chúng để cung cấp cho 7 của các sông Á châu lớn nhất thế
giới, trên khắp các vùng có mật độ dân cư đông nhất thế giới.
Dù vậy, nạn
hâm nóng toàn cầu đang làm các sông băng tan chảy lần đầu tiên kể từ khi hình
thành cách đây 20.000 năm, với tốc độ ngày càng nhanh ở mọi nơi trên thế giới.
Trong hơn 25 năm qua, chỉ riêng sông Hằng đã rút xuống hơn 850
thước.
Tiến sĩ Jagdish Bahadur; nhà sông
băng học Ấn Độ: Các dòng sông băng trên dãy Hy Mã Lạp Sơn nói chung đang
rút xuống ở mọi nơi trên thế giới do hâm nóng toàn cầu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Sự tan chảy liên tục với tốc độ hiện tại sẽ gây lũ lụt ào ạt.
Tiến sĩ Jagdish Bahadur: Khi các dòng sông băng
rút xuống thì sẽ lập tức thải ra nhiều nước hơn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN:… sau đó
là hạn hán khốc liệt.
Tiến sĩ Jagdish
Bahadur: Nhưng trong thời gian sông băng sụt giảm ồ ạt, nguồn nước sẽ bị
thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Swami Sundaranand; Tu sĩ Ấn giáo (Tiếng Ấn):
Tất cả các sông băng này đều cấp nước cho sông Hằng. Nếu các sông này biến mất
thì sông Hằng sẽ tan biến.
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng
Sư với nhân viên Truyền Hình Vô Thượng Sư Los Angeles, California, Hoa Kỳ - 26
tháng 11, 2008
Thanh Hải Vô Thượng
Sư: Các khoa học gia và nghiên cứu đã chứng minh rằng sông băng đang tan
chảy mau hơn dự tính và ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Sông Hằng cung cấp
nước cho hàng triệu người, phụ thuộc vào sông băng trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, và
nếu tất cả đều tan chảy thì đầu tiên sẽ có rất nhiều lũ lụt và rồi hạn hán và
khô cạn sau đó.
Thanh Hải Vô Thượng
Sư: Vì nước không được phân phối đều như đã làm trong hàng thế kỷ.
Các thành phố sẽ bị ngập, người dân sẽ bị thiệt mạng và lũ lụt ở khắp
nơi; thậm chí sau đó chúng ta không còn nước nữa. Không còn kho dự trữ nữa. Vậy
nên cả hai tình trạng, nhiều lũ lụt và hạn hán, đều rất nguy hiểm cho con người,
nhất là những người phụ thuộc vào Sông Hằng và sông băng để sống còn. Tôi thật
sự rất lo lắng, nhưng tôi chỉ biết cầu nguyện và hy vọng những người có quyền
lực sẽ làm điều gì đó.
Thanh Hải Vô
Thượng Sư: Giải pháp duy nhất cho mọi người là ăn chay và việc này rất dễ
làm. Vậy nên, chúng ta chỉ phải làm hết sức mình và nhẫn nại
Hãy Ăn Chay.
Sống Xanh.
Cứu Địa
Cầu.
Sông băng Hy Mã Lạp Sơn có thể biến mất trong 30 năm do hâm nóng
toàn cầu (Dailymail - 13 tháng 11, 2008)
Sông
băng trên Hy Mã Lạp Sơn 'tan chảy nhanh' (BBC - 14 Mar 2005)
SÔNG BĂNG TRÊN HY MÃ LẠP SƠN của Meghna Bhattacharjee, Trung tâm
Nước ...(columbia.edu)
Sông băng trên Hy Mã Lạp Sơn đang nguy hiểm
(
forestrynepal.org)