Ngạc nhiên!
Theo một tường trình mới được phát hành bởi Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, ngành chăn nuôi tạo ra khí thải khí nhà kính như được đo lường tương đương với thán khí, 18% nhiều hơn ngành vận chuyển. Đó còn là nguồn thoái hóa đất và ô nhiễm nước chủ yếu.
Henning Steinfeld, chủ tịch Phân bộ Tài liệu Chăn nuôi và Chính sách của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc kiêm tác giả kỳ cựu của bản tường trình nói rằng: "Chăn nuôi là một trong những nguồn đóng góp đáng kể nhất gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay. Cần có hành động khẩn cấp để cứu vãn tình trạng này."
Với sự phồn thịnh gia tăng, người ta tiêu thụ nhiều sản phẩm thịt và bơ sữa hơn mỗi năm. Sản xuất thịt toàn cầu được dự đoán nhiều hơn gấp đôi từ 229 triệu tấn vào năm 1999/2001 đến 465 triệu tấn vào năm 2050, trong khi sản lượng sữa được dự tính từ 580 đến 1043 triệu tấn.
Bóng Dài
Ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh hơn bất kỳ ngành phụ nông nghiệp nào khác. Chăn nuôi cung cấp kế sinh nhai cho 1,3 tỷ người và chiếm 40% sản lượng nông nghiệp toàn cầu. Đối với nhiều nông dân nghèo ở các quốc gia đang phát triển, chăn nuôi còni là nguồn năng lượng tái tạo cho chất thải và nguồn phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng của họ.
Nhưng sự phát triển nhanh chóng đó đúng thật là một cái giá môi sinh lớn, theo tường trình của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, Bóng Dài của Chăn Nuôi – Những Vấn đề và Lựa chọn Môi sinh.
“Những phí tổn môi sinh mỗi đơn vị sản xuất chăn nuôi phải được cắt giảm phân nửa, chỉ để tránh mức tổn hại tệ hơn qua mức hiện tại,” tường trình cảnh báo.
Khi khí thải từ việc sử dụng đất và thay đổi việc sử dụng được bao gồm, ngành chăn nuôi được cho là 9% thán khí bắt nguồn từ những hoạt động của con người, nhưng tạo ra thậm chí rất nhiều khí nhà kính độc hại hơn. Chăn nuôi tạo ra 65% khí nitrous oxide liên quan tới con người, gấp 296 lần lượng thán khí hâm nóng toàn cầu. Đa số phần này đến từ phân bón.
Khoảng 37% của tất cả khí mêtan do con người tạo ra (23 lần hâm nóng so với thán khí), phần lớn được phát sinh bởi quá trình tiêu hóa của loài thú nhai lại, và 64% từ nước tiểu, đóng góp đáng kể vào việc gây ra mưa axít.
Chăn nuôi hiện dùng 30% bề mặt đất của toàn địa cầu, phần lớn llà bãi chăn nuôi lâu năm nhưng cũng sử dụng 33% đất trồng trọt toàn cầu để sản xuất thức ăn cho gia súci. Khi các khu rừng bị giải tỏa để làm bãi chăn nuôi, đó là động lực chính của sự phát quang, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh, 70% rừng trước kia đã bị biến thành đồng cỏ chăn nuôi.
Đất và Nước
Đồng thời đàn gia súc gây ra sự thoái hóa đất trên tầm cỡ lớn, với khoảng 20% đồng cỏ chăn nuôi bị xem là thoái hoá qua việc chăn thả quá mức, đất bị nén cứng và sự xói mòni. Con số này thậm chí cao hơn trong vùng đất khô ráo nơi các chính sách không thích đáng và sự quản lý chăn nuôi không phù hợp dẫn tới sự sa mạc hóa tiến triển.
Thương nghiệp chăn nuôi là một trong những ngành gây thiệt hại nhiều nhất cho sự thiếu hụt nguồn nước đang tăng của địa cầu, cùng với những yếu tố khác làm ô nhiễm nước, rửa trôi và thoái hóa rạn san hô. Tác nhân ô nhiễm chính là chất thải thú vật, chất kháng sinh, kích thích tố, hóa chất từ xưởng thuộc da, phân bón và thuốc trừ sâu bọ dùng để xịt cây trồng nuôi gia súc. Sự chăn thả lan rộng quá mức làm rối loạn chu kỳ nước, làm giảm sự bổ sung nguồn nước mặt và nước ngầm. Lượng nước lớn đáng kể bị đưa vào để sản xuất thực phẩm nuôi gia súc.
Chăn nuôi được đánh giá là nguồn ô nhiễm khí nitrogen và khí phosphorous chủ yếu trong nội địa của Biển Nam Trung Quốc, dẫn tới sự mất tính đa dạng thái biển trong hệ sinh thái biển.
Thú vật để lấy thịt và bơ sữa hiện chịu trách nhiệm cho khoảng 20% tổng số sinh khối của thú vật trên mặt đất. Sự hiện diện của chăn nuôi trong vùng đất rộng lớn và nhu cầu trồng thực phẩm nuôi gia súc cũng góp phần vào sự mất tổ thất đa dạng sinh thái; 15 trong 24 dịch vụ hệ sinh thái quan trọng đang giảm sút, với ngành chăn nuôi được xem là thủ phạm.
Các phương pháp cứu chữa
Tường trình được phát hành với sự hỗ trợ của Khởi xướng Chăn nuôi, Môi sinh và Phát triển (LEAD) của nhiều cơ quan, dứt khoát đưa ra để nghĩ đến những phí tổn môi sinh này và đề nghị nhiều cách cứu chữa tình trạng, bao gồm:
Thoái hóa đất - kiểm soát sự sử dụng và loại bỏ những chướng ngại với tính lưu động trên đồng cỏ chung. Dùng các phương pháp bảo tồn đất cùng với việc chăn nuôi có kiểm tra, tránh các khu vực mẫn cảm, hệ thống trả tiền cho các dịch vụ môi sinh trong việc sử dụng đất dùng chăn nuôi nhằm giúp giảm và phục hồi sự thoái hóa đất.
Khí quyển và khí hậu - tăng hiệu quả của việc sản xuất gia súc và nông nghiệp vụ mùa nuôi gia súc. Cải thiện thức ăn của thú vật để giảm sự lên men đường ruột mà hậu quả là khí thải khí mê tan, và thiết lập khởi xướng nhà máy khí sinh học để tái chế phân bón.
Nước- cải thiện sự hữu hiệu của hệ thống thủy nộng Đưa ra định giá chi phí đầy đủ cùng với tiền thuế để hạn chế cường độ chăn nuôi tầm cỡ lớn gần các thành phố.
Những vấn đề này và những thắc mắc liên hệ là trọng tâm của những thảo luận giữa Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc và các nhóm cộng tác họp mặt để lập biểu đồ cách hướng tới việc sản xuất gia súc tại cuộc hội đàm toàn cầu tại Vọng Các tuần này. Những thảo luận này cũng bao gồm những nguy cơ y tế công cộng quan trọng liên hệ đến sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi như, sự gia tăng, các bệnh tật của thú vật cũng ảnh hưởng loài người. Sự gia tăng nhanh chóng của ngành chăn nuôi cũng có thể đưa đến hạn chế các tiểu chủ từ thị trường đang phát triển.
Nguồn: fao.org
Liên lạc:
Christopher Matthews
Media Relations, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
christopher.matthews@fao.org
(+39) 06 570 53762