Thuần chay: Cách nhanh nhất để làm mát Địa Cầu   Phần 2
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
Phần 1 ( 36 MB )
Phần 2 ( 38 MB )
Phần 3 ( 44 MB )
Phần 4 ( 41 MB )

Mừng quý vị đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái và tiết mục hôm nay tựa đề Thuần chay: Cách Nhanh Nhất Để Làm Mát Địa Cầu.

Trong tiết mục này, chúng tôi sẽ được hân hạnh giới thiệu quý vị những tài liệu hiện thời về khí thải khí nhà kính, giải pháp để làm mát địa cầu nhanh chóng và tại sao lối ăn bằng thực vật là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để giảm khí thải và quân bình nhiệt độ của địa cầu.

Trong quá khứ, nỗ lực giảm hâm nóng toàn cầu hầu như chỉ chú trọng đến làm sao để giảm thán khí thải. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng dù giảm thán khí là việc thiết yếu, cho dù cả thế giới đều chuyển sang kinh tế và lối sống không thán khí hôm nay, cũng sẽ cần hàng ngàn năm để khí này tiêu tán.

Một số khoa học gia và chính trị gia đang nhận thức rằng khi giới hạn loại khí nhà kính ngắn hạn như khí mê-tan và ô-zôn, và vài yếu tố khác đưa đến việc hâm nóng như các-bon đen, còn được biết là bồ hóng, thải vào không khí từ việc đốt sinh khối và nhiêu liệu hóa thạch, là nơi chúng ta đạt rất nhiều trong việc trì hoãn hâm nóng địa cầu, và có thể làm trong thời gian ngắn. Như một chuyên gia khí hậu nói, chúng ta cần giảm khí nhà kính ngắn hạn hôm nay hầu để bảo đảm địa cầu có thể sống cho con cháu chúng ta, và chúng ta cần giảm thán khí để bảo đảm một địa cầu có thể ở được cho các thế hệ trong vài trăm năm sau.

Giới hạn những khí này, nhất là khí mê-tan, tương đối ít tốn kém và nhanh chóng, trong khi nhiều kỹ thuật để giảm thán khí còn ở tình trạng sơ khai hoặc rất tốn kém và cần nhiều thời giờ để hòa nhập vào cơ sở hạ tầng hiện tại.

Sự hiểu biết khoa học về vai trò của chăn nuôi trong việc tăng tốc hâm nóng toàn cầu cũng đã tăng. Vài nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra rằng chăn nuôi mang lại nhiều hơn cho khí thải khí nhà kính toàn cầu hơn là con số 18% do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc ước đoán trong tường trình năm 2006 “Bóng Dài của Chăn Nuôi.” Nhu cầu thịt bò trực tiếp gây ra sự tan chảy nhanh chóng tại Nam Cực do thán khí đen và những ô nhiễm khác thoát ra vào bầu khí quyển từ ngành chăn nuôi.

Tiến sĩ James Hansen, một trong những khoa học gia khí hậu xuất sắc của thế giới, gần đây phát biểu rằng miền Tây Nam Cực tan chảy có thể là một trong những cao điểm của khí hậu thay đổi đáng sợ nhất trong thế kỷ 21.