Hâm nóng toàn cầu và chúng ta: Ngã ba trên đường?  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Hâm nóng toàn cầu và chúng ta: Ngã ba trên đường?
Tiến sĩ Dan Brook & Tiến sĩ Richard Schwartz

Giải Nobel Hòa bình được trao tặng đến cả hai Al Gore và Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc (IPCC) cho công việc của họ về việc nghiên cứu và đưa ra cho công chúng biết những hoàn cảnh nguy hiểm của khí hậu thay đổi toàn cầu. Thật ra, hâm nóng toàn cầu đi vượt xa "một sự thật bất tiện." Chúng ta đang làm tinh cầu quá nóng đến mức báo động với những hậu quả có khả năng thảm khốc. 2006 là năm nóng nhất đã được ghi lại tại Hoa Kỳ và là năm thứ 11 trong 12 nóng nhất vừa qua được ghi lại. Hãy nghĩ về chiếc xe hơi quá nóng (và những loại xe chúng ta lái), và buổi cơm chiều quá chín (và những món chúng ta ăn), và người nào đó bệnh sốt nóng (và chúng ta hành động ra sao). Bây giờ hãy tưởng tượng điều đó trên tầm mức địa cầu.

Hâm nóng toàn cầu có lẽ là vấn đề xã hội, kinh tế chính trị, đạo đức và môi sinh lớn nhất đối diện địa cầu chúng ta và dân cư trên đó. Hâm nóng toàn cầu quy vào sự tăng nhiệt độ trung bình trong không khí và nước của địa cầu. Người ta ngày càng ý thức và quan tâm về hâm nóng toàn cầu và hậu quả từ đó, bất kể tài liệu không đúng của ExxonMobil và sự làm hoang mang của chính quyền Bush, do những báo cáo thường xuyên về sức nóng đạt kỷ lục, cháy rừng, sự gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của bão, hạn hán, sự tan chảy của sông băng, lớp hàn băng, và chỏm băng ở Bắc Cực, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, thay đổi hướng gió, axít hóa trong các đại dương, loài vật bị nguy cơ tuyệt chủng, lan truyền bệnh tận, hồ nước bị rút cạn, đảo bị chìm, và người tỵ nạn môi sinh. Chúng ta có thể đang đứng ở vách đứng. Trưởng toán thanh tra vũ khí Liên Hiệp Quốc Hans Blix có nói: “Đối với tôi, vấn đề môi sinh đáng lo ngại hơn vấn đề chiến tranh và hòa bình.... Tôi lo lắng về hâm nóng toàn cầu hơn là lo lắng về bất cứ xung đột quân đội nào.”

Vào cuối năm 2006, đã có nhiều tường trình về ít nhất ba sự kiện chính làm cho bi thảm sự đe dọa hiện tại của hâm nóng toàn cầu:

(1) đảo Lohachara của Ấn Độ đã bị di tản trước khi chìm xuống biển, tạo ra hơn 10.000 người tỵ nạn;
(2) Tảng Băng Ayles khổng lồ bị vỡ khỏi Bắc Cực Gia Nã Đại; và
(3) chính quyền Bush, đã kháng cự để giải quyết hâm nóng toàn cầu, và nói chung không thân thiện đối với môi sinh, đồng ý rằng gấu Bắc Cực đang bị “nguy cơ tuyệt chủng,” chủ yếu do băng tan gây ra bởi hâm nóng toàn cầu, và đề nghị bảo vệ chúng dưới Điều luật Loài vật bị Nguy cơ Tuyệt chủng.

Hâm nóng toàn cầu cũng gây nguy hiểm cho chim cánh cụt, hải cẩu, hải mã, rùa biển, cá hồi, voi, dã nhân, cóc nhái, bươm bướm, chim muông, và nhiều loài vật khác, đe dọa lên đến một phần ba tất cả các loài vật. Ngược lại, sự tăng mức thán khí và sức nóng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong con số và phạm vi muỗi, trải rộng thêm sự bất tiện và bệnh tật. “Khí hậu thay đổi sẽ gây tổn hại đến mỗi một người chúng ta ở mọi nơi trên toàn cầu”, theo lời của thị trưởng Jason West của huyện New Paltz, tác giả sách Dám Hy Vọng: “cho dù chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền hoặc nói bao nhiêu lời cầu nguyện.”

Điều này đến bên trên những thảm họa khác gần đây: tảng băng sụp đổ tại Nam Cực và Greenland; sự kiện thời tiết chưa từng xảy ra vòng quanh thế giới, như Bão Katrina, Rita, và Wilma; sóng nhiệt gây giết người, gây ra nhiều điều khác, mùa trượt tuyết bị phá sản tại Âu châu và 35.000-50.000 người bị chết tại Âu châu vào mùa hè năm 2003; sông băng biến mất khỏi Khu Sông băng Quốc gia tại Montana và các nơi khác (khoảng 80% sông băng của thế giới bị co rút); hạn hán trầm trọng tại Úc và các nơi khác; và những dấu hiệu thiên tai không lành khác. 2007 cũng không được báo trước tốt với hạn hán, hỏa hoạn, lũ lụt, bão, và nhiều nữa. “Một con đường như vậy chỉ là không bền vững,” theo Giáo sư John P. Holdren thuộc Đại học Harvard, chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ, “đây là một quy định cho thiên tai.”

Nhân loại có lẽ chưa bao giờ bị đe dọa trước đây và những thay đổi chính yếu phải xảy ra hầu đặt địa cầu trong tình trạng hiểm nghèo của chúng ta trên con đường bền vững – và không bao lâu. Mặc dù một số nhỏ cá nhân bàn cãi chống lại việc hâm nóng toàn cầu, có một sự nhất trí về khoa học và môi sinh – trong số tất cả tổ chức, tập san, tạp chí về khoa học và môi sinh, và tất cả bài viết được thẩm định thông thái - rằng hâm nóng toàn cầu là điều có thật, nghiêm túc, trở nên tệ hơn, và gây ra bởi hoạt động của con người. Bằng chứng này quá mạnh và sự bất đồng thật sự duy nhất là về cường độ.

Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc (IPCC) phát hành Bản Tường trình Ước Định Lần thứ tư vào tháng 2 năm 2007, được nghiên cứu và viết bởi 2.500 khoa học gia khí hậu trong sáu năm vừa qua và được hơn 130 chính phủ hiệu đính. Bài tường trình thận trọng mô tả những xu hướng rõ ràng và hậu quả có khả năng thảm khốc liên hệ với khí hậu thay đổi, cảnh báo về khả năng của sự thay đổi không thể đảo ngược lại, ngoại trừ chúng ta tạo những nỗ lực quan tâm để xoay ngược hâm nóng toàn cầu.

Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc nói rõ rằng khí hậu thay đổi hiện tại và được diễn đạt rõ, không phải chỉ là  “sự biến đổi thiên nhiên,” nhưng “rất có thể” (có nghĩa là ít nhất 90%) là kết quả từ hoạt động của con người. Ngay cả Tạp chí Thời Đại (và Viện Brookings, Smithsonian, National Geographic, trong số nhiều nhóm người khác) đã tuyên bố “hồ sơ đóng” trên vấn đề hâm nóng toàn cầu, với chỉ những giải pháp vẫn còn tranh luận. Những người Mỹ theo khoa học nói rằng trường hợp hâm nóng toàn cầu là “không thể phủ nhận.”

Nhiều chuyên gia hàng đầu, bao gồm James Hansen của NASA và nhà vật lý Stephen Hawking, có lẽ khoa học gia còn sống nổi tiếng nhất, cũng như Al Gore, cảnh báo rằng khí hậu thay đổi toàn cầu có thể đạt một ‘đỉnh điểm’ và tăng dần khỏi sự kiểm kiềm chế, hoặc có lẽ thậm chí vụt mất, với những hậu quả thảm khốc, nếu tình trạng hiện tại tiếp tục. Một tường trình chính chủ Anh quốc gồm 700 trang gần đây, do cựu trưởng kinh tế gia cho Ngân hàng Thế giới viết, các dự án bị thất thoát lên đến 20% tổng sản phẩm toàn cầu vào năm 2050 ngoại trừ 1% sản phẩm nội địa trên thế giới hiện tại tận tâm chống lại khí hậu thay đổi toàn cầu. Các nghiên cứu kinh tế khác đã dự đoán những diễn tiến thậm chí tệ hơn. 

Do đó, nhất định không có gì ngạc nhiên khi Ngũ Giác Đài tuyên bố rằng hâm nóng toàn cầu là một đe dọa thậm chí lớn hơn khủng bố. “Hãy nhìn Nhật Bản, đang chịu khổ vì lũ lụt dọc theo các thành phố ven biển và sự ô nhiễm nguồn nước sạch, hãy xem nguồn dự trữ dầu khí tại Đảo Sakhalin của Nga như một nguồn năng lượng,” một giác thư của Ngũ Giác Đài gợi ý về hâm nóng toàn cầu. “Hãy hình dung Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc - tất cả được trang bị với vũ khí hạt nhân – giao tranh tại đường biên giới của họ về người tỵ nạn, tiếp cận dòng sông dùng chung và đất canh tác được.” Những đám băng co rút tại dải núi Hy Mã Lạp Sơn của Á châu, núi Alps của Âu châu,  đỉnh băng Quelccaya của Peru (chỏm băng lớn nhất tại vùng nhiệt đới), và dải núi Sierras của California, cùng với những thay đổi trong hệ thống dòng chảy mật độ nước biển (dây chuyền chuyển vận trên đại dương), có thể có những ảnh hưởng bi thảm và tàn phá. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, đã nói rằng nhu cầu khí hậu thay đổi phải được đảm nhận nghiêm túc như chiến tranh và, thêm vào đó cho rằng “những thay đổi trong môi trường và biến đổi đột ngột đưa đến từ hạn hán đến các khu vực ven biển ngập lụt đến sự thất thoát đất có thể canh tác, hình như trở thành một động lực chính cho chiến tranh và xung đột.” Chống lại hâm nóng toàn cầu có thể là một cách để phòng tránh chiến tranh trong tương lai, đồng thời tăng sự an toàn năng lượng và an toàn thể chất.

Những người cấp tiến có thêm nhiều lý do để quan tâm. Trong khi theo truyền thống chúng ta được cam kết với công bằng xã hội, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hâm nóng toàn cầu là người nghèo và thiệt thòi trong xã hội, vì họ ở trong vị trí yếu nhất để bảo vệ chống lại những tàn phá môi trường và hình như sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất. Tại các quốc gia kém phát triển, và có lẽ nhất là tại Trung Quốc, Ấn Độ, và Đông Nam Á, cũng như phần lớn của Phi châu và Trung Đông, hâm nóng toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến các hệ thống nước uống ở thành thị, sản lượng nông nghiệp, và vận chuyển thương mại và vận chuyển khác trên dòng sông, gây ra vô số cảnh khổ, di tản, và hỗn loạn.

Hơn nữa, sự đau khổ gia tăng và con số người tỵ nạn môi sinh tăng, cùng với nhiều lo lắng về việc tiếp cận được thực phẩm, nước, đất đi, và nhà ở, những thiết yếu vật chất trong đời sống, thường dẫn đến tình trạng bất ổn khiến mang lại sự giận dữ, bạo lực dân tộc, khủng bố, chủ nghĩa phát xít, và chiến tranh, thường thường nhắm vào các cộng đồng thiểu số. Bụi phản xạ từ khí hậu thay đổi cũng có thể dẫn đến nhiều khủng hoảng, thêm vào nạn đói và bệnh tật, bằng cách bần cùng hóa và biến người ta thành người quá khích, theo lời các chuyên gia. “Đó là người nghèo nhất trong số người nghèo trên thế giới, và điều này bao gồm ngay cả những người nghèo trong xã hội phồn thịnh, sẽ bị ảnh hưởng tệ nhất,” chủ tịch Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc Rajendra Pachauri nói. Những người không cần thoái hóa và tàn phá môi sinh để thỏa mãn thú vui ích kỷ của riêng họ, phạm nhiều lời dạy của Do Thái giáo, dường như là Nữ hoàng Marie-Antoinette trước cách mạng, tuyên bố “Hãy để họ ăn thán khí”!

Một tường trình được ủy quyền bởi Trung tâm Phân tích Hàng hải do Hoa Kỳ tài trợ, do 11 vị tướng Hoa Kỳ hưu trí viết, nói rằng “Trên tầm mức đơn giản nhất, khí hậu thay đổi có tiềm năng để tạo những thảm họa thiên nhiên và nhân đạo duy trì trên một tầm mức vượt xa những gì chúng ta thấy ngày nay.” Nhóm các nhà chiến thuật xuất sắc, gồm Tướng Anthony Zinni đã hưu trí, cựu sĩ quan chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ tại Trung Đông, minh họa hâm nóng toàn cầu như “một bội số đe dọa cho sự bất ổn tại một số trong những vùng không ổn định nhất của thế giới,” có thể “trở nên tệ hơn trầm trọng tiêu chuẩn sống đã giới hạn tại nhiều quốc gia Á châu, Phi châu và Trung Đông, gây ra sự bất ổn chính trị lan rộng và tình trạng sinh kế thất bại.”

Admiral T. Joseph Lopez, tổng tư lệnh trước đây của Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Âu châu và Lực lượng Đồng minh tại Nam Âu, đồng ý rằng khí hậu thay đổi có thể đưa đến “những điều kiện cơ bản mà người khủng bố tìm cách khai thác,” vì vậy tạo ra những tình trạng nguy hiểm có tiềm năng tệ hơn. Một tường trình của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) vào tháng 6 năm 2007 kết luận rằng những xung đột diệt chủng tại Darfur, Sudan có liên hệ đến hâm nóng toàn cầu, nhất là khi nó tăng tình trạng hạn hán, và cho rằng sự khủng hoảng này có thể bị tái diễn tại nhiều nơi của Bắc Mỹ và Trung Đông. Giám đốc điều hành Achim Steiner của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc nhắc nhở chúng ta rằng có một “sự liên kết không tránh được” giữa sự thoái hóa môi sinh và điều kiện xã hội. Một lần nữa, chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa thực phẩm và môi sinh, giữa những gì chúng ta ăn và cách chúng ta sống.

Phải, chúng ta cần các chính phủ, công ty, trường học, cơ sở tôn giáo, và các tổ chức khác tích cực tham gia trong việc chống hâm nóng toàn cầu. Phải, Hoa Kỳ - chịu trách nhiệm nhiều nhất cho hâm nóng toàn cầu - cần tham gia 175 hội viên khác và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto – và rồi tăng cường việc đó. Phải, chúng ta cần ngưng việc phá rừng và tăng việc trồng lại rừng. Phải, chúng ta cần bảo tồn tài nguyên nhiều hơn và nhiều xe hơi, gia dụng, điện tử, pin, và bóng đèn tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn, và đúng, xã hội chúng ta cần chuyển ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng về những nhiên liệu tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, sinh khối, thuộc địa nhiệt, và các năng lượng khác. Nhưng trong khi phấn đấu cho những thay đổi xã hội quan trọng và khẳng định ở mức độ lớn, chúng ta cũng cần nói “đúng!” đối với thay đổi cá nhân.

Thật ra, tường trình mới nhất của Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc nói rằng “Những thay đổi trong mô hình lối sống và tiêu thụ nhằm nhấn mạnh việc bảo tồn tài nguyên có thể đóng góp vào nền kinh tế ít thán khí vừa hợp tình hợp lý lẫn bền vững.” Một nghiên cứu chủ yếu cho thấy “sự thay đổi trong lối sống và tiêu thụ” cá nhân có thể ảnh hưởng hâm nóng toàn cầu ra sao trong tường trình dài như tập sách của Tổ chức Nông Lương (FAO) Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 năm 2006, tựa đề “Bóng Dài của Chăn Nuôi”  [http://www.fao.org/newsroom/en/news/2006/1000448]. Bài tường trình nói nông nghiệp chăn nuôi gây ra khoảng 18% khí thải khí nhà kính, dẫn đến hâm nóng toàn cầu, một số lượng đáng kể nhiều hơn khí thải của mọi hình thức vận chuyển trên địa cầu kết hợp lại (khoảng 13.5%). Tác giả kỳ cựu, Tiến sĩ Henning Steinfeld, nói thêm rằng “Chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang lại những vấn đề môi sinh nghiêm trọng nhất ngày nay,” từ tầm mức địa phương đến toàn cầu.

Dĩ nhiên xe hơi vẫn còn là vấn đề, nhưng bò và các thú vật khác được nuôi để con người tiêu thụ, mang lại nhiều hơn đến hâm nóng toàn cầu, vì thế gây ra thêm nhiều tàn phá đến sự tồn tại của chúng ta. Do đó, những thực phẩm chúng ta ăn thật sự quan trọng hơn những phương tiện chúng ta lái, và thay đổi cá nhân quan trọng nhất chúng ta có thể làm cho môi sinh, cũng như cho sức khỏe của chúng ta và mạng sống của thú vật, là chuyển sang ăn chay. Và chúng ta có thể làm việc đó ngay lập tức, nếu chọn như vậy.

Thế giới đang nuôi hơn 50 tỷ nông súc, trong khi hàng triệu người, trong cách không cân đối trẻ em bị đói đến chết mỗi năm. Hơn 70% thóc lúa sản xuất tại Hoa Kỳ (và 1/3 được sản xuất khắp thế giới) được chuyển sang nuôi nông súc một cách thiếu hữu hiệu và không đạo đức, để thỏa mãn lòng ham muốn tiền bạc và thịt động vật, khi việc này cần đến 16 cân Anh thóc lúa để sản xuất 1 cân Anh thịt bò nuôi công nghiệp cho con người tiêu thụ. Nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc tường trình rằng ngành chăn nuôi, tổng cộng, dùng và lạm dụng khoảng 30% bề mặt địa cầu, vì thế “bước vào sự cạnh tranh trực tiếp với các hoạt động khác cho sự khan hiếm đất, nước và tài nguyên thiên nhiên khác.” Hơn nữa, lạm dụng đất cho việc chăn nuôi, dẫn đến việc lạm dụng nhiên liệu và nước, đồng thời thoái hóa đất, làm xói mòn tầng đất mặt, và ô nhiễm nước chung quanh đó, đưa đến thêm nhiều vấn đề môi sinh và sức khỏe.

Dinh dưỡng thịt động vật cũng dùng năng lượng không hữu hiệu lắm. Cần có 78 calorie nhiên liệu hóa thạch cho mỗi calorie chất đạm lấy được từ thịt bò nuôi béo, nhưng chỉ cần 2 calorie nhiên liệu hóa thạch để sản xuất 1 calorie chất đạm từ đậu nành. Thóc lúa và đậu cần chỉ 2 - 5% nhiên liệu hóa thạch so với thịt bò. Năng lượng cần để sản xuất 1 cân Anh thịt bò nuôi bằng thóc lúa tương đương với 1 ga-lông xăng. Giảm tiêu thụ năng lượng không phải chỉ là lựa chọn tốt hơn về mắt chống khí hậu thay đổi, việc đó cũng là lựa chọn tốt hơn về mặt ít tùy thuộc vào xăng dầu nước ngoài và thay đổi bất thường của cả hai thị trường lẫn giới độc quyền.

Ngoài ra, các biên tập viên của tạp chí Quan sát Thế giới (Tháng 7/8 năm 2004) kết luận rằng “Khẩu vị của con người thích ăn thịt động vật thật ra là một động lực thúc đẩy phía sau mỗi thể loại chủ yếu của sự tổn thất môi sinh hiện đe dọa tương lai của con người — nạn phá rừng, sự xói mòn, khan hiếm nước sạch, ô nhiễm không khí và nước, khí hậu thay đổi, tổn thất đa dạng sinh học, bất công xã hội, sự bất ổn trong cộng đồng, và sự lan tràn bệnh tật.” Lee Hall, giám đốc pháp lý của hội Bạn hữu của Thú vật, nói ngắn gọi hơn: “Thật ra phía sau mọi sự than phiền về môi sinh đều có sữa và thịt ở đó.” Chúng ta đang làm rối tổ của chính mình và mùi hôi trở nên không thể chịu đựng nổi.

Trong khi sự quan tâm phát triển về hâm nóng toàn cầu được tiếp nhận, nhiều kết nối giữa Dinh dưỡng Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (SAD) được toàn cầu hóa đang tăng và hâm nóng toàn cầu thường bị xem nhẹ hoặc không quan trọng. Cơ bản sự sản xuất thịt đưa đến khí thải của ba loại khí chủ yếu liên hệ với hâm nóng toàn cầu: thán khí (CO2), khí mê-tan (CH4), và khí nitrous oxide (N2O), cũng như các loại khí tàn phá sinh thái khác như khí ammonia (NH3), đưa đến mưa axít, và khí hydrogen sulfide (H2S), đã được hàm ý trong sự tuyệt chủng hàng loạt.

Quả thật, theo lời của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, Đơn vị về Khí hậu Thay đổi, “Có một liên kết rất mạnh giữa thức ăn của con người và khí thải khí mê-tan từ ngành chăn nuôi.” Ấn loát Trình trạng của Thế giới của Quan sát Thế giới năm 2004 cụ thể hơn về việc liên kết giữa những thú vật được nuôi để lấy thịt và hâm nóng toàn cầu: “Sự thoát hơi, gia súc thoát hơi thải ra 16% số lượng khí mê-tan hàng năm của thế giới, một khí nhà kính rất mạnh.” Tương tự với ấn hành tháng 7 năm 2005 của Thế giới Vật lý học: “Những động vật chúng ta ăn, thải ra 21% của tất cả thán khí có thể được quy cho hoạt động của con người.” Ăn thịt và các sản phẩm động vật khác trực tiếp đóng góp vào kỹ nghệ không chịu trách nhiệm về môi sinh và ảnh hưởng tàn phá theo sau về môi trường, kể cả sự đe dọa thảm khốc của hâm nóng toàn cầu.

Trong khi thán khí là khí nhà kính nhiều nhất (và hiện tại là khoảng 35% nhiều hơn  mức khí quyển tiền công nghiệp), khí mê-tan 23 lần mạnh hơn (và khoảng 150% cao hơn mức khí quyển tiền công nghiệp), và khí nitrous oxide 296 lần mạnh hơn khác thương (và khoảng 20% cao hơn mức khí quyển tiền công nghiệp), so với thán khí khi nói về tiềm năng của hâm nóng toàn cầu.

Với ngành chăn nuôi thải ra một số lượng khí mê-tan lớn như vậy và cho rằng khí mê-tan làm thoái hóa khá nhanh trong khí quyển (trong khoảng 12 năm khi so sánh với hàng trăm năm hoặc thậm chí hàng ngàn năm cho thán khí), một mức giảm mạnh trong việc tiêu thụ động vật, và do đó tiếp theo việc sản xuất và tái sản xuất gia súc, sẽ giảm hâm nóng toàn cầu có khả năng “đánh xoáy khỏi sự kiểm soát” trong thời gian ngắn hạn cần thiết. Nhà báo chuyên mục Nicholas Kristof của Thời báo Nữu Ước viết: “Nếu chúng ta biết được rằng Al Qaeda đang bí mật phát minh một phương pháp khủng bố mới, có thể phá vỡ các nguồn nước vòng quanh địa cầu, buộc hàng vạn triệu người phải di tản và có khả năng gây nguy hiểm toàn bộ địa cầu, chúng ta sẽ bị khuấy động trong sự cuống cuồn và triển khai mọi tài sản có thể được để làm mất tác dụng sự đe dọa đó. Nhưng điều đó chính xác là sự đe dọa chúng ta đang tự tạo cho mình, với khí nhà kính của mình.”

Thay đổi từ Thức ăn Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ sang dinh dưỡng chay hoặc, nhưng tốt hơn là nên ăn thuần chay, theo lời các nhà địa vật lý Gidon Eshel và Pamela Martin tại Đại học Chicago, hãy làm nhiều hơn để chống hâm nóng toàn cầu hơn là chuyển đổi từ một xe hơi hiệu Hummer chạy bằng xăng sang xe hơi hiệu Camry hoặc từ xe hơi hiệu Camry sang xe hơi hiệu Prius. Chuyển đổi khỏi xe hiệu SUVs, lối sống SUV, và dinh dưỡng kiểu SUV, sang những thay thế tiết kiệm năng lượng, sự sống quả quyết, là điều thiết yếu để chống hâm nóng toàn cầu. Sự bền vững của địa cầu và hạnh phúc của nhân loại tùy thuộc vô cùng lớn trên việc chuyển đổi sang dinh dưỡng bằng thực vật. Một cách dễ dàng và hữu hiệu để chống hâm nóng toàn cầu mỗi ngày là với dao nĩa của chúng ta! Nếu chúng ta không làm, “hình phạt trì hoãn” sẽ rất đau đớn. “Điều đó tuyệt vời thế nào,” Anne Frank đã viết trong nhật ký của cô, “rằng không ai cần chờ một khoảnh khắc nào trước khi bắt đầu cải tiến thế giới.”

Điều đó ngày càng rõ rệt rằng loại bỏ, hoặc ít nhất giảm mạnh, sự sản xuất và tiêu thụ thịt và các sản phẩm động vật khác là cấp bách hầu giúp giảm hâm nóng toàn cầu và những đe dọa môi sinh nghiêm trọng khác, cộng vào việc lợi ích sức khỏe thể chất, tâm thần, và tâm linh của con người.

Mark Twain có lần đã châm biếm rằng “Mọi người nói về thời tiết, nhưng không ai từng làm bất cứ gì về điều đó.” Bây giờ chúng ta có thể.

---------------------------------------------
Tiến sĩ Dan Brook là một nhà văn, diễn giả, nhà hoạt động, và giáo sư môn xã hội học tại Đại học Tiểu bang San Jose. Ông cũng bảo quản Eco-Eating tại www.brook.com/veg, Vegetarian Mitzvah tại www.brook.com/jveg, Không Hút Thuốc? tại www.brook.com/smoke, và hoan nghênh tất cả ý kiến qua Brook@california.com.

Tiến sĩ Richard H. Schwartz là tác giả của Do Thái giáo và Trường chay, Do Thái giáo và Sự sinh tồn Toàn cầu, và hơn 150 bài viết có tại www.JewishVeg.com/schwartz. Ông là chủ tịch của Hội Ăn chay Do Thái Giáo Bắc Mỹ (JVNA) tại www.JewishVeg.com, Điều hợp viên của Hội Ăn chay Đạo đức và Tôn giáo (SERV) tại www.serv-online.org, và hoan nghênh tất cả ý kiến qua President@JewishVeg.com.