Bảo tồn rừng mưa để bảo vệ địa cầu bằng cách ăn chay  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Bảo tồn rừng mưa để bảo vệ địa cầu bằng cách  ăn chay

Do Ban Báo chí Vienna (nguyên văn tiếng Anh)

Rừng mưa Ba Tây trong bang Mato Grosso tạo thành một mái che quý báu và là môi trường sống thiên nhiên của rất nhiều chủng loại thú vật và thực vật, hiện đang bị nguy cơ khẩn cấp. Từ năm 2001 đến năm 2004, hơn 1 triệu (1,334.369) mẫu tây rừng mưa đã mất đi.

Theo một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu từ Ðại học Maryland, thì thủ phạm chính của nạn phá rừng là việc chăn nuôi gia súc. Nhà văn khoa học Hoa Kỳ Jeremy Rifkin cho biết, kể từ thập niên 1980, khi mỗi cái bánh mì thịt bơ-gơ được tiêu thụ tại Hoa Kỳ, thì 6 mét vuông rừng mưa đã bị chuyển sang đồng cỏ. Trong khi hầu hết cây cối bị đốn để tạo đồng cỏ, rừng mưa cũng bị hủy diệt để sản xuất đậu nành, xuất khẩu làm thức ăn cho bò tại Âu châu.

Theo những dữ kiện cung cấp từ Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, sự phát quang rừng để làm đồng cỏ và đồng ruộng tạo nên 5.291 triệu cân Anh thán khí mỗi năm, một trong những chất hơi độc hại nhất của nhà kính. Tại Ba Tây và Bolivia, có dự đoán rằng gần 7 triệu rưỡi mẫu tây rừng sẽ bị mất vào năm 2010.

Một phần ba những vùng không đóng băng trên thế giới hiện là đồng cỏ nuôi gia súc, trong khi 33% đất trồng trọt được sử dụng để trồng thực phẩm cho thú vật. Chăn nuôi gia súc là cách rất kém hiệu quả để nuôi dân số đang gia tăng của địa cầu: Ðể sản xuất 127.868 triệu cân Anh thịt mỗi năm, 169.756 triệu cân Anh thực phẩm hàng năm phải được dùng để nuôi gia súc.

41.888 triệu cân Anh thực phẩm bị lãng phí theo cách này thay vì vậy có thể nuôi sống hàng triệu người, và hàng triệu thú vật sẽ được cứu mạng!

Theo một nghiên cứu khác, đất rừng khai quang đóng góp phần lớn cho hiện tượng hâm nóng toàn cầu, tăng nhiệt độ lên đến 3 độ Fahrenheit. Ðất trồng trọt có khuynh hướng hâm nóng môi trường, và tiếp theo là đồng cỏ. Ngược lại, rừng mưa bốc hơi nước qua lá và rễ cây, tạo thành hiệu quả điều hòa không khí thiên nhiên. Những lá phổi xanh này của địa cầu cũng hấp thu nhiều thán khí và "thở ra" dưỡng khí. Thí dụ như, rừng mưa Amazon sản xuất hơn 20% tổng số dưỡng khí của địa cầu.

Những khám phá này cho thấy rõ rằng để ngăn ngừa hiện tượng hâm nóng toàn cầu và kết quả thay đổi khí hậu, ăn chay là một trong những cách hữu hiệu nhất. Ngoài ra, nó còn cứu mạng sống nữa! 

Nguồn:
http://www.zeit.de/2007/04/Kuh?page=all (German)
http://www.newsdesk.umd.edu/mail/send.cfm?articleID=1323
http://earthobservatory.nasa.gov/Newsroom/NewImages/images.php3?img_id=17404
http://news.mongabay.com/2006/0919-amazon.html

Ðọc thêm:
Jeremy Rifkin: Vượt khỏi miếng thịt bò: Sự thăng trầm của công nghệ nuôi gia súc.
Frances Moore Lappe: Phép ăn uống cho một hành tinh nhỏ.