Giới thiệu Dinh dưỡng Thân thiện Khí hậu: Phỏng vấn Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 35 MB )

Mừng quý vị đến với mục Sống Vui Sống Khỏe trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Ngày nay nhu cầu khẩn cấp để đảo ngược thay đổi khí hậu được nhận biết rộng rãi khắp thế giới, và nhiều người đã nhận thức rằng hành động cá nhân hữu hiệu nhất và tức khắc nhất là áp dụng ăn chay bổ dưỡng, nghĩa là dinh dưỡng không có thịt động vật.

Nghiên cứu về sự liên hệ giữa dinh dưỡng thực vật và môi trường bền vững được đã mở ra một biên giới mới cho nghiên cứu khoa học và đưa ra những thức ăn mới trong đời sống hàng ngày. Trên Sống Vui Sống Khỏe hôm nay, chúng ta nói chuyện với Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama, một khoa học gia lỗi lạc từ Viện Kỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển.

Gần đây một nhà nghiên cứu và người dẫn đầu dự án tại Nhóm Bảo vệ Năng lượng và Môi sinh/FOI, ở Stockholm, Tiến sĩ Carlsson-Kanyama còn làm việc với cương vị một phụ tá giáo sư tại Khoa Công nghệ Sinh thái học.

Bà lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Lund và đã viết vô số văn bản về những ảnh hưởng môi sinh do sự tiêu thụ và mô hình sản xuất của loài người.

Chúng ta hãy gặp Tiến sĩ Carlsson-Kanyama.

SupremeMasterTV: Bà có nói về nguồn gốc của khí nhà kính là khí methane và còn là thán khí.

Annika: Khí nitrous oxide; chúng tôi thêm nó vào khi nitrous oxide được dùng trong cách sản xuất phân bón nitrogen, ứng dụng chúng và chăm sóc cho phân bón.

Cho nên khi người ta có gia súc, heo hay bất cứ gì, họ phải thêm khí thải nitrous oxide vào đó nữa.

Annika: Chúng độc hơn rất nhiều, nếu nhìn vào tương lai 100 năm. Khí nitrous oxide gần như độc hơn thán khí đến 300 lần, trong khi tôi nghĩ khí methane độc hơn khoảng 50 hay 60 lần. Cho nên thật ra có một khác biệt thật lớn.

Hai loại khí này đã gây ra rất nhiều hâm nóng toàn cầu rồi. Và chúng liên quan rất mật thiết đến lãnh vực nông nghiệp và đến kỹ nghệ chân nuôi, thật vậy.

Tôi có thể đề cập đến một nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương vào cuối năm 2006, trong đó họ nói rằng 18% khí thải nhà kính toàn cầu bị thải ra từ kỹ nghệ chăn nuôi.

Chỗ đó còn nhiều hơn tất cả số xe trên thế giới cộng lại, và phần lớn 18% số đó là nitrous oxide và khí thải methane, thật vậy.

Vì thế đó là một vấn đề lớn. Và tôi cũng nghĩ rằng trong các thảo luận công chúng về người tiêu thụ có thể làm dịu thay đổi khí hậu ra sao, mình có thể lái xe ít đi, có thể dùng bóng đèn hữu hiệu năng lượng, nhưng ăn ít thịt hoặc ít thức ăn gây ô nhiễm rất nhiều khi nói đến khí thải nhà kính lại ít khi được nói đến.

Và đó là điều rất quan trọng, ít nhất để nâng cao ý thức trong người tiêu thụ về việc này.
 
SupremeMasterTV: Bà có thể dẫn dắt chúng tôi qua chu kỳ của khí thải thán khí khi dùng thịt bò, thay vì dùng rau cải, một dinh dưỡng dùng đậu.
 
Annika: Trước tiên, nếu mình bắt đầu với đậu, chu kỳ sống bằng đậu bắt đầu với cách trồng đậu ở đâu đó trên một cánh đồng. Một máy kéo sẽ cày cánh đồng lên, nhổ cỏ, gặt hái và v.v..., ở đó có khí thải thán khí vì có dầu diesel dùng trong máy kéo.

Chúng ta luôn tính toán chỗ đi vào, chỗ thải ra từ sự sản xuất phân bón, nếu có; sau đó có sự chuyên chở, sấy khô, đóng gói, rồi bán lẻ, rồi lại có sự chuyên chở nữa.

Đậu này được mang về nhà, và nấu. Sẽ có lò điện hay lò ga được dùng, v.v... Và rồi mình có thể tiếp tục tính toán về rửa sạch nồi dơ nếu mình muốn.

Vì vậy đó là một chu kỳ sống rất đơn giản, thật thế. Nếu mình nhìn chu kỳ làm thịt, bất kỳ loại thịt nào, nó bắt đầu cùng một cách, bằng cách sản xuất đậu, thí dụ, đậu nành, và sản xuất những thứ như lúa mạch, lúa mì, bắp hay bất cứ gì.

Và những sản phẩm này được dùng làm thức ăn nuôi các thú vật trong chuồng, lò sát sinh, làm lạnh, đóng gói, bán lẻ rồi cuối cùng được nấu.

Cho nên chu kỳ làm thịt phức tạp hơn nhiều so với sản phẩm thức ăn chay vì trước tiên nó liên quan đến sản xuất sản phẩm chay để được đổi thành thức ăn cho thú vật. Và đó là một phần lý do nó ô nhiễm nhiều hơn khi chế tạo thịt bò, thịt heo hoặc thịt gà thay vì các sản phẩm thực vật.

Bởi vì đôi khi cần có 10 kí-lô thức ăn để sản xuất một kí-lô thịt bò, thí dụ vậy, cho nên có một số lượng thán khí rất lớn bị thải ra, số khí thải methane từ bao tử của các thú vật.

Và chúng ta có thể cộng lên những khí thải này và nó thành ra, thí dụ, cứ một kí-lô thịt bò so với một kí-lô đậu có thể có sự khác biệt với hệ số 40 khi nói đến sự thải ra của khí nhà kính cho mỗi kí-lô.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Khi Sống Vui Sống Khỏe trở lại, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc bàn thảo với Tiến sĩ Carlsson-Kanyama về dinh dưỡng của chúng ta ảnh hưởng môi trường ra sao. Quý vị đang xem Truyền Hình Vô Thượng Sư, kính mời tiếp tục theo dõi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hôm nay trong tiết mục Sống Vui Sống Khỏe Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama bàn về dinh dưỡng lành mạnh thân thiện với khí hậu. Một trong những bản tin đầu của bà, với tựa đề Thay đổi khí hậu và lựa chọn thức ăn, Làm thế nào các khí thải nhà kính từ sự tiêu thụ thức ăn có thể được giảm? rõ ràng xác minh rằng cách ăn chay, nghĩa là dinh dưỡng không có thịt, dựa trên nguồn thực phẩm nội hóa đưa ra một mức khí thải thấp nhất cho mức gia trị dinh dưỡng cao nhất.

Annika: Tôi rất hiếu kỳ để xem vấn đề về mô hình dinh dưỡng thân thiện môi sinh sẽ được đưa ra trong nghị sự chính sách.

SupremeMasterTV:  Nó thay đổi như thế nào ở Âu châu?

Annika: Nó đang thay đổi, thật vậy, bởi vì tôi nghĩ nó bắt đầu lộ ra cho chúng ta thấy ngày càng nhiều rằng thay đổi khí hậu có thể cuối cùng, nếu chúng ta không kiềm hãm khí thải, nó sẽ gây một thử thách cho xã hội mà chúng ta không thể giải quyết.

Ý tôi là, đề án hoặc tỉ dụ gần đây nhất từ IPCC cho thấy rằng nếu khí thải tiếp tục tăng, chúng ta có thể có nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn sáu độ vào cuối thế kỷ này.

Đó là một khác biệt lớn hơn thời đại sông băng vừa qua, trừ năm độ. Chúng ta không thể hình dung thế giới sẽ ra sao. Có một nguy hiểm là mực nước biển sẽ dâng cao vài mét trong thế kỷ này nếu sự việc tệ đi, và chúng ta không muốn chuyện đó xảy ra, tuyệt đối không muốn. Đó sẽ là một đại họa, mình không thể tưởng tượng làm sao để đối phó với nó.

Do đó chúng ta phải nhìn vào những nơi mới để làm dịu đi thay đổi khí hậu và chúng ta phải nhanh lẹ. Và mô hình dinh dưỡng là một bước quan trọng.

SupremeMasterTV: Vậy, xin bà có thể cho biết đôi chút về cách làm sao để giúp người ta thu xếp một dinh dưỡng thân thiện với khí hậu?

Annika: Tôi nghĩ khi mình có thể cho vài lời khuyên đơn giản và thiết thực cho người ta và đó là, trong dinh dưỡng thân thiện khí hậu, tránh thịt đỏ, thí dụ vậy. Như thế nếu mình chọn rau cải, chọn những thứ không được chuyên chở bằng máy bay, trái cây cũng vậy. Và tránh những thứ trồng trong nhà kính, nhà kính có máy sưởi vào mùa đông. Và tôi nghĩ lời khuyên quan trọng nhất là ăn thức ăn mình mang về nhà; đừng vứt bỏ, vì đó là một lãng phí tài nguyên. Tôi nghĩ nếu theo được lời khuyên đơn giản này, mình sẽ làm được rất nhiều.

Annika: Tôi nghĩ ngày nay rất khó cho người tiêu thụ quyết định. Nếu mình biết cách trồng trọt, mình biết rằng nếu thấy một trái dưa leo dài, xanh vào mùa đông ở Thụy Điển, tức là nó đã được trồng trong nhà kính vì nó phải có nhiệt độ 25˚C và rõ ràng nó không thể được trồng ở bên ngoài vào mùa đông tại Thụy Điển, và không thể tồn trữ nó. Chúng ta có các rau cải khác có thể tồn trữ qua mùa đông nếu chúng được trồng vào mùa hè, và chúng rất thân thiện với khí hậu.

Thí dụ, cà-rốt, khoai tây, củ hành hoặc boa-rô hay bất cứ gì. Đây là những rau cải mình có thể ăn quanh năm. Nếu chuyên chở đường xa, ngay cả băng đại dương, nếu dùng tàu để chở, thì rất thân thiện khí hậu. Không có nhiều khí thải lắm khi mang đi món gì đó bằng đường tàu từ Tân Tây Lan đến Thụy Điển hoặc Anh quốc.

Cho nên tôi nghĩ khá lắm, bởi vì nếu mình ăn những sản phẩm rau cải, mình có thể ăn thức ăn nhập cảng, nếu tránh những thứ chuyên chở bằng máy bay.

Đó là ý kiến của tôi. Dù sao, nó vẫn thân thiện với khí hậu hơn nhiều so với ăn thịt.

SupremeMasterTV:  Ở Thụy Điển sự việc xảy ra thế nào, với công việc làm của bà?

Annika: Từ 2007, đã có một thích thú lớn trong giới báo chí về loại công việc này. Tôi nghĩ đã đến lúc những người sản xuất phải có trách nhiệm để tuyên bố về dấu ấn thán khí hay bất cứ gì trong sản phẩm của họ.

 Bởi vì nếu đi vào bất cứ tiệm nào ở đây, hay bất cứ nơi nào, có hàng ngàn sản phẩm, như cô biết. Và nội dung thay đổi, và nguồn gốc của sản phẩm này thay đổi, cho nên chỉ có người sản xuất mới có thể thật sự cho biết về dấu ấn thán khí của nó.

Nó không phải là điều một nhà nghiên cứu hay một nhóm nghiên cứu có thể thực hiện được.
 
Annika: Nhưng tôi nghĩ đã đến lúc. Chính phủ Thụy Điển kêu gọi công nghệ thực phẩm đến họp vào lúc rất gần đây và nói: “Chúng tôi muốn quý vị làm một hệ thống dán nhãn thán khí cho các sản phẩm.” Cho nên tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng nó thật sự đang nằm trong nghị sự hiện nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cám ơn bà, Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama, về sự nghiên cứu tỉ mỉ của bà để nâng cao ý thức công chúng về tầm quan trọng của dinh dưỡng trường chay để cứu môi sinh. Mục Sống Vui Sống Khỏe trình chiếu mỗi thứ hai trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Cám ơn quý vị đã cùng theo dõi hôm nay. Và bây giờ, kính mời quý vị đón xem Khoa Học và Tâm Linh, phát hình kế tiếp ngay sau Tin Đáng Chú Ý. Mong mọi chúng sinh trên thế giới này chung sống trong hài hòa, tôn trọng và tình thương.