Quý khán giả cao quý, hoan nghênh quý vị đến Thế Giới Quanh Ta. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ viếng thăm mảnh đất nơi vị minh sư từ ái – Chúa Giê-su Kitô sống những ngày cuối cùng của đời người hy sinh cho nhân loại, theo như tín ngưỡng của Thiên Chúa Giáo. Nằm trong Thánh Địa thuộc Jerusalem, ngày nay được biết đến như Nhà Thờ Mộ Thánh Chúa hay Chính Thống Giáo Đông Phương, và Nhà thờ Phục Sinh.
Nhà Thờ Mộ Thánh Chúa được Hoàng đế Constantine xây dựng năm 333 sau khi mẹ ông là nữ hoàng Helena tìm thấy di tích thuộc Golgotha, nơi chúa Giê-su bị đóng đinh. Nhà thờ hiện thời là tác phẩm được trùng tu vào thế kỷ 12.
Ngày nay thánh địa được nhiều giáo hội Thiên Chúa Giáo quản lý, bao gồm Công Giáo La Mã, Giáo Hội Armenian, Chính Thống Hy Lạp, v.v... và được tôn sùng là một trong các di tích linh thiêng nhất Công Giáo. Nhà Thờ Mộ Thánh Chúa là kiến trúc nguy nga với nhiều bệ thờ và địa điểm được yêu thích. Phần quan trọng nhất của nhà thờ hiển nhiên là 5 chặng cuối trong 14 chặng đường Khổ Nạn, hay Con Đường Thập Tự lần theo các bước chân khổ lụy của Chúa Giê-su.
Nhìn từ bên ngoài, nhà thờ nổi lên với hai mái vòm; mái vòm lớn hơn che trên sảnh đường hình cung nơi Chúa Giê-su được chôn cất, mái vòm nhỏ hơn che trên Catholicon Hall. Bên ngoài nhà thờ là cái sân nhỏ.
Vào Tuần Thánh, tuần trước Lễ Phục Sinh mừng việc Đức Chúa thăng thiên, 1 lễ hội rửa chân cổ truyền được tổ chức ở đây tưởng niệm sự kiện Chúa Giê-su đã từ ái rửa chân các môn đồ. Buổi lễ đơn giản này thể hiện tinh thần khiêm nhường, phụng sự của một vĩ nhân. Như Chúa Giê-su đã nói:
XƯỚNG NGÔN VIÊN: “Các ngươi gọi Ta là ‘Thầy,’ là ‘Chúa,’ các ngươi gọi đúng lắm, vì Ta thật như vậy. Thế thì nếu Ta là Chúa, là Thầy mà đã rửa chân cho các ngươi; các ngươi cũng hãy rửa chân cho nhau. Vì Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như Ta đã làm. Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, tôi tớ không lớn hơn chủ, tôi tớ không lớn hơn chủ, sử giả không lớn hơn người sai phái.”