Ăn thuần chay có nghĩa là không chỉ không ăn mọi loại thịt thú vật, như thế không ăn thịt đỏ, thịt trắng, và cá, mà còn không dùng sản phẩm có thành phần động vật. Người thuần chay không uống sữa, hay ăn trứng, mà còn không dùng sản phẩm bắt nguồn từ sữa và trứng. Do vậy, người thuần chay không ăn phó-mát. Như vậy, nói tóm lại, người ăn chay không ăn bất cứ loại thịt động vật nào và người thuần chay không ăn sản phẩm có động vật.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chào mừng khán giả đáng kính đến tiết mục Sống Vui Sống Khỏe hôm nay nói về y sĩ người Pháp Jérôme Bernard-Pellet, sẽ bàn thảo lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn của dinh dưỡng bằng thực vật.
Bác sĩ Bernard-Pellet ăn trường chay lúc được 15 tuổi và thuần chay lúc 30 tuổi, tìm thấy qua nghiên cứu về dinh dưỡng rằng tiêu thụ sản phẩm động vật rất bất lợi cho việc duy trì sức khỏe tốt. Năm 2008, bác sĩ Bernard-Pellet và một nhóm y sĩ và chuyên gia dinh dưỡng người Pháp khác thành lập một tổ chức phi lợi nhuận Hội Chuyên gia Sức khỏe cho Dinh dưỡng Có Trách nhiệm (APSARES), tìm cách nâng cao sức khỏe công chúng bằng cách phát huy lối sống trường chay và thuần chay.
Lúc phỏng vấn, chúng tôi hỏi bác sĩ Bernard-Pellet làm sao lối ăn thuần chay có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tình trạng bệnh kinh niên thường có.
Bernard-Pellet: Vâng, có nhiều lợi ích trong việc ăn trường chay, hay tốt hơn, thuần chay. Lợi ích chính yếu là về tim mạch. Nếu ăn trường chay, quý vị ít có nguy cơ phát triển bệnh nhồi máu cơ tim (bị nghẽn tim) hoặc những bệnh tương tự như là bệnh động mạch vành tim.
Nhưng lợi điểm của việc ăn chay không giới hạn với bệnh tim mạch. Từ quan điểm dinh dưỡng, thuần chay vô cùng mạnh trong việc giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư, nhất là ung thư ruột và ung thư tuyến tiền liệt.
Đó còn là một cách rất tốt để chống bệnh béo phì. Chúng ta đã phát hiện rằng người ăn chay ít bị chứng béo phì hơn nhiều so với người ăn tạp.