PHIM VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
 
Vai trò quan trọng của băng đá Bắc Băng Dương:Phỏng vấn Tiến sĩ Ted Scambos & Mark Serreze    Phần 3
Phần 1 ( 37 MB )
Phần 2 ( 46 MB )
Phần 3 ( 38 MB )


XƯỚNG NGÔN VIÊN: Vào ngày 28 tháng 2, tảng băng Wilkins của Nam Cực lớn khoảng 406 cây số vuông rơi xuống biển, được đăng tin hàng đầu khắp thế giới. Sự khám phá đáng lo ngại này là do Tiến sĩ Ted Scambos đưa ra từ hình ảnh vệ tinh.

Tiến sĩ Scambos là gia khoa học nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Tài liệu Băng tuyết Hoa Kỳ (NSIDC) của Đại học Colorado ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ Mark Serreze còn là khoa học gia nghiên cứu cao cấp tại NSIDC và  là nhân viên tại Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi sinh (CIRES). Ông là thành viên của Hiệp hội Địa lý Hoa Kỳ và Hội Khí tượng Hoa Kỳ. Tiến sĩ Serreze đã xuất bản vô số bản tin về khám phá của ông với vùng nước biển đóng băng co rút của Bắc Cực.

Hiện nay, ông đang ước lượng nguyên nhân sự co rút của băng đá biển Bắc Cực. Trong mục Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay, Tiến sĩ Scambos và Serreze chia sẻ kiến thức chuyên môn của họ trong cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng ta hãy cùng nghe Tiến sĩ Serreze về cuộc nghiên cứu của ông trong khoa học sông băng, địa cực và những hệ quả từ khám phá của họ về băng đá Bắc Cực tan chảy trên phương diện thay đổi khí hậu.

SupremeMasterTV: Câu hỏi đầu tiên của tôi là tại sao băng đá biển Bắc Cực quá quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái của địa cầu?

Tiến sĩ Serreze: Khi nghĩ về Bắc Cực, chúng ta có thể nghĩ về nó như một tủ lạnh của hệ thống khí hậu ở Bắc Bán Cầu. Ngày nay, dĩ nhiên, một phần của tủ lạnh đó chỉ tọa lạc rất xa về phía bắc, như vậy tia nắng sẽ không chiếu sáng trực tiếp như ở miền xích đạo.

Nhưng một phần lớn khác đây là sự hiện hữu của vùng nước biển đóng băng. Nó phản chiếu, nên phần lớn năng lượng mặt trời chạm vào mặt băng đá đó, sẽ bị phản chiếu trở lại không gian, và duy trì độ lạnh của Bắc Cực. Nhưng chúng ta đang làm ấm hệ thống đó, và điều bắt đầu xảy ra là, chúng ta bị mất băng đá phản chiếu đó.

Chúng ta đang thay đổi bản chất của tủ lạnh Bắc Cực. Vấn đề là, mọi thứ trong hệ thống khí hậu được gắn liền với nhau. Cuối cùng những gì xảy ra tại Bắc Cực ảnh hưởng những gì xảy ra dưới đây. Tôi đang nói về thí dụ ở trung vĩ tuyến như ở Hoa Kỳ.

SupremeMasterTV: Khi nghĩ đến việc mất băng đá ở Bắc Cực, ông thấy ảnh hưởng lớn nhất là gì?

Tiến sĩ Serreze: Khi nghĩ về việc mất băng đá Bắc Cực, chúng tôi nghĩ về hai thành phần của băng đá. Một trong hai thành phần đó là lớp đá bị giữ lại trong dải băng, và chúng ta đang nói chuyện về Greenland. Bây giờ khi băng đá ở Greenland bắt đầu chảy, điều đó sẽ ảnh hưởng mực nước biển và có một bằng chứng mạnh mẽ rằng điều đó thật sự hiện đang xảy ra. Thành phần kia của cái chúng tôi gọi là phạm vi nước ở Bắc Cực, là băng đá.

SupremeMasterTV: Tôi hiểu.

Tiến sĩ Serreze: Giờ, sự tan chảy băng đá biển và sự mất đi lớp băng đá biển không có ảnh hưởng đến mực nước biển. Vì lớp băng đó đã nổi sẵn rồi, nó rất khác với Greenland. Tuy nhiên, điều chúng ta đang bàn là sự mất mát một vùng mặt băng đá trắng xóa rất lớn này.

Albedo là hệ số phản chiếu của một bề mặt. Tuyết và đá, nếu có thể thấy, có hệ số phản chiếu cao, và khi bị mất vùng nước biển đóng băng đó, hệ số phản chiếu bị giảm, khiến cho mặt băng đá đó tối hơn, vậy thì nó sẽ hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn, Bắc Cực sẽ nóng lên.

Nhưng mọi thứ đều liên hệ với nhau, nên nếu thay đổi vùng nước biển đóng băng Bắc Cực, chúng ta thay đổi mô hình hung nóng, và sự lưu chuyển khí quyển phản ứng những thay đổi trong sự hung nóng. Cho nên lý lẽ là, khi bị mất vùng nước biển đóng băng, bắt đầu có những ảnh hưởng như mô hình thời tiết, mô hình góp phần bên ngoài Bắc Cực. Đôi khi chúng ta nghĩ đến Bắc Cực như một nơi rất xa xôi, những gì xảy ra ở đó không quan trọng, nhưng chúng ta bắt đầu tìm hiểu được rằng điều đó thật sự có tầm quan trọng.

SupremeMasterTV: Đây là lý do họ nói về sự phản hồi và sự việc như thế, tức là nó đi trong một vòng tròn, như vòng xoáy xuôi.

Tiến sĩ Serreze: Đúng vậy, đây là toàn bộ khái niệm của sự phản hồi. Ngay cả trong những mô hình tuần hoàn khí hậu ban đầu cho chúng ta biết rằng khi chúng ta bắt đầu tăng sự cô đọng khí thải nhà kính, chính ở Bắc Cực là nơi chúng ta sẽ thấy những thay đổi trước tiên, và chính ở Bắc Cực là nơi những thay đổi đó sẽ được thấy rõ ràng gấp đôi, và một phần lớn của độ nhạy đó là do các quá trình phản hồi này.

Ý tưởng là một khi chạm vào hệ thống với thứ gì đó, ảnh hưởng của nó bắt đầu như hòn tuyết, và phản hồi quan trọng nhất ở Bắc Cực có liên quan với thay đổi hệ số phản chiếu này, nhất là có liên quan với vùng nước biển đóng băng. Chúng ta hâm nóng khí hậu một chút qua việc thải ra khí nhà kính vào môi trường, làm tan chảy vài vùng nước biển đóng băng và tuyết phản chiếu cao này, nghĩa là nhiều năng lượng mặt trời hơn sẽ được hấp thụ, và kết quả Bắc Cực trở nên ấm hơn, đó có nghĩa là thêm nhiều tuyết và vùng nước biển đóng băng chảy ra, Bắc Cực thậm chí trở nên càng ấm hơn, nên đó là sự phản hồi, một quá trình tự nó trưởng dưỡng nó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Ted Scambos chuyên môn nghiên cứu về sông băng của Nam Cực. Ông là người đầu tiên khám phá sự sụp đổ của tảng băng Wilkins ở Nam Cực qua hình ảnh vệ tinh, và dẫn đầu một nhóm khoa học gia quốc tế để tìm hiểu vùng này. Tiến sĩ Scambos là người góp phần cho bản tường trình Thay đổi Khí hậu năm 2007: Nền tảng Khoa học Tự nhiên cho Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu đoạt giải Nobel Hòa bình của Liên Hiệp Quốc (IPCC). Ông chia sẻ kiến thức về vai trò quan trọng của băng đá ở vùng địa cực trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Tiến sĩ Scambos: Một thành phần duy nhất khác hơi khác biệt là lỗ thủng ôzône ở Nam Cực, cũng do sinh hoạt của loài người gây ra, nhưng sự kiện chính vào năm 2002, tôi nghĩ, thật sự là điểm ngoặt. Đó là một hình tượng để nói rằng địa cầu đang thay đổi do sự hâm nóng, mảng băng đá màu xanh đang bị đổ nát, chảy thành dòng qua đại dương. Điều đó trở nên một hình tượng, được dùng hàng trăm lần trên báo chí, sách vở, bài viết tạp chí.

SupremeMasterTV: Đã có các tảng băng vụn vỡ lớn hơn như vậy rất nhiều, tuy nhiên trong quá khứ, năm 1955 hay gì đó, tôi nghĩ vậy.

Tiến sĩ Scambos: Vào năm 1955, có một núi băng trôi được trông thấy và cho là lớn hơn núi băng trôi lớn nhất trong bản đồ ngày nay. Tôi đã xem câu chuyện trong báo đó và tôi nhìn vào vài tảng băng. Điều đó bình thường, và Nam Cực đã từng xảy ra như thế hàng triệu năm nay.

Điều không bình thường là trông thấy những ao nước tan chảy trên bề mặt, không có băng đá phía trước thềm tảng băng, và một đổ bể bất ngờ, không phải một miếng lớn, mà là bị vụn vỡ, bị hủy hoại, hoàn toàn nổ tung ra trong vòng chỉ vài tuần. Điều khác nữa là tảng băng không được hồi phục. Không có băng đá mọc lại, không có tảng băng mới bắt đầu đẩy ra sau hậu quả từ những sự kiện xảy ra này.

SupremeMasterTV: Quý vị có thấy sự đe dọa trước mắt về tảng băng hiện nay ông đang theo dõi không? Tảng băng Larsen A đã rơi xuống, phải không? Và Larsen B đã rơi xuống gần đây, phải không? Chúng ta đang xem tảng C?

Tiến sĩ Scambos: Phải, có tảng băng C, và hiện có các kế hoạch viếng nơi đó, như một phần của Năm Địa Cực Quốc Tế. Có hai nỗ lực chủ yếu, một là từ Anh quốc, và một nỗ lực chung giữa Chí Lợi và Hoa Kỳ viếng Larsen C và thiết lập những khuôn khổ, để rồi chúng ta biết điều đó ra sao trước khi nó thật sự bắt đầu bị đẩy lui vì lý do hâm nóng toàn cầu.

Chúng tôi nghĩ rằng cách duy nhất mình bị mất tảng băng một phần là do hâm nóng toàn cầu, nhưng cách duy nhất bị mất là qua quá trình tảng băng nổi bị vỡ và bề mặt băng đá tan chảy rất chậm. Mình phải chờ cho hơi ấm đạt đến điểm mà từ ở dưới đáy nó tan chảy vì nước biển, và từ trên đỉnh nó tan chảy bởi không khí, cả hai điều này kết hợp lại để làm mỏng tảng băng đến số không.

Nhưng chúng ta không hề dự đoán rằng sẽ có quá trình rạn nứt xảy ra rất nhanh khi mình có phần trên băng đá sũng ướt nước, thật sự nước làm cho tảng băng bị bể tung. Không phải sức nóng của đá, đây là điều những người ở miền bắc rất quen thuộc, rằng đá có thể bị tách ra do một luồng nước mạnh chảy vào đường nứt. Tôi hiểu. Nó không hẳn cùng một quá trình. (Vâng.)

Nếu mình có một cột nước cao, sẽ có khá nhiều sức ép ở dưới đáy. Vì băng đá ít dày đặc hơn nước hoặc băng trôi trên nước, bằng đá không có cùng một sức ép, không dày đặc như vậy. Cho nên, ở dưới đáy của khe nứt, nó bắt đầu chứa đầy nước, bởi vì không có nước ở trên mặt. Ở dưới đáy của khe nứt, mình có một điểm mà sức ép rất cao, đến nỗi chỉ trọng lượng của nước nặng bên trong lớp nước đá nhẹ hơn là đủ để làm nứt qua lớp nước đá và đẩy nó tận xuống dưới đáy. Đó là một điều mà người ta đã từng bàn đến về sông băng nhưng chưa bao giờ, chưa ai từng nghĩ rằng điều này có thể xảy ra ở mức độ lớn như vậy và quá bất ngờ trên tảng băng. Hiện giờ, đó vẫn là mô hình tốt nhất.

Có vài điều khác nữa, người ta đã bàn về việc các đại dương ngày càng ấm hơn, làm mỏng lớp đá từ bên dưới ra sao, cách tảng băng vì bị mỏng đi, bắt đầu bị mất sự tiếp xúc với bờ biển, bắt đầu bị tách rời ra khỏi bờ biển. Nhưng khi nói về những gì xảy ra vào tháng 3 năm 2002 và trước đó năm 1995 với tảng Larsen A, nhất định có liên hệ với vết nứt trong băng đá rất bất bất ngờ trong một mùa hè nóng. Do đó, nếu thật sự có một mùa hè nóng từ bây giờ đến năm 2020, chúng ta có thể thấy tảng Larsen C cũng sẽ bị y như thế.

Tiến sĩ Scambos: Điều chúng ta thấy là, các tảng băng là kim chỉ nam tốt của thay đổi khí hậu vì chúng phản ứng không chỉ với nhiệt độ không khí trên bề mặt, nơi dải băng còn lại cũng phản ứng, mà còn làm ấm đáy biển. Nó bắt đầu vi chỉnh chúng ở bên dưới, cho nên chúng phản ứng rất nhanh. Tin không hay là những tảng băng này đều được bồi dưỡng bởi các sông băng chảy ra từ dải băng lớn.

Khi làm vỡ các tảng băng, lấy chúng đi, tất cả những sông băng đó gia tốc rất nhanh, chảy vào đại dương, làm vỡ rất nhanh và đổ băng đá ở trên lục địa ra ngoài đại dương.

Đây là một trường hợp khác mà các nhà băng tuyết học rất ngạc nhiên, vượt xa sự hình dung lạ nhất của họ về tốc độ nhanh hệ thống đó có thể phản ứng. Chúng ta đi từ bốn sông băng đã bồi dưỡng Larsen B đang chảy ở tốc độ khoảng một mét mỗi ngày, đến bồi dưỡng nó với tốc độ 6 đến 8 mét mỗi ngày, trong thời gian một năm, một năm rưỡi, sau khi tảng băng Larsen B bị mất.

Nếu điều đó xảy ra nơi khác tại Nam Cực, khi có sông băng thậm chí lớn hơn, chúng ta sẽ thấy bước nhảy rất bất ngờ trong tốc độ mực nước biển tăng.

Tiến sĩ Scambos: Điều rõ ràng rằng đại dương ấm lên dọc theo bờ biển phía nam Greenland và cũng ở phía tây của Greenland phần đất gần với Gia Nã Đại, sông băng đang phản ứng rất nhanh; chúng đặc biệt phản ứng với sự tan chảy trên bề mặt và với đại dương ấm lên.

Sự khởi động hiện ra ở Greenland có vẻ như là đại dương đang ấm hơn, rồi sự tan chảy trên bề mặt có vẻ gia tốc nước chảy vào đại dương từ những điều bị khởi động do đại dương ấm hơn. Ở Nam Cực hiện nay, trong bán đảo, dường như là nhiệt độ không khí đang dẫn đầu, nhưng các nơi khác tại Nam Cực, nhiệt độ đại dương đang tăng dần ở dưới sâu, vì mặt nước biển ở Nam Cực và bề mặt băng đá ở Nam Cực vẫn còn khá lạnh. Nhưng bên dưới lớp nước lạnh đó, nước ấm hơn từ các nơi khác trên thế giới, từ những nơi ôn hòa của thế giới đang chảy vào, và nếu có một lớp băng đá rất sâu tiếp xúc với nước biển, nó đang bị tan chảy và vụn vỡ, và đang tăng tốc tan chảy, mặc dù cho đến nay Nam Cực vẫn còn khá lạnh.

Cho nên, ở hai địa cực, bất cứ ai làm việc với khoa học địa cực, không ai có nghi vấn về liệu chúng ta có bị vấn đề hay không, một thế giới đang bị ấm, vì chúng tôi thấy nó trong địa hạt chúng tôi mỗi năm.

Tiến sĩ Scambos: Hiện nay, năm 2008, chúng ta vừa thấy rõ từ những điều được xem là “tiếng ồn” trong hệ thống khí hậu, một đợt nóng và một đợt rét. Một cách kiên định, chúng ta đang gần nhiệt độ nóng nhất mình chưa hề nghe, chưa hề thấy, chưa hề ghi lại, trong 10 hoặc 15 năm qua đã là những năm nóng nhất của 150 năm nay.

Cứ nhiều lần chúng ta ngày càng gần với kỷ lục đó. Chúng ta hiện đang thấy rõ ràng từ bất cứ gì giống như “tiếng ồn” trong hệ thống khí hậu để thật sự thấy những ảnh hưởng toàn cầu và tình trạng khí hậu ấm hơn lâu dài.

SupremeMasterTV: Ông có nghĩ trong 5 hoặc 6 năm qua, ông đã trở nên càng ngày càng tin chắc rằng đó là do hâm nóng toàn cầu và không thể là điều gì khác?

Khách: Tôi khá tin tưởng điều đó vào cuối thập niên 1990. Tôi nghĩ kết quả từ hai cột đá rất quan trọng và rất nổi tiếng ở Greenland, được cung cấp bằng chứng đầy thuyết phục rằng vào giai đoạn này bầu khí quyển rất khác xa so với bầu khí quyển địa cầu đã từng có trong 100.000 năm qua. Chiều hướng ấm lên mà chúng tôi đã thấy ở Bắc Cực đã bắt đầu vào năm 1975.

Khách: Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng không ai tranh luận rằng nếu khí thải nhà kính có thể làm ấm địa cầu. Chúng ta biết đó là cách địa cầu này làm việc. Chúng ta biết đó là cách Kim Tinh làm việc. Nó nóng đỏ trên bề mặt vì có khí nhà kính. Do đó Hỏa Tinh trải qua sự thay đổi khí hậu vì môi trường ở đó gần như đều là khí nhà kính, gần như đều là thán khí. Và chúng ta biết rằng giai đoạn ấm và lạnh trên địa cầu đang bị khuếch đại bởi những gì xảy ra cho bầu khí quyển dù thán khí có tăng hay giảm hoặc khí mê-tan tăng hay giảm trong môi trường.

Không ai trong thế giới hàn lâm, dù ở bên nào của cuộc tranh luận bàn cãi những ý tưởng trên. Câu hỏi duy nhất là: Có thể nào 2 watts mỗi mét vuông thật sự thay đổi khí hậu theo cách chúng ta đã thấy nó thay đổi cho đến nay và liệu thêm 200 pmm thán khí, thí dụ vậy, sẽ thay đổi khí hậu lên đến 5°C hoặc 4°C không, hoặc bất cứ đề án nào cho cuối thế kỷ này.

Tiến sĩ Scambos: Có rất nhiều sự phản hồi trong hệ thống. Địa cầu trở nên được cân bằng, đó thật sự là những thúc đẩy nhỏ khá bất ổn trong một đường hướng, nhất là trong vùng địa cực, dẫn đến những thay đổi rất lớn trong lớp đá tuyết bao phủ khắp thế giới.

Và điều đó đưa đến việc khuếch đại sự hâm nóng. Một khi đẩy lùi một vùng như Bắc Băng Dương, thì quý vị bắt đầu làm ấm Đại Băng Dương. Hơi nóng được giữ lại qua mùa đông. Rất khó để băng đá trở nên rất dày và vì thế nó rất dễ bị tan chảy trở lại vào mùa hè tới, rồi mình bị đi vào vòng hồi tiếp này.


                                            
(Hình ảnh của - nasa.gov )
Bây giờ có tin tốt là nếu chúng ta từng chế ngự khí nhà kính trong bầu khí quyển, và xoay ngược nó, và bắt đầu làm lạnh địa cầu hoặc ổn định địa cầu ở một khí hậu nào đó, và sự hồi tiếp hoàn ngược cũng diễn ra khá nhanh.

Nếu có một đại dương lạnh, nếu có một bầu khí quyển lạnh, lớp tuyết đá có thể vẫn còn qua mùa hè. Sau đó mình lại bắt đầu tái tạo chỏm băng Bắc Cực. Sẽ mất thêm chút thời gian lâu hơn để những thứ như dải băng phản ứng.

SupremeMasterTV: Tôi có đọc nhiều bản tin khác nhau về hàng triệu năm về trước, khi lục địa nằm ở những vị trí khác nhau, và chúng ta cũng không có chỏm băng địa cực vào một lúc nào đó và có một thời gian ấm lên và lạnh xuống do sự thay đổi mặt trời hoặc do quỹ đạo. Tại sao bây giờ rất khẩn trương rằng vấn đề hâm nóng toàn cầu hoặc khí nhà kính đã trở nên một nhân tố lớn như thế?

Tiến sĩ Serreze: Chúng ta chắc chắn biết rằng khí hậu địa cầu đã thay đổi rất mãnh liệt qua nhiều thời điểm khác nhau. Thí dụ như kỷ băng hà của quá khứ, hãy nhìn vào hai triệu năm trước.

Chúng ta biết việc gì gây ra điều đó, nên nếu chúng ta liên kết với những thay đổi trong quỹ đạo của địa cầu đối với mặt trời, những điều này gọi là “Động lực Malenkovic.” Điều động lực này làm là, thay đổi số lượng năng lượng mặt trời mình lấy hoặc nhận được ở những nơi khác nhau trên mặt đất, vào những lúc khác nhau trong năm. Thành ra mình có thể được động lực này trong đúng tình trạng, khiến mang lại một kỷ băng hà. Thay đổi những điều đó sẽ đưa mình đến cái chúng ta gọi là kỷ gian băng. Nhưng những gì đang xảy ra hiện nay là chúng ta đang có một động lực khí hậu khác. Động lực khí hậu của mình rõ ràng là do sinh hoạt của loài người làm tăng lên sự tập trung của khí thải nhà kính.

Khí hậu không thay đổi chỉ vì một phép lạ; đôi khi chúng ta nghe nói “Khí hậu đã thay đổi trong quá khứ. Sao ngày nay có điều gì khác biệt?” Quý vị phải nhớ thay đổi khí hậu ở quá khứ như chúng ta có ngày nay, nhất định được nhận dạng với một động lực khí hậu. Chúng ta biết động lực khí hậu đó hiện nay là gì; chúng ta biết rằng động lực khí hậu đó là do sinh hoạt của chúng ta.

SupremeMasterTV: Vì vậy từ khoảng năm 1750, kỷ nguyên công nghiệp, chúng ta bắt đầu thấy những thay đổi này và nhiều ảnh hưởng của loài người hơn là chỉ bởi thiên nhiên (Đúng.)

Tiến sĩ Serreze: Điều đó tự nó, chu trình carbon, là điều chúng ta gọi là sự thăng bằng. Có thán khí trong bầu khí quyển bị lấy xuống bởi nước biển, rồi nước biển thải một chút trở lại vào trong khí quyển. Có một trao đổi thán khí trong bầu khí quyển giữa những mặt đất.

Nhưng mọi việc đều có sự cân bằng, nhưng việc chúng ta hiện làm với khí đốt hóa thạch là lấy khí carbon được lưu trữ lâu dài dưới lòng đất hàng triệu năm trước và đặt nó vào trong bầu khí quyển. Do đó chúng ta đang thay đổi sự cân bằng đó và biết rằng thán khí giống như vài loại khí, là khí nhà kính. Để phản ứng khí hậu phải ấm lên. Vật lý học này không thể tránh được.

SupremeMasterTV: Tôi cũng đã đọc vài điều về việc này, họ nói rằng cho dù mức độ khí nhà kính giữ nguyên như hiện nay, nhiệt độ đại dương tiếp tục tăng, bởi vì đó là một khối lượng khí lớn đến nỗi nó tiếp tục như thế.

Tiến sĩ Serreze: Những gì quý vị đang nói là cái chúng tôi gọi là “sức nóng vẫn còn ở trong ống dẫn,” sức nóng trong ống dẫn. Vấn đề ở đây là, chúng ta bàn về những động lực khí hậu. Chúng ta có một động lực trong khí hậu và rồi hệ thống khí hậu ấm lên. Nhưng có biểu hiện chậm ở trong này, vì vậy cho dù chúng ta hiện ngưng khí thải nhà kính, vẫn còn hơi nóng này trong ống dẫn; tuy vậy, điều then chốt là cố gắng giữ sự hâm nóng này chậm lại. Dù chúng ta làm gì ngày nay, vẫn còn sự nóng thêm trong dự trữ. Nhưng điều then chốt là, chúng ta có thể giữ sự làm ấm thêm đó xuống một mức độ đủ thấp để chúng ta có thể kiềm chế.

SupremeMasterTV: Tôi hiểu.

Tiến sĩ Serreze: Nếu chúng ta để nó đến một mức độ nguy hiểm, thì chúng ta sẽ có vấn đề, rồi sẽ bắt đầu thấy thí dụ như, băng tan cả khối của Greenland, và Nam Cực cũng bắt đầu tham dự vào, một mô hình hâm nóng bắt đầu ảnh hưởng mãnh liệt những thứ như mô hình nông nghiệp chẳng hạn.

Nhưng chúng ta phải bắt đầu hành động mau. Cho nên chúng ta sẽ phải sống với chút khí ấm, nhưng nếu có thể giữ chúng đủ chậm, để sự hâm nóng đủ chậm, chúng ta có thể thích ứng với nó, có thể mang lại kỹ thuật mới để giảm khuôn khổ của vấn đề.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua nhiều năm, các khoa học gia đã tỉ mỉ đo lường sự khác biệt trong mực nước biển dâng cao và sự ảnh hưởng về sinh thái học và dân cư bờ biển. Tiến sĩ Ted Scambos giải thích thêm về ảnh hưởng mực nước biển dâng cao hơn do thay đổi khí hậu.


Tiến sĩ Scambos: Trong 400 năm, chúng ta đã có mực nước biển dâng cao khoảng 1 li rưỡi mỗi năm, như vậy không nhiều lắm. Nhưng trong 15 năm qua, thập niên 1990, chúng ta có một vệ tinh để có thể đo mực nước biển dâng cao nhanh thế nào. Bây giờ, mực nước biển lên cao khoảng 3 li mỗi năm, và tài liệu gần đây nhất cho thấy nó là khoảng 4 li mỗi năm.

Nhưng khi nó bắt đầu dâng cao 1 phân mỗi năm, vài phân mỗi năm, thì trong một khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình sẽ phải xây lại hạ tầng bến cảng và hạ tầng đê. Chúng ta sẽ bị mất đất đai mà chúng ta có ở những nơi bất ổn khắp vùng bờ biển của thế giới.

Nó sẽ trở thành một mối ưu tư nghiêm trọng, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình thật sự có vấn đề với mực nước biển dâng cao. Tôi nghĩ sự đe dọa lớn hơn hiện tại là bão tố, gió lốc và hạn hán gây ra do thay đổi khí hậu vì ảnh hưởng gây ra cho sự luân chuyển đại dương và không khí. Đó là ảnh hưởng trực tiếp hơn tôi thấy đang xảy ra.

 

Tiến sĩ Scambos: Bắc Băng Dương được bao phủ bởi băng đá; đó là chỏm băng trên phía bắc, một phiến băng rất mỏng phân cách giữa đại dương và bầu khí quyển, chỉ dày khoảng một hay hai mét, hoặc khoảng ba, sáu, chín bộ Anh. Tại Nam Cực, có một khối băng đá lớn ở trên lục địa nằm ngay giữa Địa Cực phía Nam. Cho nên chúng gần như đối nghịch nhau.

Nam Cực có một tảng băng rất cao, gần giống như bình nguyên Tây Tạng, một khối băng đá rất cao nằm chính giữa địa cực, nhưng được bao quanh bởi băng đá hầu hết quanh năm, một viền băng đá cứ đến rồi đi gần như hoàn toàn mỗi năm.

Tảng băng là các phiến băng đã trôi đi từ băng đá lục địa dày đó nằm trên lục địa, trôi ra ngoài đại dương. Bởi vì băng đá dày và bởi vì đại dương rất lạnh, chúng giữ được dạng phiến cứng khi trôi ra ngoài đại dương, và chúng thường trôi cho đến khi chạm phải những hòn đảo nhỏ. bán đảo hoặc bất cứ gì làm chúng ổn định lại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Scambos cùng với các chuyên gia khí hậu khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động sớm hơn thay vì trễ hơn để xoay ngược ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Scambos: Hiện giờ, chúng ta đang thấy một số lượng phát sung nào đó. Chúng ta lấy bỏ một ít băng đá từ phía trước, và có một cuộc đua, sông băng cố gắng tăng tốc lực. Phản ứng của băng đá là tăng tốc lực và tìm cách ổn định lại bên cạnh những khối đá. Rồi nếu nước biển đủ ấm, nó sẽ tiếp tục làm nứt khối đá này, như thế cho dù băng đá trôi nhanh hơn, vẫn không thể đến khối đá đó trước khi bị vỡ, và mình mất một số băng đá từ dải băng.

Nhưng nếu nó ổn định lại bên cạnh những khối đá, thì như vậy sẽ nhanh chóng hỗ trợ băng đá ở đây, và chúng ta bắt đầu tích lũy băng đá lại vào dải băng. Nhưng khối băng đá đã bị mất, hiện ở trong đại dương, và phải mất một thời gian dài để chỗ đó được trở thành tuyết trở lại, hàng thế kỷ, thiên niên kỷ để đặt tất cả trở lại được.

Nên, nếu chúng ta có rất nhiều sông băng bất ngờ chạy đi mất và nước biển ấm hơn rất nhiều, như thế sông băng cứ tiếp tục việc hàng ngày này cố gắng theo kịp, đẩy băng đá ra trước nó, nhưng tiếp tục lấy đi thêm băng đá từ đàng sau nó để đưa vào băng đá trôi mau hơn này, chúng ta sẽ thấy một tình trạng không thể ngưng lại rất nhanh, không thể quay lại rất nhanh, và vì thế chúng ta phải có kế hoạch.

Bến Cảng Boston, cần phải xây lại mỗi 50 năm, bởi vì mực nước biển dâng cao khoảng hai mét mỗi năm. Châu thổ sông Mississipi, tất cả đất đai dưới đó, tất cả cơ sở hạ tầng ở dưới đó, có lẽ chúng ta không thể tin rằng chúng sẽ còn ở đó trong 50 năm tới, bởi vì sẽ bị lũ lụt nhanh hơn chúng ta có thể, thậm chí cả với một kế hoạch tích cực hơn, làm đê chẳng hạn, chúng ta không thể theo kịp.

Tôi nghĩ, người tỵ nạn vì khí hậu,là một vấn đề lớn có thể xảy ra từ những nơi như Bangladesh, những nơi bị hạn hán hoặc không còn trồng trọt được. Có lẽ nó không phải là một nạn hạn hán nặng nhưng nông nghiệp không còn hữu hiệu như xưa nữa.

Có vô số người ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Rất nhiều sản lượng của thế giới ở những vùng đó đang được dùng để nuôi những người sống ở đó. Nếu nơi đó bị giảm sút vì khí hậu thay đổi, chúng ta sẽ có một vấn đề khổng lồ phải lo đến.

SupremeMasterTV: Họ nói: “Nếu chúng ta mất tất cả băng đá ở Bắc Cực, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 20 bộ Anh. Nhưng nếu mất tất cả băng đá ở Nam Cực, mực nước biển sẽ dâng lên 200 bộ Anh.”

Tiến sĩ Scambos: Đó là một khả năng có thể xảy ra. và mặc dù một phần nhỏ của Nam Cực hiện đang bị trôi nhanh hơn và làm ấm này, nó vẫn đóng góp một phần quan trọng. Greenland đang có một đóng góp quan trọng, và dĩ nhiên sự làm ấm của đại dương cũng bắt đầu có một ảnh hưởng rất lớn. Tất cả đây chỉ là phần vấn đề của mực nước biển dâng cao.

SupremeMasterTV: Và nó ở trên cao.

Tiến sĩ Mark Serreze: Đúng vậy, một phần của điều này chỉ vì Bắc Cực là một nơi ấm hơn. Nếu nói về những phản hồi mà chúng ta đang bàn đến, làm mất băng đá từ băng tan đó, nó được xác định trên một con số rất quan trọng, đó là điểm đông của nước, 32˚F, 0˚C, đó là con số nguy cấp.

20 năm trước, có một khoảng thời gian trong năm khi hầu hết Bắc Cực đều ở tại hoặc trên điểm nguy cấp. Nhưng chúng ta chỉ nóng lên một chút, bây giờ bất ngờ chúng ta bắt đầu kéo dài thời gian mùa băng tan rất lâu, cho nên sự việc thật sự cứ tiếp tục.

Bắc Cực lúc nào cũng ở gần cao điểm đó hơn Nam Cực vì nó ở gần con số nguy cấp hơn, điểm đông đá nguy cấp đó.


                                                             (Image Credit - nasa.gov )
Tiến sĩ Scambos: Chúng ta phải nhìn các dấu hiệu mình đang thấy ở vùng địa cực. Chúng rõ như ban ngày. Không có sự giải thích nào phía sau việc trông thấy chỗ bể khổng lồ của băng đá bao phủ Bắc Băng Dương mùa hè vừa qua. Đó là một hiện tượng kỳ lạ. Những sự kiện trên đó cho biết rằng các sự việc lớn đang chờ chúng ta, nếu chúng ta không bắt đầu thay đổi những gì mình gây cho bầu khí quyển.

Tiến sĩ Mark Serreze: Vâng, không phải vì sự thay đổi chúng ta đã thấy hiện nay là điều đáng quan tâm, mà là những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Tiến sĩ Scambos: Vâng, những gì đã và đang xảy ra ngày nay chỉ là phát súng báo động.

Tiến sĩ Mark Serreze: Nó chỉ là sự báo hiệu.

Tiến sĩ Scambos: Hoa anh đào nở rộ ở Washington sớm hơn thường năm nhiều và dường như ngoại trừ mùa đông này, chúng ta không có mùa đông giá lạnh lắm, như chúng ta thường hay có.

Dường như cây cối đổi xanh nhanh hơn, có những loài chim di tản đến những vùng nào đó chúng chưa thường đến. Khi chóp địa cực bắt đầu co rút, chúng ta sẽ cảm nhận được vì trên cơ bản nó là máy điều hòa không khí, là chỗ lạnh cuối cùng của một hệ thống bị mặt trời ngự trị, và không khí thật ra xoay chuyển trong vài mô hình xoay chuyển lớn, nhưng điều giữ cho hơi nóng không bị vào trong không khí vì có vùng đất lạnh này phát ra rất nhiều hơi nóng.

Nơi đó không thu vào nhiều năng lượng vì có bề mặt trắng lớn này ở trên Bắc Băng Dương.

Nếu chúng ta mất nó, cho dù chỉ vài tuần trong mùa hè, một lượng nhiệt lớn sẽ bị thải vào nước biển, băng đá không hồi phục tốt như vậy vào mùa thu tới, chúng ta sẽ trải qua những gian đoạn ngày càng dài hơn với vùng đất tối thay vì vùng đất trắng ở Bắc Cực và nó sẽ cho trở vào thời tiết trên cùng khắp Bắc Bán Cầu. Người ta sẽ cảm thấy như có một thay đổi bất ngờ trong tốc độ hâm nóng toàn cầu, khi chúng ta bắt đầu mất băng đá ở Bắc Cực.

SupremeMasterTV: Có một khoa học gia, Katey Walter. Bà nhìn vào số khí mê-tan có thể phát ra từ lớp băng nguyên thủy hoặc từ đáy đại dương.

Tiến sĩ Scambos: Hiện nay chúng ta đang bắt đầu ra khỏi tình trạng ấm hơn. Điều chúng ta sẽ thấy là, nếu mọi sự cứ tiếp tục trong chiều hướng này, thì những nguồn khí mê-tan và thán khí khác sẽ bắt đầu bị khơi dậy và thải ra vào bầu khí quyển.

chúng ta sẽ không thể kiềm chế những điều đó dù với kỹ thuật tốt nhất trên thế giới để quản lý thán khí và khí mê-tan do chính chúng ta thải ra. Tôi không muốn nghĩ về mình sẽ phải làm gì để cố gắng điều khiển chỗ khí thoát ra từ Siberia và Gia Nã Đại.

Tôi có thể tưởng tượng chúng ta cô lập thán khí từ các nhà máy đốt than, chuyển sang loại xe chuyên chở khác, tìm ra một cách khác để cung cấp điện cho gia cư và thương mại. Những điều đó tôi có thể tưởng tượng. Còn về ngưng chất khí thoát ra từ lòng đất khắp cả phía bắc của một phần ba thế giới, tôi không tưởng tượng nổi.

Tiến sĩ Scambos: Nếu cho phép hâm nóng khí hậu tiếp tục, chúng ta sẽ phải đối diện, với không những cố gắng giải quyết vấn đề của khí đang bị thải ra và kiến thiết lại hạ tầng cơ sở của mình, nhưng còn phí tổn ngày càng lớn của vấn đề đang bị gây nên do thay đổi khí hậu vì mực nước biển dâng cao, số lượng bão tăng, vấn đề với thực phẩm, làm sao để nuôi dân chúng.

Tiến sĩ Scambos: Nhưng điều này cũng sẽ được giải quyết nhanh nếu chúng ta kiềm chế khí hậu. Vấn đề là nếu chúng ta dùng quan điểm của “Chúng ta sẽ cố gắng ngưng vấn đề này lại, và có thể mất cả thế kỷ để thực hiện điều đó,” khoảng thời gian để địa cầu tự nhiên hồi phục rất lâu và chúng ta sẽ phải chịu nhiều thay đổi vì ảnh hưởng của nó đến đời sống loài người thế nào trong vài thế kỷ.

Trừ phi chúng ta dùng thái độ rằng chúng ta thật sự cần một kế hoạch cấp tốc để đối diện với khí thải nhà kính, trừ phi chúng ta dùng thái độ đó, chúng ta nên nghĩ về việc thích ứng thay vì làm dịu đi.

Có một vấn đề với cuộc bàn thảo về khí thải nhà kính, nhất là đối với công chúng, vì tất cả các dự đoán thường đi đến năm 2100 như thể đó là một thời điểm phép lạ mà lúc đó tất cả sự kiện đều ngưng lại.

Sự việc không phải vậy. Không có giới hạn cho việc thế giới sẽ ấm đến bao nhiêu trừ khi chúng ta giới hạn nó.

Rất quan trọng để con người ở khắp nơi hiểu: Cuối cùng nó tùy vào chúng ta để ngưng nó lại.


Kết nối liên quan
 
Hâm nóng toàn cầu & Khí đại dương: Phỏng vấn giáo sư Gerald Dickens Đại học Rice
 
Từ thán khí đến thay đổi khí hậu: Phỏng vấn David Archer, Tiến sĩ địa vật lý
 
Băng tan Bắc Băng Dương: Phỏng vấn Tiến sĩ Greg Flato
 
Giới thiệu Dinh dưỡng Thân thiện Khí hậu: Phỏng vấn Tiến sĩ Annika Carlsson-Kanyama
 
Phỏng vấn Tiến sĩ Kirk Smith, Giáo sư sức khỏe môi sinh toàn cầu tại UC Berkeley
trackback : http://suprememastertv.tv/bbs/tb.php/sos_video_au/12