Giáo sư Brook là một nghiên cứu gia hàng đầu trên quốc tế về sinh thái toàn cầu và bảo tồn sinh học. Ông giữ chức Chủ tịch Tổ chức Sir Hubert Wilkins về Khí hậu Thay đổi và là Giám đốc của Viện Nghiên cứu về Khí hậu Thay đổi và Bền vững tại Đại học Adelaide.
Ông đã xuất bản hai cuốn sách và trên 100 bài viết khoa học về nhiều khía cạnh của ảnh hưởng từ loài người trên môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học. Ông được trao thưởng huy chương Fenner Học viện Khoa Học Úc Đại Lợi, huy chương Edgeworth David của Hội Hoàng gia New South Wales, và huy chương H.G. Andrewartha của Hội Hoàng gia Nam Úc . Giáo sư Brook được Cosmos liệt kê là một trong 10 khoa học gia trẻ hàng đầu của Úc Đại Lợi. Giáo sư Brook nhấn mạnh nhu cầu để người ta nhận thức khí mê-tan là một thành phần chính của khí nhà kính.
Giáo sư Barry Brook: Khí mê-tan là một khí nhà kính thú vị, nhiều người có thể chưa hề nghe về khí này, nhưng đây thật sự là khí nhà kính mạnh thứ hai khi nói đến tổng số lượng đóng góp của loài người vào khí hậu thay đổi.
Mọi người có lẽ đã nghe đến thán khí. Khí mê-tan là một loại khí nhà kính khác có một ảnh hưởng lớn và nhất là rất quan trọng trong giai đoạn ngắn hơn. Khí mê-tan chủ yếu được mang lại bởi thú vật nhai lại và cũng bị thoát ra từ kho dự trữ nhiên liệu hóa thạch, như mỏ than và kho xăng. Thí dụ, những nhóm lửa chúng ta thấy trên đỉnh giếng dầu, đó là sự phụt sáng của khí mê-tan. Cho nên khí mê-tan thật ra cũng là khí thiên nhiên, mà chúng ta đốt cháy để đun nước, v.v...
Giáo sư Barry Brook: Tôi đã làm một số công việc gần đây với vài đồng nghiệp cho thấy rằng thực tế, sự đóng góp của Úc vào hâm nóng toàn cầu có liên hệ với khí mê-tan nhiều hơn, ít nhất trong giai đoạn ngắn, nhiều hơn là bất cứ gì khác. Và thậm chí nhiều hơn thế, nó có liên quan nhiều hơn với khí mê-tan đưa đến bởi động vật nhai lại, ngựa và cừu và dê, chẳng hạn vậy.
Như một phần quá trình tiêu hóa thiên nhiên, chúng thải ra khí mê-tan; chúng nhai lại thức ăn, chúng có bao tử thứ hai, và bên trong bao tử đó, có những vi khuẩn phân hủy chất cellulose trong cỏ để phát ra năng lượng. Đó là một tiến trình được biết là quá trình yếm khí, nó xảy ra trong sự vắng mặt của dưỡng khí và tiến trình đó gây ra sự thoát khí mê-tan, phần nhiều qua sự ợ.
Bây giờ vì đó là một loại khí nhà kính mãnh liệt, có ảnh hưởng thiếu cân xứng với khí hậu thay đổi. Nhưng đa số ảnh hưởng của nó xảy ra trên một thời gian khá ngắn, 10 hoặc 20 năm, gần như tất cả các khí mê-tan sẽ biến mất. Nhưng nếu quý vị nhìn vào khoảng thời gian đó, và cho mỗi tấn khí mê-tan thoát ra, số đó tương đương với sự thải ra 72 tấn thán khí.
CH4 = 72 * CO2
Nó chứa một số lượng lớn. Vì vậy, để đưa vào phạm vị đó, kỹ nghệ gia súc, kỹ nghệ chăn nuôi, ngựa và cừu của Úc Đại Lợi, hiện nay thải ra khoảng 3 triệu tấn khí mê-tan mỗi năm.
Gia súc của Úc = 3 triệu tấn khí mê-tan mỗi năm. 3 * 72 = 216 triệu tấn khí mê-tan
Nhà máy điện chạy bằng than của Úc = 180 triệu tấn thán khí
Trong khi nhà máy điện chạy bằng than thải ra khoảng 180 triệu tấn thán khí. Nên nghe có vẻ như nhà máy điện chạy than đá đóng góp vào hâm nóng toàn cầu rất nhiều hơn gia súc.
Nhưng nếu nghĩ rằng khí mê-tan có hại hơn thán khí gấp 72 lần trong khoảng thời gian 20 năm, thì trong hai thập niên đó quý vị sẽ nhân 3 với 72. Khá dễ để suy tính rằng kỹ nghệ nuôi gia súc và cừu thật ra đóng góp nhiều cho hâm nóng toàn cầu hơn là nhà máy điện chạy than đá trong thời gian đó. Vì vậy đó là một sự kiện bị đánh giá quá thấp ở Úc Đại Lợi.
SupremeMasterTV: Ông có nghĩ rằng khí mê-tan bị đánh giá thấp trong những đệ trình lên chính phủ gần đây không?
Giáo sư Barry Brook: Vâng, tôi nghĩ điều đó khá rõ. Nếu cô nhìn vào nhiều khí nhà kính khác nhau, chúng có một đóng góp khác biệt vào hâm nóng toàn cầu. Nên mình cần vài cách để tiêu chuẩn hóa chúng Phương pháp căn bản mà Hội đồng Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi (IPCC) dùng là tính trung bình mọi thứ trên khoảng thời gian 100 năm.
Nhưng với khí mê-tan, đó là cách thật hơi vô nghĩa, vì nó gần như hoàn toàn biến mất sau khoảng 20 năm. Cho nên mình đã lấy tất cả phần đóng góp ngắn hạn và trải rộng trên 100 năm thời hạn và làm cho nó ít hơn nhiều so với sự thật. Cho nên, nếu mình nhìn vào những tường trình này, chúng sẽ có khoảng 25 lần ảnh hưởng so với thán khí.
Nhưng thật ra, khi nó ở trên đó trong khí quyển làm công việc của nó, nó ảnh hưởng đến 72 lần nhiều hơn và điều đó tạo một khác biệt lớn. Cho nên tôi nghĩ nó bị đánh giá quá thấp trong những tường trình đó vì vấn đề tính toán, và có lẽ cũng vì đó là một vấn đề rất nhiều người không muốn đối diện. Nếu muốn nghiêm túc về việc giảm khí thải, chúng ta phải kể đến khí thải từ nông nghiệp và quan trọng nhất, chúng ta phải kể đến sự đóng góp lớn nhất của Úc Đại Lợi trong thời gian ngắn hạn.
SupremeMasterTV: Do đó nếu chúng ta muốn có ảnh hưởng đến nông nghiệp chăn nuôi, hãy cắt bỏ nó, có phải điều đó sẽ cho mình thời gian với kỹ thuật thán khí không?
Giáo sư Barry Brook: Phải, vì khí mê-tan có một ảnh hưởng rất mạnh, nhưng hiệu lực ngắn hạn; thật trớ trêu, mình có thể làm việc gì đó về điều này khá nhanh chóng so với thán khí. Nên, mặc dù điều đó thật sự quan trọng hiện giờ, nó là một điều chúng ta thật sự có thể khử ra khỏi khí thải của mình rất nhanh. Vì lý do không liên quan với khí hậu thay đổi, thí dụ, dân số cừu ở Úc Đại Lợi đã giảm từ khoảng 190 triệu đến ít hơn 100 triệu kể từ năm 1992.
Đó là một ảnh hưởng rất lớn đối với khí thải khí mê-tan của Úc Đại Lợi. Điều đó mang lại một thí dụ về chúng ta có thể tạo thay đổi nhanh thế nào, trên cơ bản giảm phân nửa khí thải tạo ra từ số cừu ở Úc Đại Lợi. Không có lý do gì tại sao mình cũng không thể làm vậy đối với gia súc. Trong khi thay đổi cơ sở hạ tầng của xã hội, thí dụ từ những nhà máy điện chạy bằng than sang hình thức năng lượng thay thế, trong khi điều đó cần xảy ra rất nhanh, nó cần có một luân chuyển lớn của hạ tầng cơ sở thủ đô, những việc thường có vẻ, theo tôi nghĩ, khó làm hơn trên phương diện kinh tế.
Trong khi đó, giảm số lượng gia súc ở Úc Đại Lợi là một điều có thể thực hiện nhanh chóng, chỉ trong vài năm, và nó có một ảnh hưởng khổng lồ đối với tác dụng hâm nóng toàn cầu của chúng ta.
SupremeMasterTV: Tôi muốn nói chuyện với ông về bài phê bình mà ông viết với Geoff Russell. Bài đó tên là “Ảnh hưởng Thán khí của Thịt” Xin ông có thể cho biết về điều đó không?
Giáo sư Barry Brook: Vâng, đây là một nghiên cứu chúng tôi làm, nhìn vào ảnh hưởng tương đối của việc ăn thịt bò trên thán khí thải của một gia đình so với các hoạt động khác của họ mà đa số người có thể sẽ nghĩ rằng chúng có một đóng góp rất lớn vào hâm nóng toàn cầu. Thí dụ chúng tôi dùng là, hãy nói quý vị có một chiếc xe bốn bánh lớn, một chiếc Ford Territory.
Như thế phí tổn khoảng 17 tấn thán khí thải để tạo chiếc xe đó và rồi chạy xe mỗi tuần có lẽ sẽ tốn khoảng 200g thán khí cho mỗi cây số lái xe. Do đó, quý vị có thể tính ra rằng trên căn bản đó, đó có thể là 60 kí-lô thán khí mỗi tuần khi quý vị dùng để lái chiếc xe Ford Territory này vòng quanh, cũng như số khí thải người ta đưa vào việc chế tạo nó.
Nếu quý vị ăn theo CSIRO, đề nghị của “dinh dưỡng phúc lợi toàn diện” là tiêu thụ thịt bò mỗi tuần trung bình, là khoảng giữa 3 đến 5 kí-lô, thì quý vị nhận thấy rằng khi mình tính toán số khí mê-tan, ngay cả khi nó dùng lối tính tiêu chuẩn, tức là 25 lần mạnh hơn thán khí, và nhớ lại lúc nãy tôi nói rằng thật ra chúng ta nên nói khoảng 72 lần mãnh liệt hơn. Nhưng ngay cả ở 25 lần mạnh hơn, nó sẽ thải ra khoảng 200 kí-lô một tuần so với 60 từ chiếc Ford Territory.
Cho nên quý vị chỉ cần cắt giảm số thịt đó trong thức ăn khoảng 5 năm, quý vị sẽ trả xong cho số khí thải của chiếc xe bốn bánh vĩ đại đó; đó là một thí dụ. Một cách khác để nhìn vào điều đó là số lượng khí thải đưa ra bởi 1 kí-lô thịt bíp-tết. Đó là lượng khí thải rất lớn khi nói đến khí mê-tan đến nỗi nó tương đương với bốn lần số khí thải sẽ bị thải ra khi chế tạo 1 kí-lô nhôm, được xem là rất tốn kém năng lượng, và dùng rất nhiều điện lực để thật sự sản xuất số nhôm đó bằng điện phân.
Thịt bò, bốn lần nhiều hơn là tạo 1 kí-lô nhôm, thịt bò là một thành phần đóng góp nhiều hơn so với lái một chiếc xe bốn bánh. Đây là những sự kiện bị đánh giá quá thấp, nên có nghĩa là quý vị cần có ý thức về khí hậu trong cách ăn của mình, vì có một số ảnh hưởng trong lối sống của quý vị sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến hâm nóng toàn cầu so với những việc khác và người ta không thật sự hiểu chúng là gì.
SupremeMasterTV: Khi nói về nước mà người ta dùng để nuôi thịt bò. Có rất nhiều nước bị dùng trong quá trình đó. Xin ông có thể cho biết về điều đó không?
Giáo sư Barry Brook: Phải, quả thật, có rất nhiều nước bị dùng để sản xuất 1 kí-lô thịt bò và rất nhiều nước cũng dùng để sản xuất sản phẩm bơ sữa.
Nhiều trại sản xuất bơ sữa ở Úc được thực hiện trên đất mà thật ra không thích hợp để làm bơ sữa ngoại trừ nông nghiệp tưới nước. Cho nên đây là nguồn nước dẫn đến từ Murray và tưới lên những khu vực đồng cỏ lớn để tạo ra đủ số đồng cỏ xanh để sản xuất sữa tốt. Nhưng đó là cùng số nước đang bị thiếu hụt trầm trọng ở Adelaide, điều đó đang giết hại công viên Coorong, thí dụ, bởi vì nơi đó không nhận đủ nước chảy.
Nước đang được tưới lên những đồng cỏ xanh ở Phía Tây Victoria để sản xuất bơ sữa. Thật ra đó không phải là cách dùng nước hợp lý chút nào. Do đó tôi nghĩ người ta phải nhìn vào ảnh hưởng chăn nuôi toàn diện để thật sự hiểu được tại sao chúng lại đặc biệt nguy hại đến sự thay đổi toàn cầu. Quả thật, nhìn xa hơn cánh đồng Úc Đại Lợi, đến vùng nhiệt đới, một động lực chủ yếu khiến rừng nhiệt đới bị phá, mà chính nó chịu trách nhiệm cho khoảng 20%, 1/5 của tất cả thán khí thải do loài người tạo ra, dẫn đến việc giải tỏa rừng nhiệt đới để bò gặm cỏ.
Nên lần nữa đó là động lực của việc phát quang, gây ra thán khí thải trực tiếp qua việc đốn cây, đốt cây, phần lớn đốt bỏ những cây đó và rồi khi bò được đưa đến đó, chúng cũng mang lại rất nhiều khí mê-tan.
Cho nên, chắc chắn rằng ngành chăn nuôi có một bóng dài và quả thật đó là đề tài của một tường trình do Liên Hiệp Quốc đưa ra năm ngoái khi nhìn vào tổng số ảnh hưởng chăn nuôi với thay đổi toàn cầu. Việc đó khá thâm thúy và lan tràn khá rộng khắp.
SupremeMasterTV: Ông có nghĩ rằng chính phủ nên làm thêm đối với vấn đề này để mọi người biết như cá nhân họ có thể hành động ra sao để giúp với khủng hoảng tinh cầu này?
Giáo sư Barry Brook: Tôi nghĩ khi người ta lấy ngành nông nghiệp ra khỏi bài toán đó, họ gửi một tín hiệu sai lầm vì nó miễn cho một lãnh vực xã hội khỏi phải giảm khí nhà kính, khi thực tế mỗi lãnh vực xã hội cần đóng góp, cho nên nó chỉ chuyển gánh nặng đến những phần khác của xã hội. Và nó không thừa nhận đúng đắn tầm ảnh hưởng, sự ảnh hưởng về môi sinh mà việc chăn nuôi có đối với Úc Đại Lợi.Người ta thường nói về khí hậu thay đổi khi có một ảnh hưởng lâu dài và nó sẽ làm gì vào cuối thế kỷ này. Nhưng chúng ta đang thấy ảnh hưởng như mất băng đá ở biển Bắc Cực vào mùa hè, sự mở rộng của hệ thống thời tiết nhiệt đới, những hạn hán rất cao độ ở cận sa mạc Sahara Phi châu và thật ra ở Úc Đại Lợi.
Những ảnh hưởng chúng ta dự đoán cho 20, 30, 50, 100 năm sau, đang xảy ra bây giờ. Còn có một nguy cơ rất lớn mà chúng ta đang đi qua là những gì được biết là cao điểm trong hệ thống Hoa Kỳ, nơi chúng ta bắt đầu có khí hậu thay đổi đi quá xa, hoặc ít nhất khí hậu thay đổi gia tốc quá lớn bởi nhiều thay đổi đối với hệ thống địa cầu.
Chúng ta đang ở cao điểm xã hội chủ yếu và cao điểm môi sinh chủ yếu hiện nay. Bây giờ là lúc phải hành động. Rất khẩn cấp.