Quý khán giả khai ngộ, hoan nghênh quý vị đến với Thế Giới Quanh Ta hôm nay. Prague, thủ đô của Cộng hòa Tiệp, một trong những thành phố đẹp nhất ở Trung Âu. Tọa lạc trên sông Vltava, Prague còn được gọi là Zlata Praha (Thành phố Hoàng kim) cư ngụ bởi khoảng 1.3 triệu người.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Theo lịch sử, Parague là thủ phủ của Thánh chế La Mã trong thời trị vì của 2 vị hoàng đế La Mã Charles IV của triều đại Luxembourg mới vào năm 1355 và Rudolf II, vị Vua Bohemia được bầu chọn năm 1576.
Hầu hết những tòa nhà tráng lệ và kiến trúc kiểu baroque tồn tại ngày nay phần lớn đều được xây vào thời của Charles IV.
Ngoài việc là trung tâm của sinh hoạt chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa, Prague cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển Cơ Đốc giáo vào thời Trung cổ ở Trung Âu.
Theo truyền thuyết, thành phố Prague được thành lập vào khoảng năm 885 bởi Công chúa Libuše và phu quân Premysl, người sáng lập triều đại Premyslid. Người ta tin rằng công chúa Libuše trị vì thành trì Vyšehrad, là một trong những địa điểm lịch sử quan trọng nhất ở Prague.
Lịch sử của Prague bắt đầu tại Vyšehrad, một trong 2 lâu đài Prague. Công chúa người Bôhem, Công chúa Libuse bảo vệ sự huy hoàng của Prague từ nơi này. Thời kỳ vàng son của Vyšehrad rơi vào thời trị vì của Charles IV, với cơ ngơi boa gồm 14 nhà thờ. Vào giữa thế kỷ 17, lâu đài được đổi thành một thành lũy, lập thành một phần của hệ thống củng cố mới của Prague.
Cấu trúc chắc chắn và đồ sộ của Vyšehrad là nhà thờ St. Peter và Paul. Nguyên thủy trong kiểu Rôman, nhà thờ được xây lại thành kiểu Gôthic bởi Vua Tiệp Charles IV. Nó bắt đầu mang vẻ tân Gôthic vào đầu của thế kỷ 19 và 20. Cấu trúc xưa nhất của Vyšehrad là nhà vòm Thánh Martin, có niên đại có lẽ ở cuối thế kỷ 11 và trùng tu năm 1878.
Loại nhà nguyện tròn với một hậu cung này nguyên thủy được thiết kế như cung tôn nghiêm của Lâu đài Công chúa. Giờ đây nó là phần kiến trúc kiểu Rôman duy nhất của Vyšehrad.