Chào mừng quý khán giả ý thức sinh thái đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay.  Liên Hiệp Quốc  đã tuyên bố năm 2010 là Năm Đa dạng Sinh học Quốc tế, và trên chương trình hôm nay chúng ta tìm hiểu ảnh hưởng của chăn nuôi đối với động thực vật trên Địa Cầu. 

Địa Cầu là nhà của vô số loài vật, trong đó tất cả hợp tác với nhau để bảo tồn sức khỏe của bầu sinh quyển. Loài người chúng ta cũng là một phần của hệ sinh thái toàn cầu và mạng sống và sự sinh tồn của chúng ta liên hệ rất gần với những giống vật kia.

Tiến sĩ Lovejoy: Loài người chúng ta là những sinh vật sống, hiện hữu và tiến hóa trong hệ thống sống như một phần của hệ sinh thái. Mỗi lần chúng ta giảm số lượng đa dạng sinh học, cơ bản chúng ta làm hao mòn tương lai của chính mình.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Thomas Lovejoy tại Hoa Kỳ vui hưởng một sự nghiệp lâu dài và xuất sắc trong đó ông đã làm Trưởng Cố vấn Đa dạng Sinh học cho Ngân hàng Thế giới, Phó Giám đốc Điều hành của Quỹ Thú hoang Thế giới - Hoa Kỳ, và Cố vấn Kỳ cựu cho Chủ Tịch của Tổ chức Liên Hiệp Quốc. Hiện nay ông giữ chức Chủ tịch tại Trung tâm Đa dạng Sinh học Heinz.

Trung tâm này là một viện tạo lập chính sách môi sinh có uy thế ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ Lovejoy đã sáng tạo ý tưởng “lấy nợ đổi thiên nhiên” giữa các quốc gia.

Tiến sĩ Lovejoy: Ý tưởng lấy nợ đổi thiên nhiên thật sự là để xoay chuyển ý tưởng về nợ nần, và nói rằng có một cách việc miễn nợ có thể thật sự tạo sự bảo tồn và quản lý môi sinh được tốt hơn.

Và căn bản điều đó là vấn đề miễn nợ trong hệ thống tiền tệ, để bù lại, quốc gia bị nợ sẽ dùng tiền của chính họ cho các dự án bảo tồn và môi sinh. Và không ai biết điều đó đã được thực hiện bao nhiêu vì không có chỗ ghi sổ chính, nhưng chắc chắn ít nhất cũng vài tỷ Mỹ kim đã được dùng để đầu tư vào việc bảo tồn, thật vậy khắp thế giới.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Là một phần công việc quan trọng của ông, Tiến sĩ Lovejoy đang cảnh báo rằng đa dạng sinh học toàn cầu đang đối diện với những đe dọa chưa từng có.
Để biết thêm chi tiết về Tiến sĩ Thomas Lovejoy, xin truy cập www.heinzctr.org