Batbayar : Mông Cổ chắc chắn là một trong những quốc gia  bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì hâm nóng toàn cầu. Trong hơn 60 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Mông Cổ  đã tăng lên nhiều hơn gấp đôi nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Khoảng 85% diện tích đất đai của Mông Cổ bị thoái hóa, phần lớn vì gió  và hoạt động của con người, kể cả việc đào mỏ và chăn nuôi.


Thân chào  quý khán giả sống xanh đang xem tiết mục hôm nay, Địa Cầu:  Ngôi Nhà Thân Ái, khi chúng ta tìm hiểu biến đổi khí hậu   gây hại cho Mông Cổ ra sao.

Mông Cổ, quốc gia có đất liền bao quanh lớn thứ nhì trên thế giới,  đặc biệt dễ bị thiệt hại vì biến đổi khí hậu do địa thế và địa lý nơi đây.

Trong 60 năm qua nhiệt độ trung bình  của quốc gia này đã tăng  1,6 độ bách phân. Sa mạc Gobi, sa mạc lớn nhất  trong toàn Á châu, tạo thành khoảng 30% lãnh thổ  và phần còn lại rất rộng lớn, không có cây, đồng cỏ,  được gọi là thảo nguyên.

Lượng mưa hàng năm  khoảng 50 li trong vùng sa mạc, và 400 li tại các tỉnh miền bắc. Trong 40 năm qua, biến đổi khí hậu đã hủy hoại  hệ sinh thái Mông Cổ, như sa mạc gia tăng,  vô cùng lạnh, sóng nhiệt,  lũ lụt, cháy rừng, bão cát, băng tan  từ núi cao và suy thoái lớp hàn băng đã gia tăng.