Chào mừng quý khán giả thân thiện sinh thái đến Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Trong tiết mục này của chương trình, chúng tôi trò chuyện với khoa học gia khí hậu Úc nổi tiếng David Karoly.

David Karoly là giáo sư về khí tượng học của Ngành Khoa học Địa Cầu tại Đại học Melbourne, Úc Đại Lợi và là một Thành viên Liên đoàn Hội đồng Nghiên cứu Úc Đại Lợi chuyên về lãnh vực biến đổi khí hậu hiệu ứng nhà kính, sự suy giảm ôzôn và những biến đổi khí hậu liên quan với Dao động El Nino - phương Nam.

Một chuyên gia về hâm nóng toàn cầu  được quốc tế công nhận, ông là một thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc, một Tác giả Dẫn đầu Đồng phối hợp viên cho Tường trình Lượng định thứ ba năm 2001 của Ủy ban, và là một Tác giả dẫn đầu cho Tường trình Lượng định thứ tư năm 2007 của Ủy ban cũng như một chủ bút.

Hôm nay, Giáo sư Karoly thảo luận những ảnh hưởng tàn phá của biến đổi khí hậu tại Úc Đại Lợi và các nơi khác trên địa cầu.

Tiến sĩ Karoly: Mùa hè trong những năm 2007,2008, 2009 băng biển Bắc Cực có ít hơn mọi năm khác. Chúng ta cũng đã thấy nhiều gia tăng về sự tan chảy  của lớp băng tại Greenland. Vì vậy điều chúng ta thấy là sự tan chảy gia tăng và sông băng bị thu nhỏ. Vì thế băng đá đang chuyển thành nước nhanh hơn. Như vậy điều này có nghĩa tiềm tàng là Lớp băng Greenland bị bất ổn và băng đá tan chảy nhanh hơn, sẽ góp phần vào mực nước biển dâng cao nhanh hơn.

Chúng tôi cũng đang thấy ở vĩ độ cao tại Bắc Bán cầu trên đất liền, sự tan chảy của những vùng hàn băng, gần bề mặt của khu đất đóng băng vĩnh cửu không tan chảy thật sự vào mùa hè.

Điều chúng tôi phát hiện là những vùng đất đóng băng đó đang thật sự tan chảy lần đầu tiên trong kỷ lục lịch sử. Đó là những kiến trúc bất ổn nhưng cũng đang có một sự phản hồi khuếch đại khác vì bị đóng giữ trong vùng đất đóng băng này là những số lượng lớn của vật liệu thực vật cốt yếu và khí mê-tan đã bị đóng giữ dưới mặt đất.

Khi tan chảy, nó thoát ra khí mê-tan và điều đó cũng có thể  khuếch đại tốc độ hâm nóng vì khí mê-tan là một loại khí nhà kính rất có tác động, có nhiều tác động hơn cho mỗi kí-lô khí mê-tan so với thán khí. Vì vậy việc thoát khí mê-tan từ lớp hàn băng đang tan chảy là một yếu tố khác tăng tốc độ của biến đổi khí hậu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tác động nguy hiểm của hâm nóng toàn cầu tại Úc đang trở nên ngày càng tăng rõ ràng với mỗi năm đi qua.

Tiến sĩ Karoly: Nơi đây tại Úc Đại Lợi chúng tôi đã trải qua những cắt giảm to lớn về lượng mưa ở phía đông nam và tây nam, nơi đang có những tác động về nông nghiệp.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Đồng thời, quốc gia này đang trải qua nhiều sóng nhiệt ngày càng mãnh liệt và thường xuyên.

Tiến sĩ Karoly: Chúng tôi có vào mùa đông, tháng 8, một cơn sóng nhiệt không ở cùng vùng này mà tại một nơi khác của Úc, tại Queensland và New South Wales và sau đó chúng tôi lần nữa đã trải qua những nhiệt độ kỷ lục, những kỷ lục không chỉ trong 30 năm hay 50 năm mà là kỷ lục cho toàn bộ tài liệu quan sát trong hơn 100 năm và điều đáng chú ý, điều này thật sự làm tôi ngạc nhiên và nhiều khoa học gia khí hậu khác, là rằng bình thường thời gian nóng nhất trong năm tại đa số nơi trên thế giới là vào mùa hè.

Mùa hè ở Úc Đại Lợi là tháng 1 và tháng 2. Điều thú vị là một số thành phố và thị xã đã có ngày nóng nhất trong năm trong cơn sóng nhiệt này vào tháng 8, nóng hơn bất cứ lúc nào vào tháng 1 hay tháng 2, mùa bình thường nóng nhất trong năm.

Vì vậy để có ngày nóng nhất trong một năm vào giữa mùa đông thì thật bất thường, đó là điều chưa nghe đến tại nhiều vùng này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài những cơn sóng nhiệt định kỳ, hạn hán cũng làm xáo trộn nhiều nơi tại Úc, dẫn đến những trận cháy rừng có sức tàn phá rất mạnh.

Để biết thêm chi tiết về Giáo sư David Karoly, xin viếng www.EarthSci.UniMelb.edu.au