Chào mừng quý khán giả thông minh đang xem Người Tốt Việc Hay. Nhiều chính phủ đang trở nên ngày càng quan tâm về vai trò của chăn nuôi thúc đẩy hâm nóng toàn cầu.
Điều hiển nhiên rằng cần có một thay đổi lối ăn và hành động khẩn cấp của chính phủ để đảm bảo sự sinh tồn tương lai của mọi loài.
Trên chương trình hôm nay, phần đầu của tiết mục 2 tập, chúng ta sẽ xem cách nhiều cơ quan chính phủ, thành phố và viên chức công cộng khắp thế giới đang nỗ lực để giảm hay ngưng tiêu thụ thịt tại quốc gia của họ để cải tiến sức khỏe quốc gia, nâng cao bảo vệ môi sinh và giải quyết vấn nạn nghiêm trọng nhất của thời điểm chúng ta - biến đổi khí hậu.
Adrian Ramsay: Hiển nhiên biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách trọng đại. Khoa học gia từ Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (Liên Hiệp Quốc), rõ ràng đồng ý rằng chúng ta phải hành động khẩn cấp trong vài năm kế hầu giảm lượng thán khí đáng kể và tránh hậu quả tệ nhất của biến đổi khí hậu và hiệu ứng nó sẽ gây ra khắp thế giới.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc năm 2006 tường trình “Bóng Dài của Chăn Nuôi” kết luận rằng chăn nuôi gây thiệt hại trầm trọng đến sinh quyển vì ô nhiễm thủy lộ và biển cả với lượng khổng lồ chất thải động vật, ngập tràn bầu khí quyển và rất nhiều khí nhà kính độc hại lẫn tiêu thụ gần một phần ba diện tích đất đai Địa Cầu, với không gian vô giá này bị chiếm lĩnh bởi các hoạt động liên quan nông súc mạnh mẽ.
Khí mê-tan và nitrous oxide thải vào khí quyển nóng hơn thán khí gấp 72 và 275 lần tương ứng trên thời gian 20 năm và những khí này và khí nhà kính khác từ công nghệ chăn nuôi tăng tốc hâm nóng Địa Cầu.
Adrian Ramsay: Tránh xa xí nghiệp chăn nuôi sẽ thật sự giúp chúng ta ngăn chận biến đổi khí hậu và có một số nguyên nhân cho việc đó. Một trong các nguyên do này là phá rừng xảy ra tại quá nhiều nơi trên thế giới đang ảnh hưởng cộng đồng thổ dân và thú hoang dã, nhưng nó cũng nhất định gia tăng biến đổi khí hậu. Và một trong những lý do chính cho việc phá rừng là giải tỏa đất cho chăn nuôi cường độ mạnh hay trồng thực phẩm để nuôi những thú vật đó, khi chúng ta biết sản xuất hoa màu là một cách hữu hiệu hơn để nuôi con người. Thế nên chấm dứt phá rừng là một tranh luận.
Nhưng dĩ nhiên khí thải từ chăn nuôi thâm canh bao gồm khí thải mê-tan, rất trọng yếu và có ảnh hưởng thật sự về những thay đổi môi sinh chúng ta chứng kiến.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hàng năm, chăn nuôi để lấy thực phẩm phát sinh nhiều khí nhà kính hơn toàn bộ ngành vận chuyển khắp thế giới.
Thật ra văn bản “Chăn nuôi và Biến đổi Khí hậu,” được đăng trên Tạp chí Quan sát Thế giới năm 2009, ước tính rằng hơn 51% lượng khí thải khí nhà kính toàn cầu do con người gây ra là từ một chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thú vật.
Điều đó thật sự tạo bao nhiêu khác biệt cho một cá nhân cam kết ăn chay? Theo nghiên cứu của Đức quốc năm 2008, người ăn thịt có trách nhiệm cho sản xuất của trên 7 lần lượng khí nhà kính so sánh với người thuần chay.
Tường trình của Cơ quan Thẩm định Môi sinh Hòa Lan kết luận rằng toàn cầu chuyển sang lối ăn toàn thực vật có thể giảm 80% gây sửng sốt phí tổn làm dịu biến đổi khí hậu tương lai.
Robert Flello: Để sản xuất một kí-lô thịt cần có một lượng 8 kí-lô ngũ cốc. Bền vững chăng? Có vấn đề về sự sản xuất hàng năm toàn thế giới gần đây gồm riêng bắp, lúa mì, gạo và đậu nành, nếu dùng để nuôi người thay vì nuôi thú vật, sẽ giải quyết nhiều vấn đề thực phẩm trên thế giới.