XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong những tháng gần đây, các thành viên của giới truyền thông trào lưu chính đã gợi ý sự cần thiết phải thay đổi lối dinh dưỡng của chúng ta để cứu địa cầu. Xét về trích đoạn này từ một bài báo đăng trên The Guardian đặt tại Anh Quốc vào ngày 10 tháng 9, 2011 của Felicity Lawrence, một thông tín viên đặc biệt cho The Guardian và tác giả sách bán chạy nhất. 

“Có phải đã đến lúc tất cả chúng ta nên từ bỏ thịt?” Bài của Felicity Lawrence The Guardian, ngày 10 tháng 9, 2011 “Hai lý do cấp bách nhất cho việc cắt giảm thịt ngày nay là biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số toàn cầu. Những năm hậu chiến tranh đã chứng kiến sự bùng phát về số lượng thú vật chăn nuôi dồn dập để lấy thịt và sữa. Cách mạng chăn nuôi này, và sự thay đổi cách sử dụng đất đai đã đi cùng với nó, tuy nhiên, giờ đây đóng góp gần 1/5 số khí thải nhà kính toàn cầu.

Đa số người có thể làm nhiều hơn cho khí hậu bằng cách cắt giảm thịt thay vì thôi không dùng xe và đi máy bay. Liên Hiệp Quốc tiên đoán rằng số lượng nông súc sẽ tăng gấp đôi từ đây đến năm 2050. Có điều, dĩ nhiên, không thể. Chăn nuôi ở Âu Châu đã đòi hỏi một vùng cây cỏ 7 lần kích thước của Âu Châu để nuôi chúng. Nếu người trong những nơi có nền kinh tế đang lên bắt đầu ăn nhiều thịt như chúng ta, đơn giản sẽ không có đủ địa cầu. Sự sản xuất thịt dồn dập là một cách rất thiếu hữu hiệu để nuôi thế giới. Chăn nuôi một mẫu kha khá với trâu bò có thể sản xuất khoảng 20 cân chất đạm thịt bò. Với cùng mẫu đất trồng lúa mì quý vị có thể sản xuất 138 cân chất đạm cho con người tiêu thụ. Nếu ngũ cốc hiện thời đang được dùng để nuôi thú vật lấy đem nuôi con người trực tiếp thay vào đó, có lẽ sẽ có vừa đủ thức ăn để sinh tồn khi dân số tột đỉnh.”