KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI
 
Băng tan Nam Cực: Phỏng vấn giáo sư Peter Barrett   
( 47 MB )



Mừng những người bạn tuyệt vời và quan tâm đến với Ðịa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tuần này, chúng ta may mắn được trò chuyện với Tiến sĩ Peter Barrett, Giáo sư về địa chất học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Cực tại Ðại học Victoria của Wellington tại Tân Tây Lan.

Giáo sư Barrett đã dành hơn bốn thập niên nghiên cứu Nam Cực với ý thích đặc biệt trong sự tiến hóa lịch sử qua thời gian.

Vào thập niên 1960, Giáo sư Barrett đã dành 5 năm tại Ðại học Tiểu Bang Ohio, Hoa Kỳ nơi ông tốt nghiệp bằng tiến sĩ.

Ông cũng làm việc tại Nam Cực họa địa đồ dải núi đại lục và do đó trở nên say mê với lịch sử thời xưa của vùng.

Khi trở về Tân Tây Lan, ông tham gia đội thám hiểm khoan đào địa chất dưới đáy biển sâu gần Nam Cực. 

Ông khám phá rằng các mẫu chính yếu đạt được từ việc khoan đào là cách chủ yếu để truy tìm quá khứ của lục địa Nam Cực.
Hiện nay Giáo sư Barrett đang lấy mẫu những lõi băng ở Nam Cực để tìm hiểu thêm về khí hậu và thay đổi hóa chất đã xảy ra trong vùng qua thời gian.

Supreme Master TV:

Ông đã làm việc trên nhiều dự án khoan đào ở Nam Cực khoảng 30 năm qua. Xin ông có thể cho biết những dự án này giúp chúng ta hiểu khí hậu của địa cầu trong quá khứ và hiện tại ra sao?

Giáo sư Peter Barrett:
Những vùng địa cực là những nơi đặc biệt nhạy cảm trên địa cầu.

Phần lớn sức nóng đến từ mặt trời trên vùng nhiệt đới; nó luân chuyển xuống các địa cực. Nhưng thay đổi mạnh hơn ở các vùng địa cực so với vùng trung tâm của địa cầu, và thật ra việc khoan đào là để chúng ta biết được lịch sử của khí hậu trong quá khứ. Vì Nam Cực phần lớn bao phủ với băng đá, chúng ta không thể dùng những tảng đá được phơi bày như ở các lục địa  khác; nên khoan đào rất quan trọng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Giáo sư Barrett cũng điều tra những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu trên dải băng đá của địa cầu và mực nước biển dâng cao sau đó.

Tiến sĩ Jay Zwalley, nhà khí hậu học Hoa Kỳ hàng đầu của Cơ quan Quản lý Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) tại Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Bắc Cực có thể không còn băng đá vào mùa hè năm 2012.

Giáo sư Peter Barrett chia sẻ với chúng ta những ảnh hưởng của sự kiện như vậy có thể xảy ra.

Giáo sư  Peter Barrett:
Sẽ có khá nhiều hậu quả sâu sắc.

Nhưng có lẽ trước tiên điều quan trọng cần đề cập là những thay đổi đang xảy ra nhanh hơn dự đoán. Sự hiểu biết của chúng ta 10 năm trước cho rằng sự tan chảy này sẽ không xảy ra cho đến về sau trong thế kỷ này.

Nhưng chúng ta hiện đang tăng kiến thức thật nhanh, quan trọng để nhận ra rằng chúng ta phải nhanh nhẹn với kiến thức này, để chúng ta có thể có những phán đoán tốt hơn về tương lai.



        Hình ảnh cho thấy Nam Cực tan chảy trong nhiều vùng lần đầu tiên (Hình ảnh của Nasa.gov)

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Mặc dù có nhiều thảo luận đã diễn ra về sự tan chảy của dải băng đá tại Greenland, sự tan rã của băng đá tại Nam Cực cũng là một dấu hiệu quan trọng của hâm nóng toàn cầu.

Ðịa điểm quý báu này chứa 90% băng đá của thế giới và vì thế lưu trữ phần lớn bể nước sạch của thế giới.

Nếu Nam Cực hoàn toàn tan chảy, có thể có khả năng gây ra mực nước biển dâng cao 190 bộ Anh hay 58 mét.

Con số này chưa tính đến sự giãn nở nhiệt, hoặc sự gia tăng thể tích nước khi bị hâm nóng, có thể làm tăng thâm chiều cao của đại dương.

Giáo sư Peter Barrett:
Trong bốn năm qua, những tường trình khoa học không chỉ đến từ Nam Cực, dù các tường trình này nghiêm trọng, mà còn đến từ các vùng nhiệt đới, chứng minh rõ rằng chính thán khí của con người hoặc khí thải khí nhà kính gây ra những thay đổi chúng ta đang quan sát.

Tôi vừa lưu tâm về Giải Nobel Hòa bình được trao tặng cho Al Gore và Hội đồng Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi. Đó là Giải thưởng Hòa bình nhờ việc làm ủy ban đó đã thực hiện để tìm hiểu và chủ trương cho việc điều hành vấn đề khí hậu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Nam Cực có thể được chia ra thành ba vùng chính: vùng Bán Đảo, Tây Nam Cực và Đông Nam Cực

Vào tháng 3 năm 2008, một phần lớn của Dải Băng đá Wilkins tọa lạc tại Bán Đảo kích thước khoảng 405 cây số vuông tách khỏi vùng Bán Đảo.

Vào tháng 1 năm 2009, người ta tường trình rằng toàn thể dải băng, với kích thước hơn 14.000 cây số vuông, gần tan rã hoàn toàn.

Giáo sư Peter Barrett:
Trong trường hợp của Dải Băng đá Wilkins điều này thật nghiêm trọng vì Bán đảo Nam Cực đang ấm lên nhanh hơn gần như mọi nơi khác trên địa cầu.

Tỷ lệ hâm nóng là khoảng hai độ rưỡi trong 50 năm vừa qua; điều đó cũng đúng ở Nam Cực và xứ Siberia nhưng đa số nơi còn lại của địa cầu không nhanh như thế.



 2008 một phần của Dải Băng đá Wilkins tan chảy, cho thấy mảnh băng đá đang giữ lại, tan rã thêm
(Hình ảnh của - Trung tâm Tài liệu Băng Đá Quốc gia)
Hiện nay đó là điều được công nhận như phản ứng của sự hâm nóng này, là điều tự nó là một phần của hâm nóng toàn cầu to lớn hơn mà chúng ta hiện đang bắt đầu chứng nghiệm.

Nó tượng trưng sự cảnh báo!

Giáo sư Peter Barrett:
Với kiến thức chúng ta hiện có về lịch sử địa cầu và mức thán khí trong quá khứ, điều khá rõ ràng là chúng ta hiện đang tiến vào giai đoạn khí hậu thay đổi rất nguy hiểm. Chính việc làm của chúng ta ở Nam Cực, đã làm vỡ Dải Băng Đá ở Tây Nam Cực, hoặc đơn giản không còn hiện hữu.

Chúng tôi có những hồ sơ tốt về điều này, ba hoặc bốn triệu năm về trước, vào lúc mức thán khí ít hơn 400 phần mỗi triệu và chúng ta hiện đang tiến đến mức đó.

Hiện giờ, đây là trình trạng chúng ta không kỳ vọng Nam Cực sẽ đáp ứng khi thời điểm đến mức đó, nhưng điều đó có nghĩa là thật ra, chúng ta có khí hậu mà trong đó ảnh hưởng sẽ dần dần diễn ra.

Trước tiên, hậu quả rất rõ ràng là, những dải băng đá bị tan vỡ trước.

Cô có đề cập đến Dải Băng Đá Wilkins, ở xa trên vùng phía bắc, nhưng điều đó đã xảy ra.

Dải Băng đá Ross to lớn hơn nhiều; sẽ cần một gia tăng nhiệt độ, từ bốn hoặc năm độ. Nhưng điều đó có thể xảy ra trong vài thập niên và rồi khi việc đó xảy ra, nó sẽ tách rời tảng băng đá ở Tây Nam Cực.

Vì thế khó nói điều nào tệ hơn, thật sự nó hiện đang xảy ra, hoặc một nền văn minh dựa trên kiến thức mà việc đó sẽ xảy ra, rằng mực nước biển sẽ dâng cao khoảng 10 hay 15 mét là hậu quả của điều đó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Kính mời quý vị xem tiếp Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng tôi sẽ trở lại ngay với thêm nhiều tài liệu sáng suốt về tương lai của Nam Cực từ Giáo sư Peter Barrett.

Chào mừng quý vị trở lại với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái, chúng ta đã trò chuyện với Giáo sư Peter Barrett thuộc Đại học Victoria tại Wellington, Tân Tây Lan về dải băng đá Nam Cực đang tay chảy. Chỏm băng ở địa cực tan chảy nghiêm trọng bởi cơ chế phản hồi được biết là “cú suất albedo” bởi đó hâm nóng toàn cầu do con người tạo ra làm nóng khí quyển và đại dương, vì thế làm tan dải băng đá.

Vì băng đá đóng vai trò chiếc gương, phản chiếu một số tia mặt trời trở lại vào không gian, càng nhiều băng đá làm tan năng lượng vào đại dương, vì thế càng làm nước ấm lên và khiến băng tan ngày càng tăng.

Tình trạng này trở nên tệ hơn bởi sự thoát khí mê-tan và những khí hâm nóng toàn cầu khác sau đó từ lớp hàn băng đông đá của địa cầu.

Giáo sư Barrett giải thích thêm về sự nguy hiểm sắp xảy ra này.

Giáo sư Peter Barrett:
Có một nguy cơ khác là sự thật hàng tỷ tấn khí mê-tan được lưu trữ trong dạng chất đặc bên dưới đại dương, và khi thế giới ấm lên, khí này có thể thoát ra.

Hiện nay ở Bắc Cực, khí mê-tan đang nổi bọt khí; nhưng nó đã được theo dõi năm vừa qua.

Sự tan chảy lớp hàn băng thoát ra nhiều khí mê-tan hơn và không ai biết được khi nào thời điểm sẽ đến với tai biến của sự tách phân, thải ra khí mê-tan. Đây là một lý do rất tốt để giữ nhiệt độ toàn cầu càng thấp càng tốt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Trong thời gian khẩn cấp này, thế giới cần những giải pháp hoàn chỉnh và hành động tức thời ở tầm mức cá nhân lẫn chính phủ.

Giáo sư Barrett giải thích.

Giáo sư Peter Barrett:
Tôi chỉ thấy một bổn phận đạo đức rất rõ.

Quý vị có thể biến nó thành cá nhân hơn bởi khái niệm về một ảnh hưởng thán khí cá nhân. Tại quốc gia tôi, ảnh hưởng thán khí là khoảng bốn tấn thán khí hàng năm cho mỗi người. Đây là con số lớn. Ở những xứ như Ấn Độ hoặc Trung Quốc, nó ít hơn một tấn; mặc dù lượng khí thải có thể cao nhưng ảnh hưởng cá nhân thì nhỏ.

Cho nên vì vấn đề cơ bản là thán khí, đặc biệt đó là hơi ngạt đã có từ rất lâu, và vì vậy tôi thấy điều đó như trách nhiệm của chúng ta giảm và loại bỏ thán khí thải để địa cầu có thể hồi phục sự cân bằng của nó.

Supreme Master TV:
Ông thấy hành động quan trọng gì cần được thực hiện từ phạm vi lãnh đạo?

Giáo sư Peter Barrett:
Theo tôi, điều quan trọng nhất là để thừa nhận vấn đề và tán thành những cách giải quyết điều đó ở mọi tầng lớp.

Đối với tôi, thí dụ nổi bật cho việc này là Barack Obama, đã tuyên bố rất rõ và tôi rất muốn được trích dẫn nguyên vẹn lời tuyên bố đó; nhưng đối với tôi, đó là điều khá khuây khỏa và khá đầy cảm hứng.

Cơ bản ông nói rằng người ta đã hiểu khoa học, vấn đề thật trọng đại, không thể phủ nhận lâu hơn, chúng ta nên hành động ngay.

Supreme Master TV:
Ông khuyến khích những thay đổi gì trên phạm vi cá nhân để giảm khí hậu thay đổi?

Giáo sư Peter Barrett:
Có rất nhiều, và thật ra tôi nghĩ hành động của cá nhân cũng quan trọng như hành động của chính phủ. Lý do là vì tôi nghĩ chúng ta đích thân cần cảm nhận lạc quan lẫn thách thức, cảm thấy rằng chúng ta đang tạo sự khác biệt lớn nhất chúng ta có thể làm. Do đó những hành động tôi nghĩ về mặt tư tưởng là sống đơn giản; nghĩ về điều chúng ta làm và thật sự dùng càng ít năng lượng càng tốt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Theo tường trình của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc tựa đề “Bóng Dài của Chăn Nuôi,” kỹ nghệ chăn nuôi chịu trách nhiệm cho việc mang lại nhiều khí thải khí nhà kính hơn mọi phương tiện vận chuyển trên thế giới kết hợp lại, bao gồm xe hơi, phi cơ và tàu thuyền.

Người được giải Nobel và chủ tịch của Hội đồng Quốc tế về Khí hậu Thay đổi, Tiến sĩ Rajendra Pachauri cũng tuyên bố rằng một trong những cách hữu hiệu nhất để giảm ảnh hưởng thán khí của chúng ta là ngưng ăn thịt.

Thật ra, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Gidon Eshel và Pamela Martin, phụ tá giáo sư khoa địa vật lý tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ, ảnh hưởng thán khí của lối ăn thịt nặng hơn 1,5 tấn so với dinh dưỡng bằng thực vật cho mỗi người hàng năm.

Chúng tôi hỏi Giáo sư Barrett quan điểm của ông về những lợi ích của dinh dưỡng chay về vấn đề khí hậu thay đổi.

Giáo sư Peter Barrett:
Tôi có thể thấy những lợi ích của dinh dưỡng chay rất rõ. Tôi đã giảm ăn thịt khá đáng kể, và tôi sẽ tiếp tục làm vậy. Tôi nghĩ một hành động trong hướng đó, theo dinh dưỡng chay, là một phần rất quan trọng về những thay đổi mà chúng ta cần làm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Được biệt danh là người Wellington Năm 2006, Giáo sư Barrett đã kết thúc cuộc phỏng vấn với những lời khích lệ và hy vọng cho địa cầu và các cư dân trên đó.

Giáo sư Peter Barrett:
Tôi nghĩ có khá nhiều thí dụ khắp thế giới, trong lịch sử của chúng ta, chứng tỏ về những thay đổi khẳng định.

Tôi chắc chắn đây là điều chúng ta sẽ dần dần đạt được.

Câu hỏi duy nhất là chúng ta phải gánh chịu bao nhiêu tổn thất trong quá trình đó?

Do đó sự khẩn cấp rất quan trọng, vài năm sắp tới rất quan trọng.

James Hansen đã làm sáng tỏ điều này một cách thật ưu tú. Mục tiêu của ông là 350 phần mỗi triệu, tôi nghĩ chúng ta phải thật sự thừa nhận điều này và cố gắng đạt được.

Hiện giờ, chúng ta đã vượt mức đó, nhưng thử thách về sự kết hợp kỹ thuật của chúng ta và lối sống cải đổi để giảm lượng thán khí xuống 350 phần mỗi triệu và cố gắng để thật sự đưa chúng ta ra khỏi vùng nguy hiểm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN:Với chỏm băng ở Bắc Cực và Nam Cực đang tan chảy, hành động khẩn cấp rất cần để giảm thán khí, khí mê-tan và những khí thải khí nhà kính khác để hồi phục sự cân bằng cho địa cầu tuyệt đẹp này.

Cách đơn giản nhất và nhanh nhất để ngưng hâm nóng toàn cầu mọi người có thể làm dễ dàng và lập tức, là áp dụng dinh dưỡng thuần chay, bằng thực vật, cũng là cách tốt đặc biệt cho sức khỏe con người.

Để kết thúc chương trình, chúng tôi xin chân thành tri ân Giáo sư Peter Barrett về những lời đầy trí huệ và thời gian quý báu của ông.

Để biết thêm chi tiết về Giáo sư Peter Barrett, xin viếng:
http://www.victoria.ac.nz/antarctic/people/peter-barrett/index.aspx

trackback : http://suprememastertv.tv/bbs/tb.php/sos_video_au/93