KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI
 
Cao điểm của Địa Cầu, tìm hiểu với Tiến sĩ James Hansen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA    Phần 1
Phần 1 ( 49 MB )
Phần 2 ( 49 MB )


Chào mừng quý khán giả thân thiện môi trường đến với chương trình Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay, trình chiếu khoa học gia về khí hậu hàng đầu Tiến sĩ James Hansen. Tiến sĩ Hansen là giám đốc Viện Nghiên cứu Không Gian Goddard (GISS) của Cơ quan Hàng không và Không gian Quốc gia tại Đại học Columbia, nơi ông ấy dẫn đầu GISS trong nghiên cứu về bầu khí quyển của địa cầu và thay đổi khí hậu toàn cầu.


Tiến sĩ Hansen, cũng như nhiều nhà nghiên cứu lâu ngày về khoa học khí hậu, đang lo lắng thêm về hiểu biết nghiên cứu đang biểu hiện. Những nghiên cứu này đặt căn bản trên ba điều: Lịch sử địa cầu, tài liệu vệ tinh, và mô hình điện toán.

Viện Nghiên cứu Không gian Goddard đã phát triển mô hình điện toán phỏng theo khí hậu của địa cầu từ năm 1880 cho đến nay. Tiến sĩ Hansen nhanh chóng nhắc nhở mọi người rằng mô hình điện toán là một dụng cụ hữu ích, nhưng không thể so sánh với sự thật hiển nhiên biểu thị bởi những sự kiện quá khứ trên địa cầu.

Khoa học gia người Mỹ nổi bật này, người lãnh đạo và anh hùng đã nhận được hơn 20 giải thưởng, bắt đầu năm 1977 với Giải thưởng Thành tựu Đặc biệt Goddard .

Vào ngày 16 tháng 2, 2008, Hiệp hội Tiến triển Khoa học Hoa Kỳ (AAAS) đã vinh danh ông cho hành động gương mẫu của ông trong việc giúp đỡ trưởng dưỡng sự tự do và trách nhiệm khoa học.

Tiến sĩ James Hansen đã nhận Giải Gương Anh Hùng Sáng Ngời Thế Giới từ Thanh Hải Vô Thượng Sư. Vì mọi đóng góp và lòng can đảm của mình, giải được trao cho ông, “để nhìn nhận sự can đảm nói lên sự thật, tạo ra nhận thức toàn cầu về tình trạng của địa cầu, và chủ trương thay đổi để cứu vãn địa cầu kỳ diệu của chúng ta.”

Đã nhiều năm, Tiến sĩ Hansen đã lên tiếng báo động về nguy cơ hâm nóng toàn cầu của toàn thế giới.

Vài cao điểm phải để ý về mối liên hệ của việc thay đổi khí hậu gồm có sự tan chảy của lớp băng đá Bắc Cực, các thiên tai thời tiết khủng khiếp và mực nước biển dâng cao.

Sự thay đổi khí hậu cũng có một ảnh hưởng đến nông nghiệp vì gây ra hạn hán trầm trọng tại vài vùng và lũ lụt nặng ở các nơi khác.

Diễn đàn Tällberg ở Thụy Điển là một sinh hoạt hàng năm do Cơ sở Tällberg tổ chức. Nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu trong xã hội tân thời của chúng ta, diễn đàn cho các nhà lãnh đạo thế giới một cơ hội để trao đổi ý kiến và tìm câu trả lời cho những thử thách của thế giới trong một bầu không khí trao đổi tự do.

Tại diễn đàn Tällberg năm 2008, phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư đã phỏng vấn Tiến sĩ Hansen về sự nghiêm trọng của thay đổi khí hậu.

SupremeMasterTV: Chào mừng ông đến với Truyền Hình Vô Thượng Sư, Tiến sĩ James Hansen. Thật là một vinh dự lớn để chúng tôi đích thân gặp ông.

Tiến sĩ James Hansen: Là hân hạnh của tôi. Tôi vui được có mặt ở đây.

SupremeMasterTV: Ông có thể bình luận về tình trạng hiện nay không?

Tiến sĩ James Hansen: Rất khó để người ta nhận thức điều này bởi vì mình không thấy có nhiều điều xảy ra; hâm nóng toàn cầu là khoảng một độ bách phân, và sự thay đổi thời tiết lớn hơn như vậy nhiều từ ngày này sang ngày khác.

Cho nên mình không nhận ra có một sự khủng hoảng, nhưng thật ra, chúng ta hiện ở điểm khủng hoảng, vì chúng ta rất gần với chỗ vượt qua cao điểm trong hệ thống khí hậu mà sẽ có những hậu quả không thú vị lắm.

Thật ra, chúng ta đã vượt qua một cao điểm rồi, và đó là Bắc Băng Dương. Chúng ta đã đến một điểm mà chúng ta sẽ mất tất cả băng đá trên Bắc Băng Dương. Mùa hè vừa qua, năm 2007, khoảng phân nửa băng đá ở Bắc Cực đã tan chảy.



Vấn đề là lúc đó có nhiều phản hồi khẳng định. Một cao điểm xảy ra khi có những phản hồi tán rộng có thể đi vào cuộc diện và gây sự thay đổi lớn xảy ra rất nhanh chóng.

Trong trường hợp của Bắc Cực, cách nó vận hành là khi đá tan chảy, phơi bày một đại dương tối hơn, hấp thụ nhiều ánh nắng hơn, khiến đá tan chảy nhiều hơn.

Ngày nay, vì địa cầu bị mất cân bằng năng lượng, có nhiều năng lượng đến từ ánh sáng mặt trời hơn là sự bức xạ nhiệt đang thoát ra.

Lý do cho việc đó là khí nhà kính, thán khí, khí mêtan và những loại khí khác chúng ta đã thêm vào trong bầu khí quyển, giữ lại bức xạ nhiệt.

Cho nên vì sự bất cân bằng năng lượng này, chúng ta biết rằng băng đá Bắc Cực còn lại sẽ chảy ra, có lẽ trong vòng 5 đến 10 năm tới, có lẽ hơi lâu hơn.

Nhưng, dù thế nào, chúng ta đã vượt qua cao điểm.

Đó là một cao điểm có thể xoay ngược.

Nếu chúng ta giảm số lượng thán khí trong không khí, nhờ đó sự cân bằng năng lượng trở thành số không hoặc dưới số không một chút, thì địa cầu này sẽ nguội đi và băng đá sẽ đông trở lại.

Nhưng, điều chúng tôi lo lắng là về những cao điểm lớn hơn, không thể xoay ngược vào bất cứ trục thời gian nào mà người ta muốn thấy; thí dụ như, lớp băng đá ở Tây Nam Cực và Greenland.

Nếu những chỗ đó bắt đầu bị phân hủy và trượt xuống đại dương, thì không thể xoay ngược trong khoảng thời gian ít hơn là 10.000 năm.

Phải tốn một thời gian dài để tảng băng đá thành hình từ tuyết rơi. Hậu quả của việc đó, là mực nước biển dâng lên vài mét, rõ ràng sẽ là đại họa.

Nhưng một cao điểm khác nữa, cũng không thể xoay ngược, là sự diệt chủng của sinh vật. Chúng ta đã đặt áp lực trên nhiều sinh vật vì đường nhiệt độ đang di chuyển, di chuyển về hướng địa cực ở tốc độ khoảng 50 hoặc 60 cây số mỗi thập niên. Và đường nhiệt độ đang di chuyển lên trên trong bầu khí quyển.

Cho nên những giống vật sống trên núi phải dời lên chỗ cao hơn để có thể sống trong miền khí hậu của chúng, hoặc lên vĩ độ cao hơn. Và, đối với vài độ dời đổi, đó không phải là vấn đề, nhưng vì điều đó xảy ra càng ngày càng nhanh, chúng ta có thể gây cho nhiều giống vật bị tuyệt chủng.

Và rồi, cao điểm là khi nhiều giống vật bị tuyệt chủng, và chúng tùy thuộc vào nhau, mình có thể khiến hệ sinh thái suy sụp, và rồi mất đi rất nhiều giống vật.

Rõ ràng, chúng ta không muốn việc đó xảy ra. Điều đó đã xảy ra trong lịch sử địa cầu vài lần. Đã từng có sự hâm nóng toàn cầu rất lớn, 5 hoặc 6 độ bách phân, hơn phân nửa giống vật trên địa cầu bị diệt chủng và giống mới được khai sinh, nhưng việc đó xảy ra trong hàng trăm ngàn năm.

Rõ ràng, đó là một trục thời gian chúng ta không thể nghĩ đến. Cho nên, chúng ta muốn tránh những cao điểm đó.

SupremeMasterTV: Chúng ta có vượt quá điểm vô phương cứu vãn khác?

Tiến sĩ James Hansen: Điểm vô phương cứu vãn là khi mình đến một điểm mà động lực của hệ thống tiếp quản, rồi mình không thể làm bất cứ gì về điều đó. Như vậy quá muộn.

Cho nên nếu tảng băng bắt đầu trượt xuống dốc về hướng đại dương, thì như vậy là quá muộn. Mình có thể giảm khí nhà kính, nhưng sẽ không ngưng lớp băng đó. Chúng ta không muốn đến điểm vô phương cứu vãn. Tôi không nghĩ chúng ta đã ở đó, nhưng trong trường hợp của những tảng băng, chúng ta có thể gần đến.

Bởi vì, nếu đi trở lại năm 1990, lúc đó Greenland đang khá cân bằng, chúng ta sẽ có cùng một số lượng; nó sẽ có nhiều đá hơn trong mùa đông khi tuyết rơi phủ lên, và rồi những chỗ rìa sẽ tan chảy vào mùa hè, và nó khá cân bằng.

Nhưng băng đá bắt đầu mất nhiều số lượng vào mùa hè hơn là lấy lại vào mùa đông. Năm ngoái, năm 2007, mất ít nhất 250 cây số vuông băng đá trong năm đó. Điều đó có vẻ như rất nhiều, nhưng ít hơn 1 li mực nước biển.

Nhưng, nhìn toàn bộ, mực nước biển sẽ dâng lên 3 ½ phân trong mỗi thập niên, ảnh hưởng đến một vài đảo quốc.

Nhưng sự nguy hiểm là nó có thể lên đến một tốc độ cao hơn nhiều, vì chúng ta biết rằng trong lịch sử của địa cầu có nhiều lần mực nước biển đã dâng lên rất nhanh, và chúng ta thật sự không muốn vượt qua cao điểm vô phương cứu vãn.

SupremeMasterTV: Vậy chúng ta đang ở đâu? Chúng ta có thể làm gì?

Tiến sĩ James Hansen: Thật ra, có những giải quyết thực tế. Tôi nghĩ điều quan trọng để đưa ra điểm là những giải pháp này thật ra có nhiều đặc tính mong muốn. 

Đó thật sự là một tương lai sáng hơn vượt xăng hóa thạch. Vấn đề căn bản là đốt nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta không thể đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch, tất cả than đá dưới đất. Than đá là một đóng góp lớn nhất vào việc này. Nếu mình đốt tất cả than đá, đưa vào bầu khí quyển, địa cầu sẽ đi thẳng đến tình trạng không còn băng đá, đó là khi thán khí nằm trong không khí trước đây.

Mình không thể để nó xảy ra. Chúng ta sẽ phải dùng đến nguồn năng lượng vượt nhiên liệu hóa thạch, và thật ra điều đó có nhiều lợi điểm. Thí dụ, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có, trong Hoa Kỳ, Âu châu và Trung Hoa, chúng ta cần thiết lập lưới điện tử ít thoát điện, cho phép năng lượng đến từ năng lượng tái chế như điện mặt trời, điện gió, được truyền đi đường dài mà không bị mất năng lượng.

Lưới điện tử hiện tại, lưới điện xoay chiều bị mất năng lượng khá nhanh, cho nên chúng ta không thể truyền đi đoạn đường xa lắm. Nhưng có kỹ thuật, lưới điện tử cao số dùng đường điện trực tiếp mà có thể truyền năng lượng đi đường xa và cho phép năng lượng tái chế được tiếp quản trong tương lai.

Và điều đó có nhiều lợi điểm; trước tiên là bầu khí quyển và đại dương trong sạch hơn, giảm ô nhiễm không khí. Và nó giảm nhu cầu nhập cảng năng lượng từ những nơi mình không thể tự tin sẽ có năng lượng đó trong khoảng thời gian dài.

Và điều đó bảo tồn địa cầu, bảo tồn các tạo vật. Cho nên có nhiều điều khẳng định về giải quyết vấn đề đó, và chúng ta có thể làm được. Nhưng cần có sự lãnh đạo.

SupremeMasterTV: Chính phủ, đa số họ có đang làm gì không?

Tiến sĩ James Hansen: Các chính phủ, họ nói về việc giảm khí thải khoảng X%, sự thật là, chúng ta sẽ phải giảm khí thải thán khí khoảng 100% vì số lượng thán khí mà chúng ta đưa vào trong bầu khí quyển sẽ ở lại đó, phần lớn sẽ ở lại, đến hơn 1000 năm.

Tiến sĩ James Hansen: Chúng ta thật không thể đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch và đưa thán khí vào trong khí quyển. Các chính phủ nghĩ họ có thể tạo những thay đổi nhỏ và có lẽ như vậy sẽ đủ tốt.

Nhưng như vậy không đủ. Điều đó trở nên rất rõ là chúng ta sẽ phải có những thay đổi rất mạnh mẽ.

SupremeMasterTV: Cho nên, người làm luật sẽ phải quyết định rất nhanh chóng bây giờ?

Tiến sĩ James Hansen: Phải, chúng ta thật sự sắp hết thời giờ.

Thật ra, tôi nghĩ năm tới đây hay hai năm nữa là thời điểm rất khẩn cấp. Với nhu cầu cần có một sự đồng ý quốc tế để đi theo Nghị định thư Kyoto, đây là lúc chúng ta phải tạo những quyết định thay đổi hướng đi rất trọng đại.

SupremeMasterTV: Nếu theo dõi không gian chúng ta hiện đang sống, sẽ chẳng lâu có thảm họa?

Tiến sĩ James Hansen: Vâng, chúng ta cần vài sự thay đổi hoàn toàn.

Vậy, chúng ta sẽ hy vọng điều gì, chẳng hạn, Hoa Kỳ sẽ thông báo một dự án như lưới điện quốc gia, hệ thống đường dây điện ít hao, nói: “Chúng ta sẽ làm trong một thập niên.” Nó có thể được thực hiện. Và sẽ cho phép chúng ta tránh xa nhiên liệu hóa thạch.

SupremeMasterTV: Cho nên, những gì họ nói là CCS (Thu và Tích lũy Khí carbon), giống như thu thán khí thật sự không hoạt động.

Tiến sĩ James Hansen:Thu và tích lũy khí cacbon, đốt than đá ở các nhà máy điện nơi quý vị thu thán khí và tích lũy nó ở dưới lòng đất.

Thật vậy, hoài nghi của tôi là có một lần chúng tôi tìm hiểu tất cả lựa chọn, có lẽ đó không phải là lựa chọn tốt nhất vì quý vị vẫn làm nóng chảy thủy ngân, một chất gây ô nhiễm.

Quý vị vẫn có ô nhiễm vùng do hiện tượng dời núi và sự ô nhiễm của các dòng suối.

Và than đá là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Nên, nó có thể kéo dài gần một thế kỷ, nhưng không phải một nguồn cung cấp vô hạn.

SupremeMasterTV: Tôi nghĩ, trong tờ báo phát hành ngày 23 tháng 6, họ nói về “Nhớ số 350, quãng đời còn lại của bạn!” Câu này có liên hệ gì nói về thuật ngữ của thay đổi khí hậu?

Tiến sĩ James Hansen:
350 đề cập lượng thán khí trong khí quyển.

Hiện nay, trong thời kỳ Holocene, 12.000 năm sau cùng, thán khí có khoảng 280 phần mỗi triệu. Hiện giờ, bằng cách đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, con người đã tăng đến 385. Nó có hướng tăng đến những mức độ cao hơn. Nó đang gia tăng khoảng 2 phần mỗi năm.

Chúng ta đã nhận ra rằng mình đã đi quá xa. Chúng ta sẽ phải giảm thán khí, xuống đến ít nhất 350 và có lẽ còn phải thấp hơn.

Nhưng điểm 350 thì thấp hơn con số chúng ta hiện có. Vì vậy, những chính sách chúng ta sẽ cần để đạt mục đích sẽ giống nhau nếu nó xuống tới mức tối ưu thật sự là 325 hay 300 hay 280. Vậy, chúng ta sẽ phải đi qua mức 350.

 Vì vậy điểm này chỉ để giúp con người nhận thức rằng chúng ta đã vượt quá xa.

SupremeMasterTV: Cho nên, tất cả thiên tai khắp thế giới hoàn toàn có liên quan đến sự khủng hoảng khí hậu?

Tiến sĩ James Hansen: Vâng, quý vị không thể nói tất cả thiên tai trên thế giới có liên quan đến thảm họa khí hậu, nhưng điều quý vị có thể nói, là nạn hâm nóng toàn cầu tăng cường độ của cả hai thái cực của chu trình thủy học.

Nên, vào những lúc và ở nơi khi trời khô, hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nghĩa là quý vị trở nên khô hơn và nhiệt độ cao hơn, hạn hán nghiêm trọng hơn và hậu quả là tình trạng cháy rừng phổ biến hơn.

Nhưng mặt khác, thái cực kia của chu trình thủy học cũng gia tăng, vì khi không khí càng nóng hơn, thì nước sẽ bay hơi nhiều hơn. Ở một cường độ rất mạnh, lượng nước bay hơi tăng với nhiệt độ, cho nên khi trời mưa, có thể có nhiều cơn mưa to hơn nhiều.

Nên, chúng ta có, không phải luôn như thế, nhưng có một vài trận mưa to hơn và lũ lụt nhiều hơn.

Những điều này dựa trên thống kê, chúng ta có thể thấy cả hai hiện tượng này đang diễn ra. Không còn hoài nghi gì nữa cả hai việc này đang diễn ra.

Thật vậy, nơi tôi sống, gần Sông Delaware, chúng tôi từng có, những cơn lũ 200 năm trong vòng 10 năm qua.

Và nơi tôi từng sống ở Iowa, chúng tôi từng có những cơn lũ 500 năm trong 15 năm qua.

Tôi nghĩ rằng mặc dù quý vị không thể trách một cơn lũ riêng biệt và nói, được, cơn lũ này do hiệu ứng nhà kính gây ra.

Nhưng, tần số của những cơn lũ xảy ra và sự nghiêm trọng của chúng nhất định bị ảnh hưởng bởi hâm nóng toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hôm nay trên Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái, Truyền Hình Vô Thượng Sư trình chiếu buổi phỏng vấn với Tiến sĩ James Hansen về những hoạt động hữu hiệu hầu ngưng thay đổi khí hậu.

SupremeMasterTV: Chúng tôi đã nghe bài diễn văn này từ IPCC, hội đồng thay đổi khí hậu. Họ đã đoạt Giải thưởng Nobel cùng với Al Gore.

Giám đốc Tiến sĩ Pachuari của IPCC nói: “Nếu chính phủ hành động quá chậm, ít nhất đối với những người bình thường, những cá nhân, việc làm đơn giản là ăn ít thịt, đi xe đạp, hay mua sắm tiết kiệm” hay những loại việc làm đơn giản này.

Quý vị nói gì về của ông ta?

Tiến sĩ James Hansen: Vâng, chắc chắn thế. Những việc mà cá nhân có thể làm rất hữu ích.

Một trong những điều hữu ích nhất thật ra là ăn chay, tạo ít khí nhà kính hơn nhiều so với ăn thịt.

Nhưng vì cá nhân không thể tự giải quyết vấn đề, họ phải có sự lãnh đạo vì chúng ta phải thay đổi các chính sách.

Chúng ta cần những thứ như hệ thống lưới điện.

Có nhiều thứ chỉ có thể được thực hiện với sự lãnh đạo.

Chúng ta phải thay đổi quy luật như hiệu suất năng lượng của xe hơi, và hiệu suất xây dựng và những tiện ích hiện giờ kiếm nhiều tiền hơn nếu họ bán cho quý vị năng lượng.

Đó không phải là cách chúng ta nên thiết lập quy luật cho những tiện ích.

Chúng ta nên thay đổi chúng như vậy, nếu chúng giúp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm khí nhà kính, rồi chúng có thể tạo nhiều lợi nhuận hơn.

Có nhiều việc chỉ có chính quyền mới làm được; cá nhân không thể tạo những thay đổi đó.

SupremeMasterTV: Vì vậy, quý vị có thể khuyên những cá nhân làm gì?

Tiến sĩ James Hansen: Có nhiều nơi ở Hoa Kỳ, Đức quốc và Anh quốc, nơi công dân bắt đầu phản đối các dự án về nhà máy điện mới chạy bằng than.

Thật vô cùng quý giá đối với những công dân làm vậy.

Họ cũng có thể ngưng khoang dầu ở những nơi như Khu Bảo tồn Đời sống Hoang dã Quốc gia Bắc Cực và ngoài khơi của vài quốc gia, ở những khu đất công cộng.

Cũng rất hữu ích, vì nó đơn giản không tạo cảm giác cố gắng lấy từng giọt dầu cuối cùng ra khỏi mặt đất.

Chúng ta cần đi ra khỏi thói nghiện dầu của chúng ta, và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

SupremeMasterTV: Có nhiều sự công bố nói rằng loại năng lượng sạch bền vững này đã có sẵn rất lâu rồi.

Tiến sĩ James Hansen: Những năng lượng sạch đã có sẵn, nhưng quá xa, chúng là một phần nhỏ của tổng thể.

Nhưng vài năng lượng sạch ở gần có thể thực hiện được một phần lớn công việc.

Thí dụ nhiệt năng mặt trời, nơi ánh mặt trời được tập trung bằng những tấm kính và được dùng để làm nóng chất lỏng, và sau đó chạy máy phát điện.

Nhiệt lượng mặt trời hiện nay hoạt động đủ tốt để quý vị có thể tạo nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời.

Thật vậy, ở Hoa Kỳ, có đủ năng lượng ở sa mạc tây nam cung cấp điện cho cả quốc gia, nhưng quý vị không cần lưới điện để làm việc đó.

SupremeMasterTV: Cùng lúc, có một bài tường trình nói rằng, từ ngành nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, nuôi thú vật lấy thịt tạo nhiều khí nhà kính hơn tất cả sự chuyên chở.

Nếu người ta chuyển sang ăn chay, và sau đó thúc đẩy chính phủ và những người lập pháp.

Tiến sĩ James Hansen: Vâng, tôi nghĩ thúc đẩy chính phủ và những người lập pháp là điều quan trọng nhất, và kể cả thúc đẩy họ không chỉ qua việc bỏ phiếu, mà còn bằng cách phản đối những luật rõ ràng là chính sách không tốt.

Tôi nghĩ chúng ta nên không chỉ nhấn mạnh vấn đề, mà thật ra còn là giải pháp có nhiều đặc điểm tuyệt vời: không khí trong sạch, năng lượng tái tạo, phát huy sáng tạo, địa cầu của chúng ta đã có hàng ngàn. năm nay.

SupremeMasterTV: Chúng ta còn lại bao lâu để hành động và xoay ngược tình trạng hâm nóng toàn cầu hay ít nhất ngưng sự khủng hoảng?

Tiến sĩ James Hansen: Chúng ta còn lại bao nhiêu lâu?

Tôi đã nói hai năm trước là chúng ta có 10 năm, nhưng ý tôi là 10 năm để tiếp tục con đường khác. Có nghĩa là chúng ta phải bắt đầu thay đổi đường hướng bây giờ. Vì Nghị Định thư Kyoto đã sắp mất hiệu lực, thật sự nghĩa là trong năm tới hay một năm rưỡi nữa, chúng ta thật sự cần phải tiếp tục con đường khác.

SupremeMasterTV: Cám ơn quý vị rất nhiều, Tiến sĩ Hansen. Thật rất vui, và cảm ơn quý vị vì nỗ lực cao quý của quý vị. Chúc quý vị điều tốt đẹp nhất!

Tiến sĩ James Hansen: Cảm ơn quý vị.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một lần nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hansen đã chia sẻ chuyên môn và kiến thức của ông rằng ăn chay, nghĩa là thực phẩm không thịt là một trong những cách thật sự hiệu quả nhất mà mỗi cá nhân có thể giảm khí thải khí nhà kính của họ.

Mong việc cứu địa cầu của ông tiếp tục mang ý thức đến công chúng về sự khẩn cấp để thực hiện các hoạt động phục hồi sự cân bằng sinh thái.

trackback : http://suprememastertv.tv/bbs/tb.php/sos_video_au/29