Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đang được cảm nhận trên toàn thế giới, từ các trận bão thường xuyên và càng khốc liệt, sự tan chảy sông băng nhanh, mất mùa vụ, và mực nước biển dâng cao, đây chỉ là vài thí dụ.
Tiểu bang California vàng son ở Hoa Kỳ đã trải nghiệm một phần khó khăn của hâm nóng toàn cầu như hạn hán, sóng nhiệt, giảm lượng tuyết ở rặng núi Sierra Nevada.
Được xếp là một trong các học viện cao đẳng tốt nhất trong xứ với 61 người đoạt giải Nobel có liên hệ với trường đại học, Đại Học California ở Berkeley đang nhóm lại rất nhiều khoa học gia, nhà nghiên cứu và giáo sư hàng đầu để nghiên cứu và bàn thảo về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu.
Hôm nay, Truyền Hình Vô Thượng Sư trình chiếu về buổi phỏng vấn với Tiến sĩ Kirk Smith, một giáo sư về Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu tại UC Berkeley. Đại học này còn là ngôi trường mà ông đã nhận bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ.
Tiến sĩ Smith giữ một địa vị Maxwell Endowed trong ngành Y tế Công cộng tại Đại Học California ở Berkeley.
Ông còn là người thành lập và điều hợp viên của Chương trình Cao học trên toàn khuôn viên trường về Y tế, Môi trường, và Phát triển.
Công việc nghiên cứu của ông chú trọng vào vấn đề môi sinh và sức khỏe trong các xứ đang phát triển, nhất là các vấn đề liên quan đến sự tai hại sức khỏe và ô nhiễm không khí của sự thay đổi khí hậu bao gồm các dự án tiếp diễn tại Ấn Độ, Trung Hoa, Nê-pan, và Guatemala.
Ông làm việc tại một số ủy ban cố vấn về khoa học quốc gia và quốc tế gồm các ban về Chương trình Hành động Toàn cầu cho bệnh sưng phổi, Ước định Năng lượng Toàn cầu, và Cẩm nang cho Chất lượng Không khí của WHO.
Ông còn ở trong ban chủ bút của nhiều tạp chí quốc tế và đã xuất bản trên 250 bài viết về khoa học và 7 cuốn sách.
Năm 1997, Tiến sĩ Smith được bầu làm thành viên của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, một trong những danh dự cao nhất thưởng cho khoa học gia Hoa Kỳ bởi các đồng nghiệp.
SupremeMasterTV: Xin chào và cám ơn quý vị đã cùng theo dõi hôm nay trên Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Hôm nay chúng tôi được may mắn nói chuyện với Tiến sĩ Kirk Smith. Ông là một giáo sư tại Đại học California, ở Berkeley và chú tâm chính của ông là Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu.
Chào ông Tiến sĩ Smith.
Tiến sĩ Kirk Smith: Cám ơn ông. Tôi hân hạnh có mặt ở đây.
SupremeMasterTV: Xin ông có thể giải thích đôi điều về quá trình đào tạo của ông, ông đi vào lãnh vực này như thế nào, ông làm việc trong lãnh vực thay đổi khí hậu bao lâu và nó ảnh hưởng sức khỏe công chúng ra sao?
Tiến sĩ Kirk Smith: Thật ra, khởi đầu tôi được huấn luyện là nhà vật lý học về thiên thể và nghĩ sự nghiệp tôi trong ngành đó, nhưng vào thập niên 70, tôi nghĩ có lẽ tôi nên làm điều cái gì có chút liên quan đến các vấn đề thế giới.
Nên tôi có một chuyến đi dài qua Á châu và Thái Bình Dương, thấy những tình trạng tại thế giới thứ ba của những người sống trong nghèo khó và tình trạng môi sinh kinh khủng, rồi tôi trở lại và quyết định thay đổi nghề nghiệp của tôi, dùng nền tảng khoa học của tôi trong các vấn đề sức khỏe môi sinh.
Cho nên tôi đã từng làm việc với những vấn đề này hơn 30 năm rồi.
Trong trường hợp của thay đổi khí hậu, dĩ nhiên chúng ta đã biết về điều đó trong thập niên 70 và 80, nhưng tôi trở nên quả quyết khoảng năm 1990 rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, nên tôi cống hiến việc nghiên cứu hướng về vấn đề thay đổi khí hậu tại thế giới thứ ba.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu không những thấy được trong thời tiết khắc nghiệt mà còn với sự nghiên cứu liên tục như của Tiến sĩ Smith, đang trở thành tác động càng rõ rệt mà hâm nóng toàn cầu có với sức khỏe nhân loại.
Tiến sĩ Kirk Smith: Người ta nghe về căng thẳng về sức nóng trong thành phố. Sẽ có thêm nhiều trường hợp như ở Ba Lê vài năm trước, hoặc ở Chicago cách đây hai năm và những chuyện tương tự?
Đó là một loại ảnh hưởng. Một điều khác là sự thay đổi trong vectơ truyền bệnh ngày nay, không chỉ có muỗi, mà còn các thứ khác.
Cho nên nếu bệnh sốt rét hiện hữu vì dân số muỗi ở một vùng Phi châu nào đó, và nó không đi lên núi của Phi châu vì ở đó quá lạnh nhưng nếu quý vị thay đổi nhiệt độ, muỗi sẽ đi lên cao hơn trên núi.
Và thí dụ, một vài thành phố lớn ở Phi châu đã cố ý được đặt ở những nơi trên núi để tránh bệnh sốt rét. Nairobi và Harar là vài thí dụ tốt, hiện là hai thành phố lớn.
Nhưng, họ bắt đầu có bệnh sốt rét ở Nairobi ngày nay. Và mình sẽ thấy nhiều trường hợp đó hơn, sự mở rộng của các vectơ truyền bệnh.
Một điều khác là thêm nhiều người bị bệnh tiêu chảy, vì ống thoát nước bị ấm lên, đi vào môi trường và sâu bọ có thể dễ tăng trưởng hơn và điều đó được xem là một trong những ảnh hưởng.
Điều khác là mực nước biển tăng, khiến dân số sống ven biển phải dời đi với các ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến điều này.
Một điều khác là thay đổi khí hậu sẽ tăng sự ô nhiễm không khí bên ngoài, nhất là tầng ô-zôn, vì hiện nay nó là một chức năng của nhiệt độ và ánh nắng.
Cho nên ngay cả ở California người ta thấy rằng sẽ có nhiều ô nhiễm không khí ngoài trời hơn vì thay đổi khí hậu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quý vị đang xem chương trình Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái về thay đổi khí hậu và sức khỏe công chúng, cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Kirk Smith, giáo sư tại Đại học Berkeley về sức khỏe môi sinh toàn cầu và là thành viên của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.
SupremeMasterTV: Và rồi còn về những bệnh liên quan đến phổi thì sao, như bệnh sưng phổi?
Thứ nhất, tôi xin hỏi, nếu sẽ có một sự gia tăng như vậy không. Và còn về sự căng thẳng thần kinh nữa? Sẽ có thêm các chứng rối loạn thần kinh do sự thay đổi trong môi trường không? Ông có thấy các thay đổi đó tăng lên không?
Tiến sĩ Kirk Smith: Vâng, dĩ nhiên, tôi vừa thấy một điều vào ngày nọ có người đang xem xét chính bản tường trình về thay đổi khí hậu gây căng thẳng.
Phải, ông và tôi ngay bây giờ đang gây căng thẳng cho người nào đó.
Cho nên, không phải tất cả sự căng thẳng đều phủ định. Nó có thể khiến người ta hành động, có lẽ điều đó tốt. Nhưng rõ ràng, có thể có mặt phủ định trong đó. Tôi nghĩ sự căng thẳng lớn sẽ là ở trong những số người tỵ nạn này.
Nếu mình bị dời chỗ vì có hạn hán, bị dời đi vì có lũ lụt, dời đi vì mực nước biển dâng cao, đó là tình trạng rất căng thẳng. Và thậm chí, nếu không có bệnh tật, thường với những dân cư tỵ nạn, sẽ có rất nhiều căng thẳng tinh thần.
Và do đó tôi nghĩ đó là một ảnh hưởng.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua nghiên cứu của ông, Tiến sĩ Smith và các khoa học gia khác đã thấy những ảnh hưởng chủ yếu của thay đổi khí hậu, với sức khỏe của các công dân dễ tổn thương nhất trong xã hội, trẻ em tại các xứ đang phát triển.
Hiện nay có những nghiên cứu có hệ thống về ảnh hưởng sức khỏe của thay đổi khí hậu. Họ tìm thấy rằng vào năm 2000, tức là cách đây không lâu, đã có khoảng 150.000 trường hợp tử vong sớm quanh thế giới gây ra do thay đổi khí hậu.
Bây giờ họ đang ước lượng lại điều đó ngay lúc này. Tôi ở trong ban đó; chúng tôi chắc chắn con số sẽ còn lớn hơn nhiều; nhưng vấn đề không phải là 150.000. Vấn đề là nó đang gia tăng, và chúng tôi cho rằng nó sẽ tăng nhiều hơn thế. Điều đó cho mình ý niệm về sự phân phối khắp thế giới của ảnh hưởng này.
Và 88% của ảnh hưởng đó là với trẻ em ở thế giới thứ ba bởi vì chúng là những trẻ em đã sẵn dễ bị tổn thương rồi, chúng là những trẻ em đã bị kém dinh dưỡng, những trẻ em không có được chăm sóc y tế, và sống ở trong những môi trường sẵn đã tệ rồi.
Và vì thế chúng sẽ là những trẻ em bị khổ sở vì ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.
Thế giới sẽ trở nên càng vô màu sắc đối với mình. Nó sẽ tốn kém hơn bởi vì chúng ta phải tự bảo vệ mình, làm máy lạnh v.v..., mực nước biển lên cao, và tất cả những cái này, chúng ta không chết vì nó.
Nhưng có những người trên thế giới đã chết vì nó. Và nhóm lớn nhất là trẻ em ở thế giới thứ ba. Đó là một trong những điều tôi chưa nghe nhiều người bàn tán.
Thật ra sự ảnh hưởng về sức khỏe của thay đổi khí hậu thật ra là ở trẻ em, nhất là trẻ em sống ở Phi châu, Ấn Độ, những nơi nghèo khó ở Châu Mỹ La Tinh.
Và đó bởi vì bệnh sốt rét, vì bệnh tiêu chảy, vì sự kém dinh dưỡng, và một ảnh hưởng khác của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe là những thay đổi trong sản xuất vụ mùa trong những vùng mà nó đã ở đúng mức độ, đúng ở ngưỡng cửa của sự kém dinh dưỡng.
Và đó cũng là một ảnh hưởng lớn.
Bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, và sự tăng mực nước biển dâng cao, và sự tăng con số bão tố, những tình trạng thời tiết khắc nghiệt và có ảnh hưởng khắc nghiệt đến sức khỏe, những điều đó có thật.
Mặt khác, có những việc vi tế hơn. Thí dụ, nếu mình thay đổi số lượng mưa rơi, và khí hậu, mình sẽ thay đổi mô hình của phấn hoa.
SupremeMasterTV: Vậy điều này sẽ dẫn đến mùa dị ứng kéo dài hơn hay là ...?
Tiến sĩ Kirk Smith: Phải, mùa dị ứng kéo dài hơn, những dạng phấn hoa mới mà người ta có thể có dị ứng nhiều hơn, dẫn đến bệnh suyễn trầm trọng. Chúng ta đã có tỷ lệ bệnh suyễn rất cao tại quốc gia này và nhiều quốc gia khác. Cho nên loại ảnh hưởng này cũng đang được khảo sát.
SupremeMasterTV: Chúng ta đã thấy bằng chứng về điều này là điều ông đang nói.
Tiến sĩ Kirk Smith: Phải, có vài chứng cớ cho sự kiện này.
SupremeMasterTV: Không phải trong tương lai. Nó đang ở đây bây giờ.
Tiến sĩ Kirk Smith: Phải. Nó đang bắt đầu bây giờ. Và càng ngày nó sẽ càng rõ ràng hơn.
SupremeMasterTV: Tấm biểu đồ này, tôi thấy có một phần lớn dành cho thú vật.
Nếu ông có thể thảo luận sơ về tấm biểu đồ và giải thích với chúng tôi đôi chút về điều gì thật sự trên đó, và có ý nghĩa gì với chúng ta và đối với tương lai gần.
Tiến sĩ Smith: Tấm biểu đồ này là sự suy đoán chỗ phân phối của
khí thải mê-tan, là một khí nhà kính rất mãnh liệt; còn gây nên ô-zôn, ô-zôn ở dưới mặt đất mà có ảnh hưởng sức khỏe và cũng là khí nhà kính, nên đó là một loại ô nhiễm chúng ta cần phải giảm khí thải của mình.
Bây giờ có một nguồn thiên nhiên như cho thấy trên đồ thị: con mối, đại dương tạo một chút, đầm lầy.
Chúng ta không thể làm gì trực tiếp về các điều đó. Những cái khác, phần lớn hơn nhiều trong đó là khí thải từ nhân loại, trong đó có phần từ công nghiệp năng lượng, khí thải từ mỏ than, từ nhà máy tinh chế dầu, từ ống dẫn khí bị rỉ, những khó khăn kỹ thuật đó, chúng ta có thể giải quyết.
Nước thải ở bãi rác thải, đó là khí mê-tan từ các nhà máy nước thải, nhà máy nước thải không hoạt động tốt lắm, hoặc hãy nói là nhà máy nước thải “kiểu cũ,” những bãi rác mà người ta không thu thập khí mê-tan, như hầu hết các nơi trên thế giới, đó là nơi chúng ta bỏ rác.
Có những giải pháp rất rõ về việc đó, nhưng bông lúa sản xuất trong tình trạng ướt, cũng có lúa gạo trồng đất khô mà không tạo ra khí mê-tan.
Nhưng lúa ở khu đầm lầy, người ta nghĩ về khí mê-tan. Người ta đang làm việc để trồng lúa không thải nhiều khí mê-tan, những cách rút nước trong cánh đồng thỉnh thoảng một lần, để việc thải khí mê-tan ngưng lại, v.v...
Rồi có việc đốt sinh khối là điều nghiên cứu của tôi chú trọng tới, cũng tạo khí mê-tan.
Và bằng cách cải tiến lò nấu trong nhà tại các quốc gia thế giới thứ ba, hay lò sưởi tại Thung lũng Silicon, quý vị có thể giảm khí thải mê-tan cách đó.
Nhưng một phần lớn nhất ở đây, phần màu đỏ, của loài người, là thú vật. Đó là gia súc, những gia súc lớn mà tạo khí mê-tan một phần vì sự tiêu hóa của chúng nhưng cũng vì phân bón.
Và đó là một điều tất cả chúng ta chịu trách nhiệm, tất cả những người ăn thịt, và tôi phải nói những người uống sữa nữa. Nhưng phần lớn nhất trong đó là thịt, cách sửa chữa tức thì là ăn ít thịt hơn.
Cho nên quý vị và tôi có thể tạo một ảnh hưởng. Tôi có thể tạo ảnh hưởng, các bạn và đồng nghiệp tôi có thể tạo ảnh hưởng bằng cách ăn ít thịt hơn.
Khi thức ăn ít khí mê-tan, quý vị sẽ ít có trách nhiệm cho phần khí mê-tan đó. Qua thời gian, lượng khí thải mê-tan sẽ thấp hơn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hôm nay chúng tôi chiếu về Tiến sĩ Kirk Smith, một giáo sư về Sức khỏe Môi sinh Toàn cầu tại Đại học UC Berkeley, đang bàn thảo về vai trò của khí mê-tan trong hâm nóng toàn cầu và sự phát khí thải có thể được giảm mạnh mẽ bằng cách xã hội chuyển sang ăn chay, nghĩa là dinh dưỡng không thú vật.
SupremeMasterTV: Với tôi, dường như đa số các cơ quan chính phủ chú trọng vào lãnh vực giảm thán khí, trong khi dường như ông nói rất nhiều về tỷ lệ hoặc sự đóng góp của khí mê-tan tác động môi trường và ảnh hưởng sự hâm nóng toàn cầu, nên nếu ông có thể chia sẻ đôi chút với chúng tôi về sự khác biệt giữa thán khí ảnh hưởng môi trường và khả năng hâm nóng toàn cầu ra sao so với mê-tan, vì với tôi dường như khí đó quan trọng hơn trong hai loại khí, nên nếu ông có thể giáo dục chúng tôi đôi chút về điều đó, thì thật tuyệt.
Tiến sĩ Smith: Ông nêu lên một câu hỏi rất hay, vì có rất nhiều bàn thảo hiện nay, những bàn thảo tốt về vấn đề thán khí.
Về đường dài, chúng ta phải đối diện với thán khí, vì đó là khí thải nhà kính chính. Nhưng thán khí là một khí nhà kính rất nhẹ. Vấn đề là nó ở lại một thời gian lâu kéo dài hàng trăm năm trong bầu khí quyển.
Những gì chúng ta thải ra hôm nay sẽ ở trong khí quyển hàng trăm năm sau; khí mê-tan là khí nhà kính được biết nhiều thứ nhì nhưng lại mạnh hơn nhiều.
Tiến sĩ Smith: Khí mê-tan là một khí âm thầm trong nhiều cách.
Dĩ nhiên chính nó là một nhiên liệu; khí thiên nhiên là mê-tan, nhưng đó là một khí thải nhà kính rất mạnh như tôi đã đề cập.
Nhưng nó cũng giúp tạo ô-zôn. Và tôi không nói về loại ô-zôn ở xa, mà là tầng ô-zôn mặt đất, là một ô nhiễm đến sức khỏe rất mạnh và cũng là khí nhà kính.
Nên một trong các ảnh hưởng của khí mê-tan là, khí mê-tan gây một mức khái quát, một mức độ ô-zôn toàn cầu tăng trong khí quyển.
Nên hiện nay mức ô-zôn ở xa thành phố đang gần như lên bằng với những vùng gây hại cho sức khỏe vì gây hâm nóng toàn cầu.
Nên, đây là ảnh hưởng phụ khác của khí mê-tan.
Tiến sĩ Smith: Quý vị biết, mỗi phân tử, mỗi nguyên tử carbon, khí mê-tan có lẽ tai hại hơn thán khí 30 lần, bằng trọng lượng đơn vị, mà đa số người sẽ nghĩ đến nó theo trọng lượng, có lẽ nó hại hơn gấp 100 lần.
Cho nên, nếu chúng ta thải chút khí mê-tan hôm nay, trong 20 năm sau, nó sẽ gây ra nhiều tai hại hơn cùng một số lượng thán khí bị thải ra.
Và một khi sức nóng đi vào hệ thống của địa cầu, cho dù nó đến từ đâu, từ thán khí hoặc từ khí mê-tan, vấn đề là sức nóng.
Và như vậy sức nóng, từ khí mê-tan cũng như sức nóng từ thán khí sẽ làm tan chảy sông băng, sẽ khiến mực nước biển dâng cao, sẽ khiến bệnh tật thay đổi mô hình và v.v...
Nhiều người chúng ta, không chỉ riêng tôi mà những người khác làm việc trong lãnh vực khoa học khí hậu bắt đầu nghĩ rằng chúng ta không hề nhấn mạnh đủ về khí mê-tan.
Chắc chắn chúng ta phải đối diện với thán khí, nhưng nếu quý vị muốn tạo ảnh hưởng đến khí hậu trong 20 năm tới, nơi để thực hiện điều đó là với khí nhà kính có đời sống ngắn hơn, trong đó quan trọng nhất là khí mê-tan.
Cho nên, khí thải trong 20 năm tới, thán khí trong khí thải năm nay sẽ chỉ vào khoảng 40% của toàn bộ hâm nóng.
Hơn 60% còn lại sẽ đến từ khí ngắn hạn, loại quan trọng nhất trong đó là khí mê-tan.
Nên, nhiều người chúng ta đang nói, nếu muốn tạo ảnh hưởng sớm, trì hoãn sự tan chảy của sông băng, trì hoãn sự dâng cao mực nước biển v.v..., cho chúng ta thêm thời gian để giải quyết nhiều việc, cho xã hội thêm thời gian, mình lẽ ra nên lo liệu thêm về khí mê-tan?
Tiến sĩ Smith: Nhiều người chúng ta hiểu đôi chút về hoạt động hàng ngày của họ có thể ảnh hưởng sự đốt nhiên liệu hóa thạch, là nhân tố tạo thán khí lớn nhất.
Cho nên xe hơi mình lái, máy bay mình đi, có lẽ lò sưởi trong nhà mình, và v.v..., những thứ đó tạo thán khí.
Và đa số chúng ta không thấy khí mê-tan do mình tạo ra. Nó ở phía sau một bước. Nhưng mỗi người chúng ta vẫn thải nhiều khí mê-tan bởi các hành động của mình một bước phía sau.
Một số chúng ta có thể tạo khí mê-tan nếu chúng ta có một cái hầm gì đó trong sân sau để chứa rác hoặc thứ gì đó có thể tạo chút khí mê-tan.
Nhưng chúng ta tạo khí mê-tan ở đâu?
Chúng ta tạo khí này qua đường thoát nước, qua bãi rác, nơi rác của chúng ta thải, (SupremeMasterTV: Đúng.) qua những chỗ rỉ trong đường ống dẫn khí cung cấp đến nhà mình, qua khí thải khí mê-tan từ mỏ than, nơi họ đào than để cung cấp điện cho nhà máy điện, và từ những nguồn không liên hệ gì đến thán khí, thí dụ như thú vật, gia súc; một nguồn khí thải khí mê-tan lớn nhất, khí thải từ loài người, khí thải khí mê-tan do con người gây ra là gia súc.
SupremeMasterTV: Chúng ta đang nhìn trên biểu đồ, biểu đồ tròn, một phần lớn của các nhân tố gây nên có liên hệ với việc chăn nuôi gia súc.
Tiến sĩ Smith: Đúng vậy.
SupremeMasterTV: Nên, dựa vào điều này, một điều tôi muốn hiểu thấu từ ông, là có rất nhiều thảo luận về việc chuyển sang dinh dưỡng trường chay hoặc không có thịt.
Và điều đó có thể ảnh hưởng đến chúng ta thế nào trên mức độ toàn cầu và giúp giảm khí mê-tan, do đó giảm, trì hoãn tiến trình hâm nóng toàn cầu?
Tiến sĩ Smith: Vâng, tôi nghĩ điều này khá quan trọng. Ý tôi là, có một số lý do để nghĩ rằng hướng về ăn thịt ít hơn, hoặc tiêu thụ thịt ít hơn, có lẽ là một suy giảm trong các quốc gia giàu có, và làm chậm sự phát triển tại các quốc gia thu nhập trung bình như Trung Quốc, điều này đã là chính thức, một là khí nhà kính.
Gia súc đã là 20% của tất cả khí thải khí nhà kính, xin lỗi, hệ thống làm thịt, bao gồm thú vật, bao gồm trồng thực phẩm cho thú vật, bao gồm chuyên chở thịt, bao gồm phân bón để trồng thực phẩm để nuôi thịt.
Có một bài viết gần đây vào mùa thu vừa qua ở Lancet, tạp chí y khoa nổi tiếng đã mang tất cả điều này ra để cho thấy việc đó. Và điều đó là chưa sửa chữa khí mê-tan nhiều hơn cách dùng bình thường của nó. Nếu mình sửa đổi nhiều hơn, nếu lo lắng về điều đó hơn một chút như chúng ta đã bàn khoảng một phút trước, thì số 20% đó sẽ tăng lên đến có lẽ 30%.
Vậy, số 30% trong 20 năm kế, sẽ gây ra do sự sản xuất thịt.
Cho nên có một điều mà mỗi cá nhân có thể làm.
Đa số chúng ta không tự mình nuôi thịt mà mình ăn, nhưng khi chọn miếng thịt đó từ tiệm Safeway trong một lý lẽ, mình mở lên cả hệ thống tạo ra thịt; cũng như mình mở điện trong nhà mình, mình mở lên nhà máy điện.
SupremeMasterTV: Cho nên chỉ cần mua bất cứ sản phẩm thịt này, người ta sẽ gián tiếp góp phần vào sự tăng gia khí mê-tan.
Tiến sĩ Smith: Đúng vậy, khí mê-tan và toàn bộ hoạt động của hệ thống làm thịt, và phần vấn đề kia với thịt là điều cần rất nhiều đất.
Có rất nhiều đất trồng trọt ở đâu đó đang làm thực phẩm để nuôi các thú vật này.
Chúng ta đều liên quan với nhau, sống trên cùng một tinh cầu, làm một điều, ảnh hưởng đến mọi người.
Và đây là một minh họa rất quan trọng. Giới truyền thông, và có lẽ các trường học sẽ mất rất nhiều nỗ lực để làm điều này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn Tiến sĩ Smith về sáng suốt và nghiên cứu của ông về ảnh hưởng bất lợi của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, và dinh dưỡng bằng thực vật sẽ là một cách hữu hiệu nhất như thế nào để một cá nhân có thể giúp ngưng hâm nóng toàn cầu.