email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Gia Nã Đại mất gần một nửa thềm băng Bắc Cực để ghi nhận sự tan rã.

Trong một thay đổi hủy hoại được phân loại như không thể xoay ngược được, các nhà nghiên cứu tại Đại học Carleton và Đại học Ottawa trong nước mới vừa tường trình rằng lớp thềm băng Bắc Cực thiên niên kỷ của quốc gia đã sụt giảm mạnh trong thể tích do hâm nóng toàn cầu chỉ trong 6 năm qua.

Họ ghi nhận rằng chỉ riêng trong mùa hè năm 2011, thềm băng lớn nhất của Gia Nã Đại, Ward Hunt, nứt thành 2 phần, với khoảng 3 tỷ tấn băng đá phân rã thành các khối băng lớn trôi nổi.

Trong khi đó, Thềm Băng Serson tan rã gần hết, và Đảo Ellesmere đông đá bị co rút 480 cây số vuông.

Khi nhận xét về sự hao tổn chưa từng thấy của những kỳ quan thiên nhiên như thế. Tiến sĩ Derek Mueller của Đại học Carleton nói, “Các đặc điểm địa lý độc đáo và rộng lớn mà chúng tôi coi là một phần của bản đồ của Gia Nã Đại đang biến mất và chúng không trở lại được.”

Xin tri ân Tiến sĩ Mueller và các khoa học gia đồng sự, đã cảnh báo ảnh hưởng báo động này về sự tiếp tục của hâm nóng toàn cầu.

Mong tất cả chúng ta lưu ý và đoàn kết để bảo vệ nhà địa cầu trân quý. Trong hội thảo trực tuyến tháng 11, 2009 ở Washington, D.C., Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về các hậu quả xáo trộn của biến đổi khí hậu ở Bắc Cực và các vùng khác, cũng như điều cần phải làm để bảo vệ các vùng đất trân quý này.


Thanh Hải Vô Thượng Sư: Ở Bắc Cực, quá nhiều băng đá đã tan chảy đến nỗi khoa học gia tiên đoán một mùa hè không băng đá sẽ đến trong vòng chỉ 3-6 năm, đó sẽ là lần đầu tiên trong một triệu năm – lần đầu tiên trong một triệu năm!

Những sông băng khắp địa cầu đang co rút nhanh hơn các nghiên cứu gia từng ngờ đến, khiến cho sông hồ biến mất hoặc khô cạn, không có nước cho vụ mùa và hàng tỷ người đối diện nạn thiếu hụt thực phẩm do thiếu hụt nước nữa.

Quý vị có lẽ hỏi, nguyên nhân chính của sự thiệt hại và tàn phá cho môi sinh này là gì? Có lẽ ngạc nhiên thay, đó không là kỹ nghệ than đá, hay xe hơi hay máy bay hay xe lửa hay tàu bè. đó là mê-tan, xuất phát chủ yếu từ kỹ nghệ chăn nuôi.

Vậy để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải làm mau. Hãy ăn thuần chay.


http://news.mongabay.com/2011/0928-hance_canada_shelves.html
http://edmonton.ctv.ca/servlet/an/local/CTVNews/20110928/arctic-ice-shelves-110928/20110928/?hub=EdmontonHome
http://www.earthweek.com/2011/ew111007/ew111007b.html
http://thinkprogress.org/green/2011/09/30/333277/canadas-ice-shelves-continue-rapid-disintegration/

Tin Bổ Sung
Một kỹ thuật được phát triển bởi một sinh viên Đại Học Anh Quốc tạo ra điện từ các bước chân trên mặt đường, được lồng với PaveGen, sẵn sàng để phát hành lần đầu hầu giúp cấp năng lượng cho đèn Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 sắp đến khi hệ thống “dưới chân” được kích hoạt bởi vài triệu du khách được dự kiến sẽ tham dự.

http://edition.cnn.com/2011/10/13/tech/innovation/pavegen-kinetic-pavements/index.html?hpt=ieu_t3
http://futureoftech.msnbc.msn.com/_news/2011/10/14/8323579-pavers-generate-electricity-
from-steps?chromedomain=cosmiclog

Các kết quả từ một nghiên cứu khoa học quốc tế được phát hành ngày 18 tháng 10, 2011 nói rằng hơn gấp đôi số tấn cá ngừ vây xanh bị giết và bị bán hơn số lượng cho phép trong năm 2010, các khoa học gia nói điều đó đang phối hợp với tình trạng thảm khốc của dân số cá đã bị đánh bắt quá mức rồi.

http://www.cbsnews.com/stories/2011/10/18/ap/europe/main20121753.shtml
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5iY4KxSNjb99uTjc-
nzM32_JCwquw?docId=CNG.b0b893fb04aee2445cb9d54b02462bd7.331
http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-15323370

Một nghiên cứu phát hành vào 13 tháng 10, 2011 bởi các nhà nghiên cứu ở Mễ Tây Cơ phát hiện rằng gần ¼ của 270 hạt giống bông gòn hoang dã được thử nghiệm đã bị ô nhiễm bởi biến đổi di truyền gen của cây bông, một số thậm chí chứa nhiều gen bị chuyển đổi, từ đó dẫn đến những âu lo cho môi trường và an toàn thực phẩm.

http://www.scidev.net/en/agriculture-and-environment/gm-crops/news/gm-cotton-genes-found-in-wild-species-
1.html?utm_source=link&utm_medium=rss&utm_campaign=en_news
http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-294X.2011.05258.x/abstract