Sông Dương Tử chịu đựng hạn hán tệ nhất trong nhiều năm qua.
Với các thống kê chính thức ấn định rằng mưa rơi tại lưu vực Sông Dương Tử đã bị giảm thiểu tới 70%, mực nước tại sông dài nhất Trung Hoa tiếp tục hạ xuống.
Gần 100 triệu mẫu tây đất đai đã bị ảnh hưởng cùng với 5 triệu người đang cần nước uống. Vùng Henggang thuộc tỉnh Quảng Đông được lưu ý thấy là ở mực thấp nhất lịch sử khi mực nước thấp nguy hiểm tại vùng bảo tồn cá heo thuộc tỉnh Hồ Bắc cũng đã làm mắc cạn cá heo không vây yếu đuối trong mùa sinh nở nhạy cảm của chúng, với sự sinh tồn của hải vật hữu nhũ hiện bị đe dọa.
Quan chức hàng hải trong khi đó thông báo tin cập nhật về chuyển vận trên sông bằng tàu với sự đóng cửa tại một số đoạn sau khi kiểm tra mực sông mỗi ngày.
Tình trạng hạn hán ở thượng lưu cũng làm nhỏ Hồ Bà Dương thuộc Tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, xuống chỉ còn 1/10 diện tích bình thường, và các nông dân trồng lúa báo cáo là mặc dù mưa rơi gần đây, đất quá khô đến nỗi họ vẫn không thể gieo mạ được.
Chúng tôi đau buồn bởi những ảnh hưởng tàn phá của hạn hán, khi chúng tôi cầu mưa hiền hòa rơi giải tỏa. Mong chúng ta bước nhanh tiến đến quan tâm có ý thức nhiều hơn đối với môi sinh để giúp hồi phục cân bằng Địa cầu cho tất cả chúng sinh.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hàng vạn sông hồ trên khắp thế giới hiện đang khô cạn do hâm nóng toàn cầu và sông băng tan chảy. Vì vậy đó chỉ là vấn đề thời gian. Biết được điều này, tốt nhất chúng ta nên áp dụng một lối sống sẽ phục hồi sự ổn định của môi trường chúng ta và lợi ích mọi chúng sinh trên thế giới, đó chắc chắn là cách sống từ bi, bắt đầu với lối ăn thuần chay – không sản phẩm động vật.
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/TOE61402P.htm
http://www.guardian.co.uk/environment/2010/feb/05/tibet-warming-china
http://news.xinhuanet.com/english2010/video/2011-05/23/c_13889201.htm
http://english.cntv.cn/program/newshour/20110522/102953.shtml,
http://www.maplandia.com/china/guangdong/lianping/henggang/
Tin Bổ Sung
Tường trình Liên Hiệp Quốc cảnh cáo rằng sự tiêu thụ quốc tế về tài nguyên thiên nhiên có thể tăng gấp 3 vào năm 2050 và thúc dục các chính phủ hãy “ngưng” tăng triển kinh tế từ tốc độ không bền vững hiện thời của việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.
http://www.france24.com/en/20110512-global-resource-consumption-triple-2050-un
http://www.spa.gov.sa/English/details.php?id=892246
Khi hạn hán tệ nhất Âu Châu trong nhiều thập niên đẩy giá ngũ cốc lên cao, phân tách viên thị trường tiên đoán thu hoạch sẽ giảm, khi biết rằng Đức, Pháp, Vương quốc Anh và Ba Lan nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng nhất mà lại sản xuất trên 2/3 tổng số lúa mì của Liên Hiệp Âu Châu.
http://www.independent.ie/farming/news-features/grain-price-shoots-up-as-drought-hits-europe-2655075.html
http://www.nytimes.com/2011/05/20/business/global/20iht-wheat20.html