Hội thảo biến đổi khí hậu tổ chức tại Đức quốc.
Những buổi nói chuyện sửa soạn chính thức cho hội thảo biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc sắp tới tại Durban, Nam Phi, được tổ chức tuần này trong thành phố Bonn, được tham dự bởi những đại biểu từ trên 190 quốc gia dưới Hiệp định Cơ cấu Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC.)
Giữa những người trình bày là viên chức hàng đầu LHQ Christiana Figueres, tuyên bố ủng hộ cho các quốc gia kém phát triển và những quốc đảo, đang yêu cầu rằng hiệp ước gồm các điều kiện ấn định nhiệt độ gia tăng trung bình của hâm nóng toàn cầu là 1,5 độ bách phân hoặc ít hơn, để bảo vệ những người yếu đuối nhất vì biến đổi khí hậu.
Những lời tuyên bố của bà trùng hợp với các khám phá của tường trình khác rằng lượng thải CO2 thái quá năm 2010 có lẽ làm giới hạn như vậy là không đạt được. Tuy nhiên, một tường trình phát hành hôm thứ ba bởi các khoa học gia không khí hàng đầu trong Chương trình Môi sinh LHQ và Tổ chức Khí tượng Thế giới đề nghị rằng chú trọng vào việc giảm thiểu động lực ngắn hạn gây biến đổi khí hậu có thể hữu hiệu giảm bớt tốc độ hâm nóng khí hậu.
Dựa theo khám phá của họ, những giảm bớt nhất là khí mê-tan, bụi than đen và khí ôzôn cống hiến cơ hội tốt nhất để giới hạn nhiệt độ gia tăng cho thời hạn gần và trung bình, trong khi tăng đáng kể cơ hội để giữ nhiệt độ tăng cao trung bình quốc tế dưới 2 độ bách phân bởi vì các khí đó tan biến ra khỏi không khí quá mau lẹ.
Tường trình tiếp tục nhận định chăn nuôi thú vật là nguồn đáng kể của mê-tan, là tiền thân của khí ôzôn, với phân thú là nguyên do chính của việc thải ra bụi than đen qua việc đốt những vật dụng sinh học.
Chúng tôi xin tri ân Liên Hiệp Quốc, tất cả chính khách và khoa học gia tham dự về nỗ lực chung của quý vị để giúp giải quyết tình trạng khốc liệt chúng ta đang đối diện qua biến đổi khí hậu. Mong tất cả chúng ta cùng hành động để bảo tồn sự sống của Mẹ Địa Cầu xinh đẹp này.
http://www.france24.com/en/20110614-curb-soot-smog-keep-earth-cool-says-un,
http://www.guardian.co.uk/environment/2011/jun/14/black-carbon-emissions-benefits,
http://www.ecopolity.com/2011/06/07/bonn-signals-a-dismal-outcome-for-cop17/,
http://unfccc2.meta-fusion.com/kongresse/110606_SB34/templ/play.php?id_kongresssession=3604&theme=unfccc,
http://www.unep.org/Documents.Multilingual/Default.asp?DocumentID=2645&ArticleID=8780&l=en&t=long
Tin Bổ Sung
Trong tường trình mới phát hành tháng 6, 2011 bởi Liên hiệp Quốc tế cho Bảo tồn Thiên nhiên, thêm 13 giống chim bị đe dọa diệt vong, mang tổng số lên 1.253, trong số đó gần 200 là Rất có Nguy cơ Tuyệt chủng, với sự sinh tồn của họ bị nguy hiểm nhất bởi hoạt động của con người về nông nghiệp và phá rừng.
http://www.presstv.ir/detail/183582.html
http://www.ens-newswire.com/ens/jun2011/2011-06-07-01.html
http://www.birdlife.org/action/science/species/global_species_programme/red_list.html
http://www.pbl.nl/en/publications/2010/Rethinking_Global_Biodiversity_Strategies
Hôm thứ sáu, 10 tháng 6, chính phủ Mozambique đã tuyên bố rằng hồ Niassa rộng lớn, có chứa san hô nước ngọt duy nhất còn tồn tại trên thế giới cũng như trên 1.000 loài cá, sự sống chim muông đa dạng, và rất nhiều loài thú có nguy cơ, chính thức công bố là vùng được bảo vệ.
http://www.ens-newswire.com/ens/jun2011/2011-06-12-01.html
http://www.ouramazingplanet.com/lake-niassa-protected-1627/