Hỏa hoạn ở Bắc cực gây nguy hiểm cho địa cầu.
Mặc dầu thường có liên hệ với nhiệt độ đông lạnh và tuyết băng đá, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Thiên nhiên nêu lên lãnh nguyên Bắc cực là nguồn khí thải nhà kính khổng lồ tiềm tàng khi thời tiết khô ấm làm bốc cháy ngầm dưới đất.
Một trận hỏa hoạn chưa từng thấy, gọi là Anaktuvuk, đã bùng phát vào tháng 7, 2007 ở miền bắc Alaska, thiêu đốt hơn 1.000 thước vuông trước khi nó bị dập tắt bởi tuyết rơi vào tháng 10.
Với hỏa hoạn thiêu đốt số lượng than bùn khổng lồ ngầm dưới đất nó thải ra hơn 2 triệu tấn carbon, tương đương với số lượng toàn thể lãnh nguyên Bắc cực hấp thụ trong một năm.
Lãnh đạo nghiên cứu, Tiến sĩ Michelle Mack của Đại học Florida ở Hoa Kỳ cảnh báo rằng thêm các hỏa hoạn như thế có thể gia tăng nhanh hâm nóng toàn cầu từ đó, cùng với số carbon thải ra, đất bị cháy đen sau khi hỏa hoạn hấp thụ nhiều quang năng hơn bao giờ hết.
Ở Nga, bao phủ bởi gần 2/3 lãnh nguyên băng đá vĩnh cửu, Andrei Bolov, lãnh đạo của Phân bộ Kiểm tra Thiên tai quốc gia cũng nói rằng 30% vùng băng đá vĩnh cửu có thể tan rã vào giữa thế kỷ, gây bất ổn cho sự vận chuyển, xây dựng và cơ cấu hạ tầng năng lượng ngoài việc thải ra số lượng khổng lồ của khí mê tan.
Tiến sĩ Mack, ông Bolov và mọi khoa học gia đồng sự, thành tâm tri ân thông tin quan trọng này về hỏa hoạn ở lãnh nguyên Bắc cực và hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta lưu ý thông điệp khí hậu khẩn cấp như thế và theo lối sống mà tạo điều kiện giúp địa cầu phát triển lại một lần nữa.
http://www.abc.net.au/news/2011-07-28/fires-in-the-arctic/2813462
http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-14306781
Tin Bổ Sung
Ở Ấn Độ, chính phủ tuyên bố vào cuối tháng 7, 2011 rằng 20 trường học trong các tiểu bang Uttar Pradesh, Bihar, Assam và Tây Bengal sẽ tham gia trong một chương trình cổ vũ nhận thức và hành động để bảo vệ cá heo nước ngọt sông Hằng sắp diệt chủng, loài thú thủy sinh trong quốc gia.
http://timesofindia.indiatimes.com/city/varanasi/Schools-to-play-role-in-saving-Ganga-dolphins/articleshow/9399832.cms
http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2011-07-28/varanasi/29824451_1_national-aquatic-animal-ganga-dolphins-spread-awareness
Chủ nhật, 31 tháng 7, 2011, chính phủ Trung Quốc khởi xướng một kế hoạch cứu cấp để giải quyết một tình trạng hạn hán và trợ giúp với nỗ lực cứu trợ trong Tỉnh tây nam Guizhou, nơi có hơn 8,3 triệu người bị ảnh hưởng và hơn 1,8 triệu người hiện đang đối diện với việc cung cấp nước bị khan hiếm.
http://www.chinadaily.com.cn/china/2011-07/31/content_13018760.htm
http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-07/31/c_131021075.htm