email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 69 MB )

Thượng nghị sĩ Úc cổ động thuyết trường chay vì môi sinh.

Phát biểu về Giờ Địa Cầu hôm thứ bảy, thượng nghị sĩ Andrew Bartlett ở Queensland cho biết tắt hết đèn điện trong vòng 1 giờ có ý nghĩa tượng trưng. Dù vậy, để giải quyết hữu hiệu sự thay đổi khí hậu lâu dài, thì cần phải thay đổi lối sống. Thượng nghị sĩ phát biểu: “Không có điều gì dễ dàng, rẻ tiền và trực tiếp hơn mà chúng ta có thể làm để giảm thiểu lớn lao lượng khí thải nhà kính của mỗi cá nhân hơn là việc giảm lượng thịt và sản phẩm bơ sữa mình tiêu thụ. Đây là điều được xác minh rõ ràng là có lợi cho sức khỏe và môi sinh mà chúng ta có thể làm ngay lập tức, thay vì chờ đợi để được cung ứng kỹ thuật mới, dịch vụ chuyên chở công cộng hoặc lựa chọn năng lượng tái tạo mới. Việc này giúp tiết kiệm tiền bạc thay vì chi phí thêm và không gây bất kỳ thiệt hại nào cho nền kinh tế.”

Thượng nghị sĩ Bartlett đã trích dẫn báo cáo của Liên Hiệp Quốc, phát biểu rằng thán khí thải từ kỹ nghệ chăn nuôi lớn hơn nhiều so với lượng khí nhà kính từ mọi hình thức chuyên chở kết hợp lại. Ông còn phát biểu thêm: “Chúng ta không có thời gian để ngồi chờ chính phủ, công nghệ hay thị trường sắp xếp mọi thứ… Chúng ta cũng phải thừa nhận các thông tin khoa học là nếu chúng ta không cắt giảm đáng kể việc tiêu thụ sản phẩm động vật, cơ hội ngăn chặn sự thay đổi khí hậu lớn lao sẽ gần như là con số không.”

Hoan hô thượng nghị sĩ Andrew Bartlett và xin Thượng Đế gia ân cho lời lẽ sáng suốt của ông. Cầu nguyện cho đồng bào Úc Đại Lợi và người dân trên toàn cầu suy ngẫm về thông điệp của ông và bắt đầu chuyển sang chế độ ăn chay từ bi, lành mạnh và cứu vãn tinh cầu ngay hôm nay.

http://sl.farmonline.com.au/news/nationalrural/agribusiness-and-general/general/senator-bartlett-wants-nomeat-and-dairy-day/83604.aspx


Rùa bị hiểm nguy với mực độ nitrate cao trong nước biển ở Ấn Độ.

 
Các thử nghiệm gần đây tại Hội Visakha cho Ngăn ngừa Tàn nhẫn Với Thú vật (VSPCA) cho thấy rằng các xác rùa Olive Ridley bị sóng đánh đưa lên bờ tại Bãi biển Thikkavanipalem ở Ấn Độ tháng 12 vừa qua, đã sống trong môi trường có ở mực độ nitrate cao, một chất độc trong hình thức cô đọng. Mực độ nitrate tăng cao ở nơi có trang trại nông súc, cho nên có nghi ngờ rằng ô nhiễm từ kỹ nghệ chăn nuôi đã góp phần vào sự thiệt mạng kể trên.

Chúng tôi thành tâm cám ơn VSPCA, cho các khám phá về vấn đề nghiêm trọng này. Mong sao dữ kiện này cổ võ chính phủ hành động nhanh chóng hầu giảm chất ô nhiễm độc hại và bảo vệ mọi sự sống trên căn nhà địa cầu quý báu này.
http://www.thehindu.com/2008/03/25/stories/2008032553420300.htm

Tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ cho biết trồng trọt hữu cơ sẽ gần như loại bỏ thuốc trừ sâu.
 
Trung tâm Hữu cơ bất vụ lợi ở Boulder, Colorado vừa phát hành nghiên cứu cho thấy nếu 8 triệu mẫu Anh trang trại sản xuất của Hoa Kỳ đều chuyển sang hữu cơ, sự nguy cơ do tiêu thụ thuốc trừ sâu sẽ giảm xuống 97%. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng trồng trọt hữu cơ mang lại lợi nhuận tương tự nếu không nhiều hơn so với phương pháp trồng trọt thông thường.

Xin thán phục Trung tâm Hữu cơ đã chia sẻ thông điệp đầy hy vọng này. Cầu nguyện cho nghiên cứu của quý vị khích lệ thêm nhiều nông dân chuyển sang trồng hữu cơ vì sức khỏe của nhân loại và Mẹ Địa Cầu.
http://www.globalgoodnews.com/environmental-news-a.html?art=120619300898109

Nhà khí tượng Anh cho biết nhiệt độ khắc nghiệt trên toàn thế giới đang gia tăng.

Báo cáo gần đây cho biết nhiệt độ thường nhật được quan sát trên toàn cầu kể từ năm 1950 cho thấy xu hướng ấm lên rõ ràng. Mức gia tăng lớn nhất là ở Gia Nã Đại và Nga, nơi nhiệt độ giá lạnh đã tăng trung bình 4 độ C. Simon Brown, nhà khí hậu học ở Văn phòng Thời tiết Anh cho biết: “Xu hướng này sẽ tiếp tục do tác động to lớn của sự thay đổi khí hậu.” Văn phòng Thời tiết đang làm việc nhằm đáng giá ảnh hưởng của thay đổi khí hậu lên mùa màng và các mặt khác.

Chân thành cám ơn Văn phòng Thời tiết Anh đã chia sẻ bằng chứng về nạn hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chính phủ và người dân trên thế giới hợp tác nhằm hạn chế ảnh hưởng thay đổi khí hậu và khôi phục sự cân bằng của Mẹ Địa Cầu.
http://www.bymnews.com/news/newsDetails.php?id=24332