email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 90 MB )

Quan sát thời tiết từ phía Tây của Nam Cực.

Trong hai thập niên qua, Trạm Vua Sejong ở Nam Hàn, phía Tây của Nam Cực, đã giám sát mô hình thay đổi môi sinh tại Nam Cực. 11 cơ sở và 2 đài quan sát thời tiết của trạm, tọa lạc trên Đảo Vua George ở Bán đảo Barton, phía Tây Bắc Cực, đã tổ chức nhiều chuyến thăm cho hàng chục khoa học gia mỗi năm. Với mùa hè tan chảy đang đến gần, cũng như nhiều trạm nghiên cứu khác trong vùng, họ đang truy cập thông tin cập nhật.

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã liên lạc với Trạm Vua Sejong ở Bắc Cực qua điện thoại trong hội nghị truyền hình để tìm hiểu các quan sát trực tiếp của các khoa học gia về sự thay đổi khí hậu trong thời gian họ ở tại đây.

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng chim cánh cụt: http://www.iar.org.uk/globalnews/articles/2008/04/climate_change_threatens_king_penguin_survival_300.html

Tiến sĩ Hong Jong-Guk, Khoa học gia trưởng của trạm Vua Sejong:
Theo quan sát của chúng tôi, Marian Cove, nơi gần trạm chúng tôi nhất, tường băng đá của Marian Cove đã rút lui hơn 1 km trong 50 năm qua. Tôi đã ở đây 3 tháng và chính tôi thấy rằng, ngay cả trong thời gian này, tường băng đá đã rút lui nhiều mét. Nếu đến đây, quý vị có thể cảm nhận thấy sự thay đổi khí hậu thật sự hết sức nghiêm trọng so với trước đây. Nếu thấy tường băng đá tan chảy, quý vị biết nạn hâm nóng toàn cầu đang phát triển rất nhanh. Để làm chậm quá trình hâm nóng toàn cầu càng nhiều càng tốt, các ngành công nghiệp cần phải tránh dùng nhiên liệu hóa thạch, và nhiều lối sống phải được thay đổi.

Tiến sĩ Kim Myung-Gwang, khoa học gia khí quyển, trạm Vua Sejong: Thật sự là kể từ lúc bắt đầu quan sát thời tiết, nhiệt độ trung bình ở vùng này liên tục tăng lên.

Bán đảo Barton tương đối ôn hòa, nơi Trạm Vua Sejong tọa lạc, thường là điểm hấp dẫn vào mùa hè của nhiều loài; do đó thu hút nhiều nhà sinh vật đến nghiên cứu. Dù vậy, năm nay, các khoa học gia kinh ngạc về sự vắng mặt rõ rệt của nhiều loài vật trên đất liền và dưới biển.

Ông An Dae-Seong, Nhà sinh vật học, trạm Vua Sejong: Trong trường hợp của Nam Cực, số lượng sinh vật trôi nổi đã sụt giảm rất nhiều, liên quan đến việc thay đổi khí hậu. Tài liệu cho thấy trước đây có nhiều loài nhuyễn thể ở đây, nhưng ngày nay, số lượng loài này đã giảm xuống rất nhiều. Khi quý vị để ý các loài vật như chim cánh cụt, hải cẩu, chúng hầu như không có ở chung quanh như năm ngoái.

Chỉ riêng năm nay, tường băng đá ở đây đã sụp xuống 50 mét so với năm ngoái. Khi thấy điều này quý vị sẽ phải suy nghĩ. Băng đá hiện nay đang sụp đổ quá nhiều. Nếu nhìn ảnh chụp từ trên không cách đây 10 năm, tường băng đá đã hiện diện ngay trước trạm của chúng tôi, nhưng giờ thì ở rất xa, nghĩa là rất nhiều tường băng đã sụp đổ.

Tiến sĩ Hong Jong-Guk, Khoa học gia trưởng của trạm Vua Sejong: Thưa quý khán giả của đài Truyền Hình Vô Thượng Sư trên thế giới, để làm chậm nạn hâm nóng toàn cầu đang gia tăng nghiêm trọng hiện nay, và để giữ môi sinh lành mạnh cho thế hệ kế tiếp, xin luôn lưu ý trong cuộc sống thường ngày hầu tiết kiệm năng lượng và không thải nhiều vật liệu gây ô nhiễm môi sinh.

Cám ơn các khoa học gia ở Trạm Vua Sejong cho việc liên lạc xuyên lục địa của quý vị hầu cung cấp thông tin quan trọng này. Xin Thiên Đàng bảo vệ mọi người hiện đang ở Nam Cực trong việc giám sát những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Cầu nguyện cho thế giới cùng hành động mau lẹ để khôi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển sinh đẹp.


Phi cơ chạy bằng hyđrô bay cao lên trời.

Phi cơ chạy bằng tế bào nhiên liệu hyđrô được hãng Boeing chế tạo gần đây đã hoàn tất trôi chảy 3 chuyến bay thử nghiệm ở phi trường gần Madrid, Tan Ban Nha. Phi cơ nhỏ gồm hai chỗ, chạy bằng cánh quạt là chiếc được lái đầu tiên chạy bằng tế bào hyđrô với pin hỗn hợp xăng điện để giúp cất cánh lúc đầu. Phi cơ này hiện có thể bay đến 45 phút và đang được phát triển để cung ứng một thay thế không khí thải cho ngành hàng không. Tế bào nhiên liệu hyđrô chỉ thải nhiệt và hơi nước. Quả là tin tuyệt vời! Kỹ thuật rõ ràng đã cất cánh về phía bầu trời trong và xanh hơn. Chúng tôi hết sức phấn khởi trông đợi thấy nhiều người có thể vui hưởng việc du hành bằng phi cơ không thải khí.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/technology/7330311.stm

An toàn thực phẩm và nước tại Cộng hòa Gambia tùy thuộc vào chính sách thay đổi khí hậu mới.

Giống như nhiều quốc gia cận sa mạc Sahara ở Phi châu, Gambia, và nhất là nông dân của họ, cảm nhận ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tăng cường với mỗi năm. Nói riêng, những vấn đề hiện thời trong ngành sản xuất thức ăn đang nghiêm trọng hơn.

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã có cơ hội thảo luận về an toàn thức ăn và nước của xứ này trong tương lai với Giám đốc tài nguyên nước của Gambia, Ông Pa Ousman Jarju, trong hội nghị thay đổi khí hậu quốc tế tại Vọng Các đã kết thúc vào thứ sáu. Ông Jarju là đại biểu của Gambia đến Cơ quan Phụ trợ Thi hành, Công ước về Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc.

Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Đại biểu Gambia, Cơ quan Bảo trợ về Thực hiện Liên Hiệp Quốc, Công ước về Khí hậu Thay đổi

Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Thành phố thủ đô gần như khoảng một mét trên mực nước biển, nên dễ bị nguy hiểm khi mực nước biển dâng cao. Chúng tôi cũng đang cảm nhận sự ảnh hưởng, vì nếu quý vị nhìn vào mô hình mưa trong ba thập niên qua, sẽ thấy lượng mưa đang giảm, nhiệt độ đang tăng 0,4 độ mỗi thập niên, chúng tôi hiện có mùa mưa ngắn hơn, và tình trạng khô hạn cũng tăng trong những năm qua. Cho nên chúng tôi cảm nhận sự ảnh hưởng và điều này cũng dẫn đến sự thiếu an toàn thực phẩm.

Tháng 12 vừa qua, chính phủ Gambia đệ trình kế hoạch hành động toàn quốc cuối cùng tới Liên Hiệp Quốc phác thảo những cách để thích nghi với sự thay đổi khí hậu trong tương lai.

Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Một trong những dự án là để có một hệ thống báo hiệu trước có thể thật sự cho các nông dân biết thời gian đúng để gieo hạt, và lúc nào trời sẽ mưa. Chúng tôi là xứ nhiệt đới, được cung ứng với ánh sáng mặt trời. Vì thế chúng tôi đang dùng năng lượng tái tạo để bơm nước, để cung cấp nguồn nước, để cung cấp nước cho các cộng đồng nông thôn. Chúng tôi có thể có đến 140 cộng đồng hiện nay đang được lợi ích từ nước sạch qua hệ thống bơm bằng năng lượng mặt trời.

Khi Gambia làm việc để chuẩn bị khu vực nông nghiệp của họ trong việc đối phó với những thay đổi môi sinh, ông Jarju nhấn mạnh điều quan trọng là mọi công dân cần phải làm những thay đổi dài hạn trong lối sống của họ bao gồm sự điều chỉnh trong lối dinh dưỡng.

Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Chúng tôi thật sự cần thay đổi lối sống của mình, bởi vì đây thật sự là những gì góp phần tạo nên mức khí thải lớn hơn, và sự thay đổi khí hậu. Chế độ dinh dưỡng của chúng ta cũng cần thay đổi. Nếu chúng ta đổi sang ăn chay, điều đó sẽ giúp đỡ rất lớn. Chúng tôi sẵn sàng để cứu tinh cầu.

Chúng tôi ca ngợi nỗ lực của ông Pa Ousman Jarju và tất cả đại biểu của hội nghị thay đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc. Với ân điển của thiên đàng, cầu nguyện rằng Gambia và tất cả quốc gia Phi châu sẽ phát triển những biện pháp thay đổi khí hậu hữu hiệu để bảo vệ công dân của họ và vẻ đẹp lộng lẫy của lục địa này.

Khí hậu thay đổi có thể đem bệnh tật do sức nóng đến Vương quốc Anh.

Một tường trình gần đây từ các bác sĩ của Hội Y khoa Anh (BMA) tuyên bố rằng hâm nóng hoàn cầu có thể đem đến bệnh tật như bệnh sốt rét vào Vương quốc Anh, cũng như các rối loạn gồm có ung thư da và ngất vì nóng, do sự gia tăng các đợt sóng nhiệt. BMA khuyên bảo rằng Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh nên sửa soạn chương trình đề phòng và chữa trị cho những rắc rối về sức khỏe nghiêm trọng này. Chúng tôi tri ân các bác sĩ của Hội Y khoa Anh, đã lên tiếng quan tâm, vì sự an toàn của công chúng. Chúng tôi cầu rằng con người và chính phủ trên thế giới hợp tác để hạn chế sự thay đổi khí hậu, và bảo vệ tương lai chúng ta.

http://www.reuters.com/article/healthNews/idUSL0272612820080402

Khoa học gia Bắc Cực vội vã thu góp các dự liệu cuối cùng của mùa đông.

Mùa xuân tại Bắc Cực trong những năm gần đây đến khoảng hai tuần sớm hơn một thập niên trước, vì tuyết tan chảy. Vì lý do này, tuần rồi là lúc mà các khoa học gia hoạt động tích cực nhất để thâu góp những thông tin có giá trị từ vùng băng đá và tuyết của Bắc Cực. Hai Cực Bắc và Nam của địa cầu là yếu tố quyết định quan trọng của thay đổi khí hậu. Chúng còn chứa “dữ liệu băng đá” quan trọng của các thay đổi khí hậu quá khứ và hiện tại.

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã yêu cầu Tiến sĩ Gregory Flato tại Đại học Victoria ở British Columbia, Gia Nã Đại, giải thích một số những dấu hiệu về việc thay đổi khí hậu tại Bắc Cực.

Tiến sĩ Gregory M. Flato – Trung tâm Gia Nã Đại về Mô hình Khí hậu và Phân tích, Đại học Victoria, Gia Nã Đại

Tiến sĩ Gregory M. Flato: Khi khí hậu ấm lên, khi chúng ta đưa thêm khí nhà kính vào khí quyển, phần khí quyển gần bề mặt địa cầu ấm lên, nhưng sự ấm lên đó không đồng đều trên toàn cầu. Nhiệt độ ấm hơn ở vĩ độ cao, nhất là tại Bắc Cực, so với vĩ độ thấp, và lý do là băng đá và tuyết của biển ở vĩ độ cao rất phản chiếu, phản chiếu ánh sáng mặt trời và làm mát khí hậu, trong khi ở những vĩ độ thấp hơn thì bề mặt tối hơn. Bây giờ khi quý vị bắt đầu làm ấm khí hậu, tại bề mặt tươi sáng đó, băng đá và tuyết bắt đầu tan chảy, và để lộ bề mặt tối ở bên dưới, dù là đại dương hay đất liền. Bề mặt tối đó hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời, làm ấm khí hậu thêm nữa và rồi làm tan chảy thêm nhiều băng đá.

Tiến sĩ Flato ước tính rằng dựa vào các đo lường tối thiểu của mùa hè, khu vực bao bọc băng đá của Bắc Cực đã giảm ở tốc độ 8% trong 30 năm qua. Trong 5 năm vừa qua, tuy nhiên, tốc độ này đã tăng đáng kể. Diện tích bề mặt giảm với mức báo động là 40% trong chỉ một mùa hè năm qua, vào năm 2007.

Tiến sĩ Gregory M. Flato: Trong mùa hè trung bình diện tích là khoảng 9 triệu cây số vuông. Và mùa hè vừa qua đã xuống đến khoảng 5 triệu, hơn 5 triệu một chút. Đó là một mức giảm rất lớn của khoảng gần phân nửa.

Năm nay, Bắc Băng Dương giữa miền bắc Gia Nã Đại và Đông Siberia gần như hoàn toàn không còn đá vào mùa hè, là mức tan biến thậm chí còn nhanh hơn mô hình khí hậu mà Tiến sĩ Flato dự đoán.

Tiến sĩ Gregory M. Flato: Chúng ta ở vào tình trạng mà chúng ta chưa thật sự kinh nghiệm trước đây.

Các khoa học gia vẫn còn nhiều câu hỏi chưa giải đáp về Bắc Cực. Nhưng qua sự điều tra cùng sưu tập và diễn giải tỉ mỉ các tài liệu, họ đang hiểu biết rõ ràng hơn mỗi ngày. Chúng tôi tri ân hàng trăm nhà nghiên cứu như Tiến sĩ Flato, mà sự tận tụy đã đặt họ vào vai trò tiên phong trong các cuộc nghiên cứu này. Mong chúng ta đáp ứng lòng tận tụy của họ với hành động để giải quyết vấn đề khẩn cấp này và khôi phục sự cân bằng mỏng manh của địa cầu.

http://www.thestar.com/sciencetech/article/350846
http://environment.newscientist.com/channel/earth/dn12091-arctic-spring-arriving-weeks-earlier.html