Gia Nã Đại phải chuẩn bị cho sự thay đổi khí hậu. Theo báo cáo của bộ lâm nghiệp Gia Nã Đại, ảnh hướng sắp tới của nạn hâm nóng toàn cầu bao gồm khả năng gia tăng cháy rừng, mưa đá, và sự lan tràn của loại côn trùng ăn cây do nhiệt độ ấm hơn. Vì Gia Nã Đại còn là nhà của 10% diện tích rừng trên thế giới, báo cáo trên cũng đề nghị Gia Nã Đại ấn định một số khu rừng như những bồn lọc hấp thu thán khí tự nhiên, nhằm giảm thiểu khí nhà kính.
Tại Hội nghị Khí hậu Vọng Các hiện đang diễn ra tại Thái Lan ở Liên Hiệp Quốc, các chính phủ và tổ chức đang họp mặt để ký kết hiệp ước tiếp sau Nghị định thư Kyoto về việc cắt giảm khí nhà kính. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tiếp chuyện với Dale Marshall, nhà phân tích chính sách khí hậu của Tổ chức David Suzuki, được đồng sáng lập bởi nhà môi sinh nổi tiếng Tiến sĩ David Suzuki.
Năm nay, thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng thế nào đến người dân Gia Nã Đại?
Dale Marshall: Gia Nã Đại là quốc gia ở phía Bắc, đang ấm lên nhanh hơn rất nhiều so với toàn thế giới. Có nhiều ảnh hưởng đến môi sinh ở Bắc Cực, người thổ dân sinh sống ở Bắc Cực, nhưng cũng có tác động trên khắp Gia Nã Đại. Hạn hán trên đồng cỏ gia tăng; các dòng sông ở đó đang sụt giảm lượng nước chảy qua nên có rất ít nước có sẵn cho hệ sinh thái tự nhiên. Ngay cả nước trong các hồ lớn, nguồn nước ngọt không ngờ, mực nước đang giảm xuống và Hồ Superior, hồ lớn nhất trên thế giới, có mực nước đang hạ xuống. Nhiều đợt sâu bọ phá hoại vì không có mùa đông giá lạnh ở Anh Columbia, đã làm chết nửa số cây thông ở Anh Columbia. Chúng ta sẽ gánh chịu thêm rất nhiều thay đổi nữa trong những năm tới, nhất là nếu mình không làm gì.
Xin biết ơn ông Marshall và các bộ trưởng Gia Nã Đại cho lời cảnh báo thấy trước để đối phó với tình trạng mất ổn định khí hậu. Mong môi trường tự nhiên của Gia Nã Đại được bảo tồn nhờ hành động mau lẹ và bền vững.
Gia Nã Đại khám phá “siêu vi trùng” trong thịt heo.Sau khi khám phá vi trùng chống trụ sinh Staphylococcus aureus (MRSA) trong các con heo ở Gia Nã Đại, Tiến sĩ Scott Weese ở Trường Cao đẳng Thú y Ontario thử nghiệm sản phẩm heo trong 4 tỉnh tại Gia Nã Đại về siêu vi trùng này. Trung bình, 10% sản phẩm thử nghiệm đều có MRSA, với tỷ lệ cao nhất là 33% trong một tỉnh. MRSA có thể phát triển thành nhiễm chùm vi khuẩn gây nên mụn nhọt khó lành, viêm phổi, hoặc bệnh máu nhiễm trùng có thể mất mạng. Các bệnh khác được biết liên hệ đến ăn thịt heo gồm có giun tròn Trichinellosis trong người, vi khuẩn Salmonella, E. Coli, sán Cysticerocosis, tiêu chảy Cryptosporidiosis, sán dây Taenia solium (có trong người, do thịt heo,) bệnh SARS, và vi khuẩn Yersinia enterocolitica. Sản xuất thịt heo cho con người cũng gây nên hâm nóng địa cầu, vì nuôi gia súc. Chúng tôi tri ân vô vàn nghiên cứu quan tâm của Tiến sĩ Weese, và những công bố liên quan đến sức khỏe của công chúng cũng như hành tinh chúng ta. Mong sao tất cả dân địa cầu nhận thức các ảnh hưởng tai hại về ăn thịt, và áp dụng ăn chay để bảo vệ đời sống chính mình cũng như tương lai của căn nhà địa cầu này.
Chuyên gia thay đổi khí hậu của Anh nói hãy ăn chay để cứu vãn tinh cầu. Tiến sĩ Chris Rapley, Giám đốc Viện bảo tàng Khoa học Luân Đôn kiêm cựu trưởng ban nghiên cứu Nam Cực, đã được tặng Huy chương Edinburgh của Tô Cách Lan hầu công nhận đóng góp khoa học của ông cho sự hiểu biết và an cư của nhân loại. Trong bài diễn văn tập trung vào việc con người góp phần gây ra nạn hâm nóng toàn cầu do dùng năng lượng thải thán khí, Tiến sĩ Rapley cũng ủng hộ việc thay đổi tập quán ẩm thực của chúng ta. Ông phát biểu rằng ăn chay sử dụng ít năng lượng hơn chế độ ăn dựa trên thịt, và do đó ăn chay là yếu tố then chốt trong giải pháp cho sự thay đổi khí hậu. Xin khen ngợi nhiều đóng góp và giải thưởng hết sức xứng đáng của giáo sư Rapley. Cũng xin cám ơn quý vị đã nhấn mạnh rất rõ ràng tầm quan trọng khi áp dụng chế độ ăn dựa trên thực vật để ngưng hâm nóng toàn cầu. Xin Thiên Đàng ban ân cho công việc của quý vị tiếp tục giúp soi sáng và thông báo cho nhân loại.
Thán khí thải.Trong bài phẩm bình của một nghiên cứu mới ấn hành hôm 3 tháng 4 thuộc đặc san Thiên Nhiên, các khoa học gia vạch ra rằng sự ổn định của mức thán khí trong khí quyển sẽ cần rất nhiều nỗ lực để “khử trừ thán khí triệt để,” hơn là những thực hiện đương thời. Đây là một phần do nhu cầu tăng gia quốc tế về năng lượng cũng như tốc độ chậm hơn dự liệu về phát triển các kỹ nghệ năng lượng tái tạo.
Để hiểu thêm về thán khí là khí nhà kính chính yếu mà mực độ của nó ấn định sự thay đổi khí hậu, Truyền hình Vô Thượng Sư đàm thoại với Tiến sĩ David Archer, Giáo sư về Khoa học Địa Vật lý tại Đại học Chicago Hoa Kỳ.
Giáo sư Khoa học Địa vật lý tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ
Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư tại Thái Lan: Nồng độ của thán khí trong bầu khí quyển hiện giờ là bao nhiêu, và quá khứ là bao nhiêu, trước khi chúng ta để ý đến nạn hâm nóng địa cầu xảy ra?
Tiến sĩ David Archer: Nồng độ vào năm 1750; thì không ai có thể đo lường vào thời đó, nhưng chúng tôi có những bong bóng không khí quá khứ bị kẹt trong trung tâm của băng đá, nên có thể đo được. Chúng tôi có thể biết rằng vào thời đó, trước khi có hoạt động của nhân loại, nồng độ của thán khí là vào khoảng 280 phần triệu. Có nghĩa là trong một triệu phân tử không khí, 280 phân tử của tổng số đó là thán khí. Và bây giờ, chúng ta đi lên thẳng đến 380. Tài liệu từ trung tâm băng đá cho biết rằng con số trong năm 1750 hoặc vào thời băng đá đi ngược lại 800.000 năm và nồng độ thán khí ngày nay, thì quá cao so với nồng độ trong suốt 800.000 năm thời gian đã qua.
Dựa vào lịch sử của địa cầu, các khoa học gia biết rằng thán khí tích tụ trong khí quyển và trong đại dương. Một khi tích tụ, cần phải có một thời gian dài vô cùng để khí hậu của địa cầu hồi phục cân bằng.
Có một con số nào, về nồng độ thán khí mà khi tiến đến số đó, thì chúng ta sẽ thấy các hiện tượng đại họa?
Tiến sĩ David Archer: Riêng cá nhân, tôi nghĩ rằng chúng ta đã vượt trên giới hạn nguy hiểm rồi. Số lượng đá băng trên biển tại Bắc Băng Dương đã giảm thiểu qua bao năm nay, nhưng rồi vào năm 2007 chỉ tan rã! Và các trận động đất cùng với gia tốc của đá chảy tan trên Băng Đảo, tôi nghĩ rằng đây là các dấu hiệu là chúng ta đã vào trong địa phận hiểm nghèo rồi. Cho tới bây giờ, địa cầu đã hâm nóng khoảng 0.7 độ C, và cho dù nồng độ thán khí trong khí quyển ngừng tăng ngay từ hôm nay, và chỉ giữ vững ở mức 380 mãi mãi, thì nhiệt độ của địa cầu cũng vẫn tiếp tục tăng lên khoảng 1 độ C. Nếu chúng ta muốn tránh hâm nóng lên hơn 2 độ C, chúng ta phải ngưng ngay sự thải thán khí, tức là kỹ nghệ phải ngừng phát triển. Phải bắt đầu giảm xuống, hoặc nếu không, chúng ta sẽ vượt quá nhiệt độ thay đổi nguy hiểm lên đến 2 độ C. 2 độ C sẽ nóng hơn là địa cầu đã từng trải qua trong hàng triệu năm qua.
Điều đó càng chứng tỏ rằng hành động tức khắc phải được thực hiện để ngưng hâm nóng địa cầu. Một trong các cách mau nhất là thực hiện hành động ngừng ăn thịt, vì sản xuất thịt đã được khám phá là một nguồn thải chính của thán khí độc hại.
Tiến sĩ David Archer: Thật rõ ràng là khi quý vị trồng ngũ cốc và rồi nuôi thú vật, và ăn thịt thú vật, quý vị mất đi 90% năng lượng từ ngũ cốc nguyên thủy, và không những quý vị chỉ nuôi ít người hơn bằng canh nông mà quý vị có, nhưng như họ đã khám phá, còn cần rất nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch để tạo ra thịt nữa.
Chúng tôi cám ơn vô vàn Tiến sĩ Archer, cho sự sáng tỏ mà ông chia sẻ về mực độ của thán khí, và khẩn cấp biết bao về tình trạng ngày nay mà chúng ta đang đối diện. Mong sao trí huệ hướng dẫn chúng ta thay đổi mau lẹ, tiến đến lối dinh dưỡng chay và năng lượng bền vững, cho tương lai tươi sáng hơn trên hành tinh này và các cư dân trên đó.
Kính mời quý vị đón xem chương trình Truyền Hình Vô Thượng Sư, Ðịa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái, vào hôm thứ tư, về toàn bộ buổi phỏng vấn với Tiến sĩ David Archer, Giáo sư Khoa học Địa Vật lý, để nghe thêm về khí hậu thay đổi và các khí nhà kính độc hại tạo nên.