Dân chúng Timor Leste gánh chịu hậu quả của khí hậu thay đổi.
Mực nước biển dâng cao và khí hậu khắc nghiệt đang ảnh hưởng xã hội Timor Leste trên nhiều phương diện. Trên khắp quốc gia Timor và các phần khác của Nam Dương, nông dân chỉ gặt hái khoảng ½ sản lượng mùa màng, vì tình trạng khí hậu không ổn định. Hậu quả là hàng ngàn trẻ em bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Tại Hội nghị Khí hậu Thay đổi ở Vọng Các hiện đang diễn ra tại Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư nói chuyện với ông Adao Soares Barbosa, Giám đốc Quốc gia cho Dịch vụ Môi sinh, về tình trạng của Timor Leste:
Ông Adao Soares Barbosa, Giám đốc Quốc gia cho Dịch vụ Môi sinh, thành viên nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc về khí hậu thay đổi: Như quý vị biết, chúng tôi là quốc gia mới nhất trên thế giới, nên chúng tôi cần hoàn cảnh kinh tế tốt, và cũng cần có môi sinh cùng hệ thống sinh thái bền vững. Khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng quốc gia chúng tôi về nguồn nước, sản xuất canh nông, và đồng thời mất mát đa dạng sinh học, mất mát dụng cụ, nhất là những vùng dễ bị hạn hán và lũ lụt, và còn mực biển dâng cao nữa.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua các phát triển về năng lượng bền vững, hy vọng rằng các quốc đảo như Timor Leste sẽ có thể giảm thiểu ảnh hưởng tai hại của nạn hâm nóng hoàn cầu.
Ông Adao Soares Barbosa: Dường như lãnh vực năng lượng vẫn chưa phát triển nhiều trong quốc gia chúng tôi, nhưng trong tương lai, chúng tôi cần áp dụng năng lượng tái tạo tại Timor Leste, để chúng ta có thể cứu thế giới.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân các lãnh tụ chính quyền của Timor Leste và các nơi khác, những người quan tâm về ảnh hưởng rộng của nạn hâm nóng hoàn cầu, khiến họ khởi sự hành động vì sự sinh tồn của người dân. Xin thiên đàng bảo vệ các cư dân của những vùng ven biển được an toàn và thoải mái trong thời gian thay đổi này.
An toàn thực phẩm West Timore: http://news.bbc.co.uk/2/low/asia-pacific/6919730.stm,
Khí hậu thay đổi Nam Dương: http://news.mongabay.com/2007/0430-indo.html ,
Các sông băng ở Úc đã thấy rút xuống rõ rệt.
Câu lạc bộ Alpine của Úc đã đo lường các sông băng ở Úc trong 115 năm qua. Trong thời gian 2006-2007, dựa trên 93 dòng sông băng được khảo sát ở Úc, họ quan sát thấy trung bình có 22 m nước rút xuống. Nhiệt độ mùa đông trong thời gian này cũng cao hơn 3,2 độ C so với bình thường, và tháng 4, 2007 cao hơn 5,5 độ C so với bình thường. Xin cảm kích Câu lạc bộ Alpine đã cẩn thận ghi nhận về các sông băng này và đo lường nhiệt độ. Mong thông tin về sự biến mất của các dải băng thúc đẩy hành động lập tức để ngưng hâm nóng toàn cầu và khôi phục bầu sinh quyển quý báu của hành tinh.
http://www.physorg.com/news126078526.html
Hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ khai mạc chương trình ý thức về nạn hâm nóng hoàn cầu.
Mục đích của chương trình là báo động toàn quốc về hiểm họa sức khỏe, là điều sẽ xảy ra nếu sự thay đổi khí hậu không được ngăn chặn. Các thí dụ được kể ra gồm có căng thẳng và ngất xỉu vì nóng, do nhiệt độ cao hơn ở vùng Trung tây Hoa Kỳ và Tây bắc Hoa Kỳ, đặc biệt ảnh hưởng các vị cao niên; bệnh tật gây ra do mưa nhiều hơn ở Tây bắc Hoa Kỳ; thiếu nước ở vùng Tây nam Hoa Kỳ; giảm hoa lợi ở các tiểu bang Đồng bằng Vựa lúa, nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm dơ do bão tố nổi lên nhiều hơn ở Đông nam Đại Tây dương và vùng Ven Vịnh. Một thông báo được ấn hành bởi vận động này, cảnh cáo: “Có liên hệ trực tiếp giữa khí hậu thay đổi và sức khỏe của quốc gia chúng ta. Tuy thế, rất ít người Hoa Kỳ ý thức về các hậu quả có thật của khí hậu thay đổi đối với sức khỏe của cộng đồng, gia đình và con em chúng ta.” Chúng tôi xin gửi lời tri ân đến Hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ, cho các lời cảnh cáo rất nghiêm trọng. Chúng tôi cầu cho dân chúng trên thế giới nghe những cảnh cáo này và hợp tác để ngăn chặn các ảnh hưởng tai hại trên hành tinh yêu dấu này.
http://www.usatoday.com/news/health/2008-03-31-global-warming-health_N.htm
Thành viên của IPCC, Tiến sĩ Adil Najam báo động khí hậu thay đổi ảnh hưởng các quốc gia đang phát triển.
Trong diễn thuyết gần đây tại quê hương Pakistan của ông, Tiến sĩ Adil Najam, giáo sư tại Đại học Boston ở Hoa Kỳ, kiêm thành viên thắng giải Nobel Hòa bình trong Ủy Ban Quốc Tế về Khí hậu Thay đổi (IPCC,) đã nhấn mạnh các hậu quả của khí hậu thay đổi, như sự thiếu thốn thực phẩm và nước, đã kinh nghiệm tại quốc gia đang phát triển như Pakistan. Tiến sĩ Najam tuyên bố thêm rằng nếu sự thay đổi khí hậu không lập tức được giải quyết, những vấn đề này sẽ chỉ tệ hại thêm theo thời gian. Thưa Tiến sĩ Najam, chúng tôi xin tri ân ông đã loan báo đến mọi người trên khắp thế giới về sự khẩn cấp để hành động nhằm giảm thiểu thay đổi khí hậu. Cầu xin Allah ban cho người dân tốt lành Pakistan với dồi dào thực phẩm, nước sạch và luôn an toàn.
http://www.dailytimes.com.pk/default.asp?page=2008%5C04%5C01%5Cstory_1-4-2008_pg5_16 , http://thepost.com.pk/ShortNews.aspx?shortid=5688&catid=2
Nạn phá rừng ở Ba Tây có thể dẫn đến tình trạng sa mạc hóa rừng Amazon.
Sau khi Ba Tây tuyên bố nạn phá rừng ở nước này có thể tăng gấp 2 trong năm nay, nhà sinh thái Daniel Nepstad ở Trung tâm Nghiên cứu Hang Rừng có trụ sở tại Hoa Kỳ đã bày tỏ lo lắng rằng rừng cây đang đi đến đỉnh điểm. Gần 20% lượng khí nhà kính toàn cầu phát sinh từ việc phá rừng, với các vùng đất phát quang chủ yếu được dùng để trồng cỏ chăn nuôi hoặc làm vụ mùa cho thực phẩm. Gần đây nhất, các khu rừng đã bị phát quang để trồng vụ mùa cho nhiên liệu sinh học. Xin cảm kích tiếng nói quan tâm của Tiến sĩ Nepstad. Cầu cho mọi người có tầm nhìn xa hơn và ngưng việc phá hoại cây cối và vẻ đẹp xanh tươi không thể thay thế.
http://www.theledger.com:80/article/20080331/NEWS/803310336/1374
Sự xuất hiện loại trái dại ở Hy Mã Lạp Sơn báo hiệu nạn hâm nóng toàn cầu.
Tại các khu chợ ở Uttarakhand, miền Bắc Ấn, trái dại ‘Kaafal’ nổi tiếng của Hy Mã Lạp Sơn đã được các thương nhân lưu ý về sự kết trái sớm trước cả tháng và được bán cao gấp 4 lần giá bình thường. Nhà sinh thái học nổi tiếng kiêm phó hiệu trưởng trường Đại học HNB Garhwal, Srinagar, Garhwal, cho biết: “Nhiều loại có thể ra quả sớm với khí hậu ấm lên.” Sông băng rút xuống, cây trổ hoa và ra lá sớm, cũng như muỗi xuất hiện ở độ cao hơn đều là thí dụ về ảnh hưởng mãnh liệt của sự thay đổi khí hậu ở Hy Mã Lạp Sơn. Mong tất cả chúng ta mau chóng thực hiện lối sống bền vững hầu giảm thiểu lượng thán khí thải. Xin Đức Phật gia hộ người dân Uttarakhand hiền hòa trong việc duy trì nét đẹp cổ xưa của vùng và sự hòa hợp với thiên nhiên trong cuộc sống hiện tại.
http://www.hindu.com/thehindu/holnus/015200804011141.htm,
Ngày 28 tháng 2, các vệ tinh đã phát hiện một khối băng tách rời khỏi thềm băng đá Wilkins ở Bắc Cực, mà sau đó đưa tới sự sụp đổ 406 cây số vuông băng xuống đại dương.
Quan tâm về quy mô tan rã bất thường này, Tiến sĩ Ted Scambos, trưởng nghiên cứu gia về sông băng ở Đại học Colorado, Hoa Kỳ, đã mời nhóm khoa học gia quốc tế đến quan sát sự kiện này chặt chẽ hơn. Gần đây ông đã nói chuyện với phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Colorado, giải thích tầm quan trọng của thềm băng đá có ảnh hưởng to lớn ra sao đối với của sự thay đổi khí hậu.
Tiến sĩ Ted Scambos, trưởng nghiên cứu gia về sông băng, đã giám sát sự tan rã của thềm băng đá Wilkins: Điều bất thường là thấy nhiều vũng băng tan trên bề mặt, mà không có băng ở trước cạnh thềm băng đá. Và băng đột ngột tan vỡ, không chỉ một tảng lớn, mà là vỡ vụn, tan rã, hoàn toàn tan biến chỉ trong vài tuần. Một điều nữa là thềm băng đá không hồi phục, không phát triển lại, không có thềm băng đá mới bắt đầu xuất hiện sau khi những sự kiện này xảy ra.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Scambos còn giải thích thêm rằng trong lúc các khoa học gia luôn biết các thềm băng đá là kim chỉ thị rất tốt cho nhiệt độ đang ấm lên trong không khí và nước, điều khiến họ hết sức ngạc nhiên là hệ thống này có thể phản ứng nhanh đến thế. Điều rõ ràng là có sự khác biệt thật sự giữa sinh hoạt tự nhiên của băng đá ở Nam Cực và sinh hoạt bị tác động bởi nước biển đang ấm lên.
Tiến sĩ Ted Scambos: Tại hai cực, bất kỳ ai làm việc trong lãnh vực khoa học địa cực, đều không nghi ngờ là thế giới có đang ấm lên hay chúng ta có đang gặp rắc rối không, bởi vì chúng tôi chứng kiến điều này mỗi năm. Các tảng băng đá đã có cách đây 10.000 năm, kể từ cuối thời kỳ băng đá cũ, đều biến mất, vì khí hậu ấm lên, và chỉ trong vòng 20 hoặc 30 cuối, khí hậu ấm lên nhiều đến thế.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Scambos nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động mau lẹ để giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu.
Tiến sĩ Ted Scambos: Vấn đề là, chúng ta cứ nghĩ rằng “chúng ta đang cố gắng kiềm hãm việc này, và cần mất cả thế kỷ để thực hiện điều đó.” Khoảng thời gian để Trái Đất hồi phục một cách tự nhiên rất lâu, và chúng ta sẽ thấy rất nhiều thay đổi về cách mà việc này ảnh hưởng đến đời sống con người, trong nhiều thế kỷ. Trừ khi chúng ta quyết định rằng chúng ta thật sự cần một kế hoạch mạnh mẽ nhằm giải quyết khí nhà kính. Trừ khi chúng ta có thái độ đó, chúng ta nên nghĩ đến việc thích nghi thay vì giảm nhẹ. Và tôi là người muốn thấy chúng ta chấm dứt việc này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các khoa học gia Bắc Cực lặp lại ý kiến của các nghiên cứu gia và chuyên gia quốc tế khác về sự thay đổi khí hậu: Tốc độ báo động của các biến chuyển thiên nhiên cho thấy chúng ta sắp hết thời gian để phản ứng.
Tiến sĩ Ted Scambos: Có một vấn đề khi thảo luận về khí thải nhà kính, nhất là đối với công chúng, vì mọi dự đoán đều nhắm tới năm 2100, như thể đó là thời điểm kỳ diệu khi mọi việc đều ngừng lại. Không phải vậy. Không có giới hạn ấm lên cho tinh cầu, trừ khi chúng ta đưa ra một giới hạn. Thật vô cùng quan trọng để mọi người ở khắp nơi hiểu rằng: cuối cùng việc này ngừng hay không đều tùy ở chúng ta. Nó sẽ không ngừng lại cho đến khi mình ngưng nó.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thềm băng đá Wilkins sẽ tiếp tục được giám sát, đặc biệt trong mùa tan chảy vào mùa hè tới ở Nam Cực. Cám ơn Tiến sĩ Scambos cùng mọi khoa học gia đang nghiên cứu khẩn cấp về ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu. Với hồng ân Thượng Đế, mong cộng đồng toàn cầu hành động mau lẹ nhằm khôi phục sự cân bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và tương lai. Kính mời quý vị theo dõi Truyền Hình Vô Thượng Sư cho cuộc phỏng vấn đặc biệt sắp tới với Tiến sĩ Ted Scambos ở Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ về nhiều nghiên cứu hiện tại của băng đá Nam Cực và nạn hâm nóng toàn cầu.
http://www.stuff.co.nz/stuff/4452970a7693.html