email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 31 MB )

Quần đảo Solomon đang bị tổn thương bởi khí hậu thay đổi.

Trong một diễn văn đọc trước Quốc hội, Bộ trưởng Môi sinh, Bảo tồn và Khí tượng của Quần đảo Solomon, Gordon Darcy Lilo, phác họa nhiều cách mà khí hậu thay đổi ảnh hưởng quốc gia đảo này. Trong các thí dụ ông nêu ra là sự sụt giảm về nông sản, đất lở ven biển, và các đảo bị chìm hoặc bị nước mặn tràn vào. Bộ trưởng Lilo nói rằng mọi quyết định của chính phủ phải tính đến việc thay đổi khí hậu để giảm thiểu ảnh hưởng. Chúng tôi cám ơn Ngài Bộ trưởng, đã kêu gọi sự lưu ý đến ảnh hưởng của hâm nóng hoàn cầu mà quốc gia ông đang đối diện. Mong sao người dân của Quần đảo Solomon được an toàn và quý quốc được bảo tồn.

http://solomontimes.com/news.aspx?nwID=1549, http://www.abc.net.au/ra/news/stories/200803/s2203723.htm?tab=pacific


Hâm nóng toàn cầu có thể dẫn đến việc di trú ồ ạt.

Nghiên cứu gần đây của tổ chức Hòa bình Xanh kết luận rằng mực nước biển dâng cao, nguồn nước uống giảm sút và mùa trăng thay đổi do thay đổi khí hậu có thể dẫn đến việc 125 triệu người Châu Á Thái Bình Dương thành vô gia cư vào thế kỷ tới. Ngoài ra, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng lưu ý rằng các sự thay đổi khí hậu phần lớn có ảnh hưởng bất lợi cho quốc gia đang phát triển, làm tăng nguy cơ bị bệnh và khiến rất nhiều dân cư phải di tản. Xin cảm kích các nghiên cứu gia đã loan báo cho công chúng về thời gian khốc liệt sắp tới nếu không hành động ngay bây giờ nhằm khôi phục môi sinh. Cầu nguyện cho người dân trên thế giới lưu ý những cảnh báo này và mau đoàn kết hành động có trách nhiệm vì sinh quyển nâng đỡ sự sống này.

http://www.dailytimes.com.pk/default.asp?page=2008%5C03%5C31%5Cstory_31-3-2008_pg6_20


Hâm nóng toàn cầu gia tăng tốc độ tan chảy của sông băng ở Thụy Sĩ.

Nhiều dòng trong số 1.800 sông băng ở Thụy Sĩ đang tan ở mức cao hơn năm ngoái 3%. Các dòng sông lớn nhất đang rút xuống hàng tá mét nước mỗi năm, trong khi mức độ tan chảy thường niên của các dòng sông khác đang tăng gấp 2, gấp 3 lần. Ban Giám sát Sông băng Quốc tế, do Liên Hiệp Quốc nâng đỡ, cho biết nguyên nhân của việc tan chảy không ngớt là do sự thay đổi khí hậu.

(Tiếng Anh)

Công dân Thụy Sĩ: Thời giờ đã cận lắm rồi, nên chúng ta phải làm một điều gì đó. Tôi sống ở Thụy Sĩ, và mọi dòng sông băng đều chảy xuống, và sự thay đổi khí hậu và thời tiết hết sức khô khan vào mùa hè. Điều này thật sự kinh khủng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Vì nguồn nước đang bốc hơi là vấn đề nghiêm trọng trên toàn Âu châu, người Thụy Sĩ có thể sớm trực diện với nạn thiếu nước, và thậm chí là hạn hán. Hiện tượng giảm sút sông băng tương tự được đo lường ở các nước khác. Hàng tỷ người trên toàn cầu phụ thuộc vào các sông băng để lấy nước uống, làm nông – công nghiệp, và sản xuất điện. Cầu nguyện cho chính phủ và người dân trên thế giới hành động mau lẹ đối với sự thay đổi khí hậu. Xin Thượng Đế hướng dẫn chúng ta bảo vệ tốt hơn các sông băng, kho dự trữ mang lại sự sống quý báu của hành tinh chúng ta.

http://news.nationalgeographic.com/news/2005/11/1110_051110_warming.html , http://www.swissinfo.org/eng/index.html?siteSect=143&sid=4760286 , http://www.swissinfo.org/eng/top_news/detail/Melting_glacier_could_draw_tourists.html?siteSect=106&sid=8100731&cKey=1187429097000&ty=st , http://dotearth.blogs.nytimes.com/2008/03/18/a-farewell-to-ice/?hp  , http://www.terradaily.com/2007/080330022541.gqe9lu3b.html , http://afp.google.com/article/ALeqM5j8z_gc1go9Ny4PzfQwMuAQ6ec1WA  , http://www.msnbc.msn.com/id/11254319/