email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 62 MB )

Nhà báo Gia Nã Đại kêu gọi đánh thuế thịt.

Kate Heartfield ở Gia Nã Đại viết bài như một phần trong ban biên tập báo Công dân Ottawa, đã thu hút sự chú ý về thông báo gần đây của Anh Columbia về việc gia tăng thuế nhiên liệu hầu khuyến khích sử dụng ít hơn nữa loại thức ăn phát sinh khí thải này. Cô cũng nhấn mạnh trên thực tế thịt gây ra 18% lượng khí thải trên toàn cầu và đề nghị các tỉnh ở Gia Nã Đại bắt đầu đánh thuế thịt nhằm cắt giảm khí thải nhà kính.

Hoan hô và cám ơn cô Heartfield đã mang lại ý tưởng hợp thời này cho ý thức của chúng ta. Cầu nguyện cho bài xã luận khuyến khích suy nghĩ của cô giúp khích lệ người dân Gia Nã Đại và chính phủ trên toàn cầu hành động hầu cắt giảm việc tiêu thụ thịt vì lợi ích của sức khỏe, từ tâm với thú vật, và giúp cứu vãn tinh cầu quý báu.

http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.html?id=62684535-dd64-451f-a2c2-2fdbb3086e69

Cyprus khởi xướng chế độ hạn chế nước.


Với lượng mưa giảm sút 20% trong 35 năm qua và nước dự trữ chỉ ở mức 10%, đảo phía Đông Địa Trung Hải đang trãi qua tình trạng khan hiếm nước có tính cách lịch sử. Chính phủ tuyên bố hôm thứ hai rằng nguồn nước sẽ bị cắt giảm 30% bằng cách cấp nước cho người dân chỉ 8 giờ mỗi 2 ngày. Chính phủ cũng cố gắng mua nước từ Hy Lạp cho đến khi nhà máy lọc muối thứ 3 hoạt động vào tháng 6.

Chúng tôi cầu nguyện cho biện pháp bảo tồn của Cyprus được thành công hầu xoa dịu tình trạng thiếu nước. Mong tất cả chúng ta sáng suốt trân quý nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng lúc hành động mau lẹ để ổn định thời tiết qua các biện pháp thân thiện sinh thái.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL2455576320080324  

Người dân Peru lo lắng khi thời gian sắp hết cho các sông băng Andean.

Năm ngoái, Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc của Liên Hiệp Quốc (IPCC) báo cáo rằng sông băng ở Châu Mỹ La Tinh có thể biến mất trong vòng 15 năm. Peru, quê hương của 70% số lượng sông băng nhiệt đới thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người dân nông thôn sử dụng nước từ sông băng tan chảy hầu như trong mọi mặt của đời sống, từ nước uống đến nước tưới mùa màng. Delia Cascamayta, một người Peru bán sản phẩm ở chợ Cuzco hàng tuần, hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu băng tuyết và nguồn nước biến mất?”

Chúc người Peru hiền hoà được Thượng Đế gia hộ hầu tìm được cách để khắc phục ảnh hưởng của sông băng đang tan chảy. Cầu chúc mọi quốc gia và chính phủ hành động mau lẹ và phối hợp hầu đảo ngược nạn hâm nóng toàn cầu khi vẫn còn thời giờ.

http://abcnews.go.com/Technology/GlobalWarming/story?id=4498640&page=1

Hâm nóng toàn cầu de dọa sự tuyệt chủng của các loài bản xứ Úc Đại Lợi.  

Báo cáo của Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu (WWF) cảnh báo rằng Úc Đại Lợi có tỷ lệ động vật hữu nhũ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Báo cáo này tiếp tục cho biết việc thay đổi khí hậu chỉ gây khó khăn hơn cho nhiều loài như đại thử đá, cây việt quốc tai thỏ, và quoll, một giống mèo bản xứ, để sống sót. Báo cáo phát biểu: “Dấu hiệu ban đầu là thay đổi khí hậu có thể khiến mọi đe dọa hiện nay càng trở nên tệ hơn đối với nhiều loài.”

Cầu nguyện cho mọi loài động vật quý hiếm và đặc biệt trong thời điểm hết sức thử thách này. Với hồng ân của Thượng Đế, chúng ta hãy hợp tác để giảm thiểu ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu và cứu vãn hệ sinh thái và hệ động-thực vật đa dạng.
http://www.straitstimes.com/Latest+News/World/STIStory_220313.html

Tường trình của Greenpeace báo động về ảnh hưởng của hâm nóng hoàn cầu.

Bài tường trình công bố tại Mumbai, Ấn Độ cho vùng Nam Á Châu, cho thấy rằng ảnh hưởng tích lũy của khí hậu thay đổi sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tại Ấn Độ, các thành phố như Mumbai và Kolkata sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ủng hộ viên của Greenpeace, Brikesh Singh, nói rằng: “Dựa theo nghiên cứu thực hiện bởi NASA, mực nước biển sẽ dâng cao khoảng 5 thước. Một khi điều này xảy ra, phần lớn thành phố Mumbai và Kolkata sẽ chìm dưới nước.”

Chúng tôi tri ân Greenpeace, cho các tường trình đầy dữ kiện. Mong chúng ta lưu tâm đến lời báo động này để hành động tức khắc hầu ổn định bầu sinh thái của địa cầu.

http://www.dnaindia.com/report.asp?newsid=1157642

Một mảnh băng lớn của Nam Băng Dương rơi xuống biển.

Một mảnh của thềm băng Wilkins, với kích thước lớn gấp 7 lần Đảo Manhattan ở Hoa Kỳ, đã vỡ nát rơi xuống biển. Khoa học gia nói rằng đây là dấu hiệu của những gì sẽ xảy ra ở Nam Băng Dương khi hâm nóng hoàn cầu tiếp tục gia tăng. Giáo sư David Vaughn của Thăm dò Nam Băng Dương Anh quốc, nói rằng: “Đây không phải vấn đề mực biển tăng cao, nhưng là một dấu hiệu khác của khí hậu thay đổi tại Bán đảo Nam Băng Dương và cách mà nó ảnh hưởng đến môi sinh.” Ông nói thêm: “Wilkins là thềm băng lớn nhất tại Bán đảo Nam Băng Dương đang bị đe dọa. Tôi không ngờ sự việc xảy ra nhanh như vầy. Thềm băng chỉ còn dính như chỉ mành treo chuông -- chúng ta sẽ biết trong vài ngày hay vài tuần tới về số phận thềm băng này.”

Chúng tôi cám ơn Tiến sĩ Vaughn và các khoa học gia tham dự, cho các quan sát quan trọng của quý vị. Cầu mong rằng thông tin này sẽ khiến công dân thế giới thay đổi lối sống tức khắc để cứu vãn căn nhà hành tinh chúng ta.

http://edition.cnn.com/2008/TECH/science/03/25/antartica.collapse.ap/index.html http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7313264.stm