email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 40 MB )

Các hồ vùng tây bắc Gia Nã Đại chịu ảnh hưởng báo động về thay đổi khí hậu.

Giáo sư Lance Lesack thuộc Đại học Simon Fraser tại Gia Nã Đại, nói rằng trong 30 năm qua, 45.000 hồ nước trong vùng châu thổ Mackenzie thuộc Địa phận Tây bắc của Gia Nã Đại có mực nước dâng cao trung bình là 60%. Giáo sư Lesack cho rằng mực nước dâng cao thêm là do băng đá Bắc cực tan rã, rồi sau đó bị đẩy vào bờ bởi các trận gió bão lớn.

Toán của Tiến sĩ Lesack cũng đang nghiên cứu tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng này, lớp đất hiện đang tan rã, dẫn đến sự thải thán khí và khí mê-tan. Tại hội nghị thay đổi khí hậu gần đây ở Vancouver, lãnh tụ Đảng Tự do Stéphane Dion đã nói về khí độc mê-tan, là loại khí nhà kính phát sinh từ việc con người tiêu thụ thịt, sản xuất bởi kỹ nghệ chăn nuôi.

Ông Stéphane Dion, lãnh tụ Đảng Tự Do của Gia Nã Đại: Các động vật mà chúng ta đang ăn thải rất nhiều khí mê-tan vào không khí, và mê-tan là loại khí nhà kính nặng hơn so với thán khí.

Có nhiều cách khác nhau để giảm khí mê-tan, nhưng cuối cùng, chúng ta cần phải thay đổi hành vi của mình một chút và thay vào đó là lựa chọn bánh pizza chay (thuần chay).

Ông Dion cũng khẳng định giải pháp thay đổi khí hậu có thể được thực hiện bởi chính phủ.

Ông Stéphane Dion, lãnh tụ Đảng Tự Do của Gia Nã Đại: Một chính sách môi sinh tốt phải tập trung vào không khí, nước sạch, môi trường tự nhiên mà chúng ta cần phải bảo vệ. Quý vị thấy là nhiều độc tố đang ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Chúng ta cần loại bỏ các chất này khỏi thị trường và sự thay đổi khí hậu.

Xin tri ân Tiến sĩ Lance Lesack và ông Stéphane Dion đáng kính cho công tác quan trọng trong việc đóng vai trò chính hầu giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu. Chúc người dân Gia Nã Đại và mọi người trên thế giới cùng hành động để có thể hạn chế ảnh hưởng xa hơn của sự thay đổi khí hậu.


Gấu koala và loài vật khác đang gặp nguy hiểm do khí hậu thay đổi.

Nghiên cứu gần đây cho thấy khi mực độ thán khí trong không khí cao hơn, chất đạm trong lá cây khuynh diệp giảm đi. Không những thế, chất tannin, một chất độc, lại tăng lên. Nhà động vật học, Tiến sĩ Jane De Gabriel, khám phá thấy tỷ lệ sinh sản của đại thử Úc có đuôi chổi dường như có liên hệ trực tiếp đến lượng chất đạm trong lá khuynh diệp. Tiến sĩ De Gabriel nói: “Điều này cho thấy rằng trong các vùng mà mức độ dinh dưỡng không đầy đủ, thú vật sẽ không thể sinh sản thành công. Điều xảy ra sau đó là sự diệt chủng của loài thú hoang.” Chúng tôi cảm tạ Tiến sĩ De Gabriel và các nghiên cứu gia khác, đã giúp chúng ta lưu ý đến dữ kiện báo động này. Mong sự hòa hợp sinh thái cung cấp hoàn cảnh thích hợp để tất cả động vật và thực vật phát triển dồi dào.

http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,25197,23487281-11949,00.html

Liberia lên kế hoạch cho hệ thống cảnh báo thời tiết mới giúp thích nghi với sự thay đổi khí hậu.

Tại hội nghị của vùng tuần trước tại Addis Ababa, Ethiopia, Michel Jarraud, tổng thư ký Tổ chức Thời tiết Thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết việc phát triển của các quốc gia Phi châu như Liberia sẽ được trợ giúp rất nhiều nhờ các dự đoán cải tiến về thời tiết và cảnh báo thiên tai sớm.

Ông Benjamin Karmorh, Jr., là phó giáo sư của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh ở Liberia. Ông sẽ trò chuyện với Truyền Hình Vô Thượng Sư về tình hình thời tiết bấp bênh ở Liberia.

Ông Benjamin Karmorh, Jr.: Phó giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh tại Liberia, Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia về Cơ chế Phát triển Sạch dưới Nghị định thư Kyoto

Ông Benjamin Karmorh, Phó Giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh tại Liberia: Liberia là quốc gia kém phát triển nhất. Mức khí thải của chúng tôi không đáng kể. Nhưng, trong số các quốc gia khác, các nước kém phát triển nhất, chúng tôi bị xếp vào hàng dễ bị ảnh hưởng nhất do tác động của sự thay đổi khí hậu.

Trong những năm gần đây, Liberia đã gánh chịu nhiều trận mưa thất thường, nạn xói mòn và lũ lụt ở vùng duyên hải ngày càng tăng.

Ông Benjamin Karmorh: Phần lớn các sự kiện liên quan đến khí hậu thường xảy ra hàng năm, đặc biệt là lũ lụt. Vì lũ lụt nên cơ sở hạ tầng bị phá hủy, sự sống bị tàn phá. Mực nước gia tăng mang theo bệnh tật.

Do nạn hâm nóng toàn cầu khiến khí hậu khó có thể dự đoán được, Liberia đang tăng cường nỗ lực bảo vệ người dân và vụ mùa thông qua hệ thống cảnh báo khí hậu sớm.

Ông Benjamin Karmorh: Chúng tôi đang cố gắng thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để có thể tư vấn cho nông dân lúc nào nên gieo hạt, lúc nào không. Với lời khuyên như vậy, nông dân có thể làm theo và đến cuối mùa, ít ra việc thu hoạch của họ cũng sẽ được cải thiện.

Hàng triệu người sinh sống ở các quốc gia ven biển khác tại Tây Phi cũng gánh chịu tình trạng khó khăn như Liberia. Ông Karmorh sẽ chia sẻ thông điệp này thay mặt chính phủ người dân Liberia.

Ông Benjamin Karmorh: Với quý khán giả ngoài kia, việc thay đổi khí hậu là có thật. Thay đổi khí hậu không còn là vấn đề môi sinh nữa, mà là vấn đề phát triển, kinh tế và toàn cầu. Chúng ta cần phải sẵn sàng hợp tác để cứu vãn tinh cầu. Bất cứ gì quý vị có thể làm ngoài kia trong cộng đồng, trong quốc gia của mình, điều quan trọng là mọi người cùng làm để cắt giảm khí thải nhà kính, cùng hợp tác để tăng cường khả năng của các quốc gia dễ bị tổn thương như đất nước chúng tôi; để cuối cùng chúng ta có thể chống chọi với sự thay đổi khí hậu, và có thể thích nghi với sự thay đổi khí hậu. Vì như chúng tôi đã nói sự sống đã bị hủy diệt, cơ sở hạ tầng đang bị tàn phá, hệ thống nông nghiệp và chuyên chở đang bị phá hỏng. Hầu như mọi lãnh vực đều đang bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu. Hậu quả là rất to lớn. Thời gian sắp hết. Điều quan trọng bây giờ là chúng ta làm bất cứ gì có thể làm để cứu tinh cầu khỏi bị tàn phá thêm nữa.

http://www.afrol.com/articles/28478