email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 60 MB )

Giá thực phẩm tăng nhanh sau các vụ mùa giảm sút.

Trên khắp các quốc gia nơi con người tiêu thụ gạo hàng ngày, giá gạo đã tăng quá cao, gây nên bất an rộng lớn. Giới hạn xuất cảng được thi hành tại các quốc gia sản xuất gạo như Ấn Độ, Trung Hoa, Âu Lạc (Việt Nam), và Ai Cập. Trong khi đó, các quốc gia tùy thuộc vào sản phẩm này phải đương đầu với giá thực phẩm tăng cao. Yếu tố chính của sự thiếu hụt toàn cầu này là thời tiết khắc nghiệt do sự thay đổi khí hậu, với hậu quả là các mùa gặt giảm sút.

Tại hội nghị gần đây về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, các đại biểu từ Mali, Niger và Guinea-Bissau lên tiếng về sự liên hệ rõ ràng giữa nạn hâm nóng hoàn cầu và sản xuất thực phẩm, ngay trong quốc gia họ.

Ông Boubacar Sidiki Dembele, Cố vấn Kỹ thuật, Bộ Môi sinh Mali: Sa mạc hóa liên quan rất nhiều tới sản xuất canh nông, khi mưa giảm thiểu, khi đất đai bắt đầu cằn cỗi, và khi chúng ta không thể sản xuất hữu hiệu thực phẩm canh nông chủ yếu cho con người, và những việc tương tự.

Theo bài tường trình của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), giá gạo đã tăng đến 70% trong năm vừa qua.

Ông Boubacar Sidiki Dembele, Cố vấn Kỹ thuật, Bộ Môi sinh Mali: Chúng tôi đang trải nghiệm ảnh hưởng tai hại của việc thay đổi khí hậu hiện nay. Những điều này ảnh hưởng tệ hại đến thực phẩm chủ yếu như gạo, kê và các sản phẩm khác.

Giảm mưa và thiếu nước là các ảnh hưởng thật sự của sự thay đổi khí hậu. Nhiều chính phủ Phi châu đang ưu tiên hóa một chính sách thích nghi toàn quốc hầu bảo đảm sự sinh tồn của quốc gia họ.

Ông Alexandre Cabral, đại biểu Liên Hiệp Quốc từ Guinea-Bissau: Chúng tôi sẽ nghiên cứu các yếu điểm, hầu đưa ra những chọn lựa cụ thể để thích nghi với việc thay đổi khí hậu trong lãnh vực nước, canh nông, sức khỏe, và đất lở vùng ven biển.

Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Chúng ta phải phát triển, sử dụng kỹ thuật sạch không ô nhiễm.

Các đại biểu được hỏi cảm tưởng về việc ăn chay như một phần của giải pháp.

Ông Alexandre Cabral, đại biểu Liên Hiệp Quốc từ Guinea-Bissau: Ăn chay sẽ giúp bảo tồn và cũng rất tốt đối với sức khỏe con người. Những món chúng ta ăn hiện nay gây béo phì. Rất tốt nếu chúng ta đổi sang ăn chay.

Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Câu hỏi về việc ăn chay không phải là vấn đề, ít nhất là ở Phi châu, bởi vì đa số người, từ truyền thống của họ, đã quen không ăn thịt. Có những bộ lạc không bao giờ ăn thịt từ lúc lọt lòng. Trong xã hội truyền thống, con người đã quen ăn rau cải rồi. Và phần lớn khí thải là từ gia súc.

Ông Boubacar Sidiki Dembele, Cố vấn Kỹ thuật, Bộ Môi sinh Mali: Trong một vài nền văn hóa ở Phi châu, chúng tôi quen dành riêng thứ sáu, là ngày không ăn thịt. Nếu chúng tôi kéo dài luôn bảy ngày trong tuần, điều đó không quá khó khăn đối với chúng tôi.

Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Ở Phi châu, chúng tôi ráng ăn đậu nành.

Đa số các quốc gia Phi châu thải thán khí thấp, tuy thế đất đai của họ gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự thay đổi khí hậu. Khi những viên chức này tiếp tục làm việc tích cực để thực hiện những gì mà hoàn cảnh đòi hỏi, cả 3 đều nhấn mạnh đến sự cần thiết để hợp tác mau chóng.

Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Thế giới đang bị nguy hiểm. Chúng ta cần cứu hành tinh ngay bây giờ. Ngay lập tức. Mọi người, thế giới đã trở thành một làng duy nhất. Chúng ta phải cứu làng này.

Chúng tôi xin chuyển lời tri ân sâu xa đến các đại biểu từ Mali, Niger và Guinea-Bissau, đã lên tiếng ủng hộ hành động cấp bách và lối dinh dưỡng chay bền vững. Cầu xin Thượng Đế hướng dẫn mọi quốc gia hành động mau chóng để bảo đảm thực phẩm đầy đủ cho tất cả, và một tương lai tươi sáng cho địa cầu chúng ta.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7328087.stm
  http://in.reuters.com/article/businessNews/idINIndia-32846720080404?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0 
http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/7324596.stm

Đỉnh băng đá tan rã có thể gia tăng hoạt động núi lửa.

Nghiên cứu chung của các khoa học gia Anh và Iceland tiết lộ rằng các đỉnh băng tan rã bởi nạn hâm nóng hoàn cầu, có thể gia tăng hoạt động núi lửa ở nhiều nơi như Núi Erebus của Nam Băng Dương, Quần đảo Aleutian và các núi lửa khác ở Alaska. Sự thay đổi trọng lượng bề mặt vì đỉnh băng đá mỏng đi, gây áp lực địa chất bên trong vỏ của núi lửa, làm tăng thêm cơ hội bùng nổ. Đa tạ các nghiên cứu gia của Anh và Iceland cho những khám phá quan trọng này. Chúng tôi cầu cho mọi người cùng nỗ lực hầu ngăn chận tình trạng hâm nóng, đó là mối quan tâm về các núi lửa này.

http://timesofindia.indiatimes.com/Melting_ice_caps_may_trigger_more_volcanic_eruptions/articleshow/2925485.cms


Uganda đang căng thẳng vì nạn hâm nóng hoàn cầu.

Hai năm hạn hán trầm trọng ở vùng đông bắc của Uganda đã gây nạn đói rộng lớn và khiến hơn 1 triệu người ở những vùng như Karamoja phải đi tìm thực phẩm. Alix Loriston, phó giám đốc Chương trình Thực phẩm Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, nói: “Khí hậu thay đổi có một ảnh hưởng mạnh mẽ ở đây. Karamoja hiện đang trong tình trạng khẩn cấp.” Mùa thu năm ngoái, lũ lụt khiến cho 400.000 người lâm cảnh vô gia cư và cuốn đi mùa màng cần thiết. Thưa Liên Hiệp Quốc, chúng tôi xin cùng quý vị lên tiếng quan tâm về Uganda Chúng tôi cầu cho anh chị em ở Uganda được an toàn. Mong sao cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng để đảo ngược tiến trình thay đổi khí hậu hầu tránh ảnh hưởng tai hại thêm nữa cho đời sống quý báu.

http://timesofindia.indiatimes.com/Extreme_weather_starving_Ugandas_pastoralists_/articleshow/2925179.cms


Việc dùng thuốc trừ sâu bọ làm giảm số chim hót ở châu Mỹ.

Trong các năm gần đây, nhu cầu về trái cây và rau cải trái mùa, khiến nhiều vùng di trú vào mùa đông ở châu Mỹ La Tinh bị biến đổi thành khu hoạt động canh nông tràn đầy thuốc trừ sâu bọ. Sinh học gia, Tiến sĩ Rosalind Renfew, khám phá rằng khoảng nửa số chim hót “bobolink” ở Bolivia bị nhiễm loại thuốc trừ sâu bọ hiện bị cấm ở Âu châu và Hoa Kỳ Hậu quả là, hơn 50 loại chim đang biến dần.

Thưa Tiến sĩ Renfew và các khoa học gia kính mến, chúng tôi tri ân sâu xa các nghiên cứu và công bố của quý vị về tình cảnh của các bạn chim muông của chúng ta. Cầu mong chính phủ và nông dân hợp tác thực hành các hành động thân thiện với sinh thái để bảo vệ mọi đời sống.

http://www.independent.co.uk/news/world/americas/american-songbirds-are-being-wiped-out-by-banned-pesticides-804547.html