Hội Thiên Chúa giáo của Tân Tây Lan khuyên bớt ăn thịt để ngưng thay đổi khí hậu.
Hội đồng Interchurch Bioethics (ICBC) vừa ấn hành sách nhỏ mới tên là “Việc Cấp bách và Cá nhân: Giải pháp của tín đồ Thiên Chúa đối với thay đổi khí hậu toàn cầu.” Sách này, có thể tải xuống miễn phí từ trang mạng
justice.anglican.org.nz, miêu tả việc thay đổi khí hậu bằng ngôn ngữ dễ hiểu và phác thảo nhiều bước đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện, như dùng phương tiện chuyên chở khác, lắp đặt cách nhiệt trong nhà, và bớt ăn thịt. Tiến sĩ Audrey Jarvis, chủ tịch của ICBC, cho biết: “Chúng ta cần hành động về thay đổi khí hậu ngay bây giờ; nhu cầu này là thực tế và khẩn cấp.”
Xin ca ngợi và cám ơn Tiến sĩ Jarvis và ICBC cho phương pháp tiến bộ nhằm cung cấp thông tin dễ dàng và các đề nghị thân thiện sinh thái. Với sự lãnh đạo như của quý vị, chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong việc bảo vệ căn nhà địa cầu tuyệt diệu được ban tặng này.
Hâm nóng hoàn cầu tạo nên nhiều “Biển Sa Mạc” hơn. Nghiên cứu bởi Tiến sĩ Lothar Stramma thuộc Đại học Kiel ở Đức cùng với các khoa học gia khác khám phá rằng lượng dưỡng khí trong một số nước biển đang giảm dần, đưa đến sự hình thành các vùng gọi là “sa mạc biển.” Đặc biệt tại phía đông Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, các vùng thiếu dưỡng khí này đang nới rộng thêm, và vấn đề còn tệ hơn vì khả năng hấp thụ dưỡng khí đang giảm sút với nước biển ấm hơn. Trong một bài tường trình của tờ báo Khoa học, các khoa học gia tuyên bố: “Mực độ dưỡng khí giảm có thể gây hậu quả thảm hại cho hệ thống sinh thái và nền kinh tế ở ven biển.”
Chúng tôi tri ân Tiến sĩ Stramma và các đồng nghiệp cho khám phá mà sự ảnh hưởng đã được cảm nhận bởi hải vật cư ngụ trong đại dương. Cầu mong tất cả chúng ta hợp tác để bảo tồn đời sống quý báu của đất liền và biển cả.
Hạn hán ở nam Úc Đại Lợi có liên quan đến sự thay đổi khí hậu.
Nghiên cứu gần đây bởi Tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Liên bang (CSIRO) đề nghị rằng miền nam của quốc gia đang ngày càng thiếu hụt nước trầm trọng hơn, khi hệ thống khí áp cao cận nhiệt đới đang được củng cố bởi hâm nóng hoàn cầu. Tiến sĩ Wendy Craik, trưởng điều hành của Ủy ban Vùng chảo Murray Darling, tuyên bố: “Nghiên cứu cho thấy có dấu hiệu rõ ràng rằng các đợt hạn hán hiện nay tương quan với các tiên đoán về lượng mưa giảm sút ở miền nam Úc Đại Lợi.”
Chúng tôi tri ân các khoa học gia đáng kính, cho nghiên cứu đầy dữ kiện này về ảnh hưởng rộng lớn của hâm nóng hoàn cầu. Chúng tôi cầu rằng tất cả công dân thế giới mau chóng áp dụng lối sống bền vững để ngăn thay đổi khí hậu toàn cầu.
Khủng hoảng thực phẩm toàn cầu ảnh hưởng quốc gia như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nhật báo Telegraph của Anh đã tường trình rằng vì giá cả tăng cao, hơn 80% cư gia ở Nhật phải mua hàng sỉ hoặc các hiệu với giá rẻ hơn. Tại Hoa Kỳ, các tiệm bán hàng như Sam’s Club và Cosco phải đặt giới hạn mua gạo sỉ. Các ngân hàng thực phẩm địa phương báo cáo số người xin trợ cấp tăng từ 20-25%, ngay cả những người hiện đang có việc làm. Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thực phẩm Cộng đồng Atlanta, Bill Bolling nói: “Con người đang phải quyết định có nên trả hóa đơn bác sĩ hay là mua thực phẩm, trả tiền dùng máy sưởi hay là mua thực phẩm.”
Chúng tôi cầu rằng ân điển của thiên đàng cung cấp thực phẩm dồi dào và sức khỏe an toàn cho tất cả cư dân trên địa cầu, khi chúng ta cố gắng kiềm hãm khí hậu thay đổi và cân bằng lại sinh quyển mỏng manh của chúng ta.