Formosa (Đài Loan) áp dụng lối dinh dưỡng chay (thuần chay).Ở Formosa, chế độ ăn chay (thuần chay) không chỉ cho thiểu số người ý thức về sức khỏe. Một phong trào đã được phát động hầu khuyến khích người dân quan tâm đến sức khỏe của tinh cầu và của chính họ để ký vào cam kết ăn chay giúp làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.
Sau khi Cô bạn Ăn chay đưa rau cải được địa cầu sản xuất cho Anh bạn Vô danh, anh khám phá thấy mình không cần phải ăn thịt nữa.
Hoạt động này được tổ chức bởi nhóm hiệp hội “Không Thịt, Không Nhiệt”! với khoảng 50 tổ chức phi chính phủ từ mọi cộng đồng, bao gồm nhà môi sinh, nhà ủng hộ quyền lợi thú vật, tổ chức tôn giáo, và thậm chí là Đảng Xanh của Đài Loan. Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng tham gia, với 100 điểm ký tên trên khắp tỉnh thành chung quanh Đài Bắc. Chỉ trong vòng 5 ngày, các hội viên chúng tôi đã thâu thập hơn 300.000 cam kết của những người ký tên, với mục tiêu cuối cùng là tập hợp được 1 triệu cam kết trong vòng chưa đầy hai tháng.
Em có biết ăn chay (thuần chay) và giảm bớt sự phát triển của nghề chăn nuôi gia súc có thể giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu?
Học sinh 1: Trước đây em đã nghe về điều này từ thông tin.
Em có nghĩ mình sẽ ăn chay (thuần chay) nhiều hơn để giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu sau khi tham gia hoạt động ký tên hôm nay không?
Học sinh 2: Dạ có! Chắc chắn như vậy!
Học sinh 1: Vâng, em cũng vậy!
Cuộc vận động dân sự quy mô này đã lập tức trở thành trọng điểm của hầu hết giới truyền thông trên quốc đảo này, bao gồm tập san, đài truyền hình, và mạng lưới điện toán.
Dịch vụ Truyền hình Công cộng Đài Bắc Trực tuyến: Theo sự đánh giá do các tổ chức môi sinh thực hiện, năng lượng dùng để sản xuất thịt cho 1 người ăn thịt có thể dùng để cung ứng bữa ăn cho 10 người ăn chay. Ăn thịt không thân thiện môi sinh.
Dai Ai TV: Nhiều nhóm môi sinh đã phát động phong trào Ăn Chay hôm nay.
FTV: Theo hiệp hội của cuộc vận động này, nếu chuyển sang ăn chay, một người có thể cắt giảm 4,1 kg thán khí, tương đương lượng thán khí mà 180-360 cây xanh có thể hấp thu mỗi ngày.
CTS, Đài Truyền hình Formosan (Đài Loan): Hiệp hội Vận động Ăn chay Chống lại nạn Hâm nóng Toàn cầu khuyến khích mọi người ngăn chặn nạn hâm nóng và cứu vãn tinh cầu bằng cách ăn chay. Ăn thịt đã lỗi thời, nguyên tắc ngày nay là cứu vãn hành tinh.
Để ủng hộ cuộc vận động, các viên chức chính phủ cũng ký vào cam kết “Không Thịt, Không Nhiệt”!
Nhà lập pháp Thành phố Đài Bắc Tien Chiu Chin: Chúng ta cần phải thông báo cho công chúng biết bằng mọi cách. Hãy để mọi người nhận thức rằng ăn chay có thể giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu.
Trưởng Sheng Shi Hong, Cục Bảo vệ Môi sinh Thành phố Đài Bắc: Chúng ta nên ăn chay! Đúng không? Chỉ khi đó chúng ta mới có cơ hội sống lâu hơn.
Thị trưởng Thành phố Đài Bắc Hau Lung Bin: Ngày nay, nếu mình muốn cắt giảm thán khí thải, lối sống trường chay tuyệt đối là cách vô cùng hữu hiệu. Sự khác biệt giữa chế độ ăn chay và ăn thịt là giảm thán khí thải, vì lượng khí thải của chế độ ăn thịt cao gần gấp ba lần. Ngoài ra, chế độ ăn chay còn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Các sinh viên đại học với nhau: Hãy Ăn Chay và làm Địa Cầu Mát mẻ!
Vô cùng thán phục người dân ý thức sinh thái ở Formosa! Cám ơn mọi viên chức chính phủ, giới truyền thông, tổ chức, và tham dự viên ở Đài Bắc đã truyền bá lối sống trường chay (thuần chay) tuyệt vời - là giải pháp để cứu vãn tinh cầu. Hay như người dân Formosa nói : “Không Thịt, Không Nhiệt” cho hành tinh mát mẻ hơn.
Làng ven biển Đông Ấn Độ đang đối diện nạn chìm. Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi khiến cho hơn 100 gia đình từ các làng Satabhaya và Kanhupur phải đi sâu vào nội địa để tìm nơi trú ngụ. Mực nước được dự đoán sẽ tiến sâu vào làng Kanhupur ít nhất là 30 bộ riêng trong năm nay, và đã ngập lụt nhiều cư gia, đất đai nông nghiệp, một trường tiểu học, và 2 giếng nước được dùng bởi dân làng. Ở Satabhaya, ngôi đền lâu đời 800 năm tọa lạc 2 cây số cách bờ biển 10 năm trước đây, hiện đứng trong nước khi thủy triều lên.
Chúng tôi gửi lời cầu nguyện cho sự bảo vệ và an toàn của những dân làng Ấn Độ bị ảnh hưởng. Mong tất cả chúng ta lập tức áp dụng lối sống bền vững vì lợi ích của đời sống chúng ta và của các anh chị em mình.
http://southasia.oneworld.net/article/view/160270/1/ Hồ lớn nhất trên thế giới đang bị hâm nóng mau lẹ do khí hậu thay đổi.Hồ băng đá Baikal ở Siberia, chứa khoảng 20% dự trữ nước ngọt cho thế giới, ấm lên gấp 3 lần nhanh hơn nhiệt độ của không khí, hay là 1,21 độ Celcius, trong 60 năm qua. Điều này ảnh hưởng đến sự sinh tồn của 2.500 loại sinh vật sinh sống ở đó, nơi có một số sinh vật hoàn toàn đặc biệt, như là loại hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới. Các khoa học gia Hoa Kỳ và Nga tuyên bố nhiệt độ tăng của Hồ Baikal có thể báo hiệu vấn đề của các hồ nhỏ hơn, vì chúng phản ứng mau hơn với nhiệt độ thay đổi.
Chúng tôi thành tâm tri ân các khoa học gia, đã báo động chúng ta về chiều hướng nóng lên của Hồ Baikal. Mong rằng chúng ta hành động để ngăn chặn việc thay đổi khí hậu để các kho báu duy trì sự sống như vậy được bảo tồn.
http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSN30550060