Khoa học gia xác định rằng băng đá ở Băng Đảo đang tan nhanh chóng hơn.
Tiến sĩ Sarah Das tại Học viện Đại Dương Woods Hole ở Hoa Kỳ, và Tiến sĩ Richard Alley thuộc Đại học Tiểu bang ở Pennsylvania, đã xác định rằng tiến trình băng tan mùa hè, tạo thành hồ, mà dường như biến mất, thật sự là dấu hiệu của việc băng tan nhanh chóng vào đại dương. Nước từ các hồ mùa hè tạo nên áp lực, gây nên rạn nứt ở lớp băng đá bên dưới. Rồi nước trong hồ chảy qua các kẽ nứt vào đá ngầm với tốc độ như Thác Niagara. Một khi đến đó, nước này khiến cho tảng băng trượt vào đại dương nhanh hơn là tảng băng tự nó tan ra.
Chúng tôi tri ân sâu xa các nỗ lực của Tiến sĩ Das và Alley và những nghiên cứu gia, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà khí thải nhà kính do con người gây ra ảnh hưởng hành tinh. Cầu tất cả hành động mau lẹ để ngăn hâm nóng hoàn cầu, và hồi phục sự cân bằng mỏng manh của sinh quyển.
http://www.businessweek.com/bwdaily/dnflash/content/apr2008/db20080417_425304.htm?chan=top+news_top+news+index_businessweek+exclusives
Sức hấp thụ thán khí của đại dương giảm làm tăng tốc khí hậu thay đổi toàn cầu.
Nghiên cứu cho thấy rằng Bắc Đại Tây Dương hiện nay hấp thụ ít hơn ½ lượng thán khí so với giữa thập niên 1990. Với đại dương không còn là nơi chứa thán khí, các khí thải nhà kính vì thế đang lan tràn trong khí quyển. Nghiên cứu này đến từ một dự án tài trợ bởi Liên Hiệp Âu Châu về sự hấp thụ thán khí ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, là hai đại dương tối quan trọng trong việc chứa thán khí cho toàn cầu. Nếu các đại dương này, trước đây từng hấp thụ ¼ tổng số thán khí thải ra từ thế giới, nay bắt đầu hấp thụ ít hơn, thì ảnh hưởng lên môi sinh sẽ lập tức nghiêm trọng, với những hậu quả có thể kéo dài đến trên một kỷ nguyên.
Chúng tôi cám ơn Liên Hiệp Âu Châu, đã chia sẻ tài liệu tối hậu về yếu tố then chốt này của tình trạng khí hậu thay đổi. Xin Thượng Đế ban ân để tất cả nỗ lực ủng hộ lối sống xanh và hồi phục sự bền vững của địa cầu.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1674158420080416
Hâm nóng hoàn cầu có thể giảm nước Sông Colorado thấp nhất trong 500-năm.
Khoa học gia nói rằng việc nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mực nước của Sông Colorado. Sông này là nguồn nước chính cho cư dân trên khắp vùng Tây nam của Hoa Kỳ. Khoa học gia McCabe của Thăm dò Địa chất Hoa Kỳ nói rằng nhiệt độ gia tăng như được dự đoán sẽ có thể giảm nước sông xuống mức thấp nhất trong 500-năm.
Chúng tôi tri ân sâu xa các khoa học gia, đã thông tin cho chúng tôi về ảnh hưởng nghiêm trọng, mà nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây ra cho các nguồn nước uống quý báu này. Chúng tôi cầu cho chính phủ Hoa Kỳ và các vị lập pháp mau lẹ tìm cách để ngăn chặn thán khí thải từ con người và các loại khí giữ nhiệt khác, hầu bảo vệ hành tinh này.
http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&sid=aYrsREqqdzY4&refer=home