Đổi sang ăn chay là then chốt trong việc giải quyết nạn thiếu thực phẩm toàn cầu.
Chủ bút về y tế Jeremy Laurance của tờ “The Independent” bên Vương quốc Anh đã nói rằng nếu con người áp dụng ăn chay (thuần chay) thì nạn đói toàn cầu và sự xung đột vì thực phẩm sẽ chấm dứt. Đề cập đến việc trồng trọt cho nhiên liệu sinh học, ông cũng tuyên bố: “Trong khi 100 triệu tấn ngũ cốc bị chuyển sang để chế tạo nhiên liệu sinh học năm nay, hơn gấp 7 lần số lượng này (760 triệu tấn) sẽ phải dùng để nuôi thú lấy thịt.” Ông Laurance xác định thêm rằng Anh quốc có thể nuôi toàn thể dân của mình chỉ với ½ diện tích đất hiện đang dùng để trồng trọt, nếu mọi người ăn thuần chay.
Thưa ông Laurance, cám ơn sự phục vụ của ông đối với độc giả, qua những bài viết quan trọng như vậy. Chúng tôi cầu rằng mọi người sẽ áp dụng ăn chay (thuần chay) hầu cung cấp dồi dào thực phẩm và bảo tồn hành tinh.
http://www.independent.co.uk/life-style/health-and-wellbeing/health-news/the-big-question-is-changing-our-diet-the-key-to-resolving-the-global-food-crisis-809566.html
Liên Hiệp Quốc nói nhân loại đang nhận “lời cảnh tỉnh cuối cùng.”
Đề cập đến tường trình số 4 của Viễn ảnh Môi sinh Hoàn cầu, Giám đốc Điều hành thuộc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, Achim Steiner, cảnh cáo rằng ảnh hưởng khí hậu thay đổi đang xảy ra với tốc độ gia tăng nhanh, mà một số vùng có thể vượt khỏi điểm vô phương cứu vãn. Sông băng Hy Mã Lạp Sơn, cung cấp nước cho hàng triệu người ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nơi ở Phi Châu, được xem là thí dụ điển hình về những nơi sẽ sớm bị khô cạn.
Thưa ông Steiner, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu xa, cho thông điệp rõ ràng và đúng lúc của ông. Mong chúng ta đáp ứng nhanh chóng để ngăn chặn khí thải nhà kính tai hại hầu cứu vãn căn nhà địa cầu không thể thay thế này.
http://www.naturalnews.com/023023.html
Mực biển dâng cao hơn như đã được tiên đoán.
Dựa theo nghiên cứu khoa học mới do một toán từ Vương quốc Anh và Phần Lan, cùng với các khám phá trước đây bởi nghiên cứu gia Đức, Stefan Rahmstorf, mực biển trung bình toàn cầu dự đoán sẽ dâng cao từ 0,8 thước đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này. Con số này cao hơn dự đoán của Ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) trong bài tường trình ấn hành năm ngoái. Mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng lớn lao đến các quốc gia như Bangladesh, nơi mà 80% đến 90% đất đai chỉ cách biển chừng 1 thước.
Xin đa tạ các khoa học gia đáng kính, cho tài liệu vô giá này. Cầu mong mọi quốc gia hành động để lập tức đảo ngược thay đổi khí hậu và hồi phục cân bằng sinh thái cho địa cầu.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7349236.stm