email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Bão lốc Nargis là dấu hiệu của khí hậu thay đổi.

Theo tin từ Trung tâm cho Khoa học và Môi sinh (CSE), sự tàn phá gần đây do bão lốc Nargis ở Miến Điện (Myanmar), cũng được biết là Burma, với thiệt hại nặng nề về nhân mạng, có thể là hậu quả của sự thay đổi khí hậu. Nêu lên tường trình về sự thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Giám đốc CSE, Sunita Narain tuyên bố: “Nargis là dấu hiệu của những gì sẽ xảy ra. Năm 2007, Bangladesh bị tàn phá khốc liệt bởi bão lốc nhiệt đới Sidr. Các nạn nhân của các trận bão lốc này là nạn nhân của sự thay đổi khí hậu.” Bà Narain sau đó kêu gọi các cường quốc hành động cấp tốc hơn để giải quyết vấn đề khí thải nhà kính, hầu giúp giảm thiểu các hậu quả thảm khốc của mô hình thời tiết bất ổn đối với các quốc gia với nông nghiệp dựa vào mưa.

Chúng tôi cám ơn sâu xa Bà Narain và CSE, cho sự quan sát quan trọng này. Chúng tôi cầu rằng tất cả nhân loại mau chóng hợp tác để đảo ngược sự thay đổi khí hậu và cứu mạng sống trên địa cầu.

http://howrah.org/india_news/11628.html, http://voanews.com/english/2008-05-07-voa58.cfm, http://en.wikipedia.org/wiki/Centre_for_Science_and_Environment

 

Nạn hâm nóng toàn cầu xáo trộn việc sản xuất thực phẩm ở Ấn Độ.

Trong lúc nhu cầu về ngũ cốc gia tăng ở quốc gia đang đô thị hóa nhanh chóng này, sản lượng của các thực phẩm chủ yếu như lúa mì đã thay đổi trong những năm gần đây do áp lực về nguồn nước và đất đai thoái hóa., Đây là một số trong các ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu. Tiến sĩ Mihir Deb, giám đốc Trường Nghiên cứu Môi sinh ở Đại học Delhi, Ấn Độ, sẽ giải thích với phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Ấn độ về hàng loạt các vấn đề liên quan đến sự thay đổi khí hậu hiện đang xảy ra ở quốc gia này.

Tiến sĩ Mihir Deb: Chúng tôi dự đoán rằng sự thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng các lục địa thấp của Ấn trong 6 lãnh vực cơ bản, bao gồm nguồn tài nguyên nước, lâm nghiệp, nông nghiệp, sức khỏe, các vấn đề sức khỏe cấp quy mô có thể xảy ra, và các kỹ nghệ, ngành chuyên chở, và sau cùng là khả năng mực nước biển dâng cao.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nạn hâm nóng toàn cầu ở Ấn bắt đầu với các dòng sông băng, như sông băng Gangotri là nguồn nước chính cung cấp cho Sông Hằng. Tốc độ nước rút xuống đã tăng gấp hai lần trong các năm gần đây ở mức hàng năm là hơn 100 bộ Anh.

Tiến sĩ Mihir Deb, Giám đốc Trường Nghiên cứu Môi sinh, Đại học Đề Li, Ấn Độ: Việc sông băng sụt giảm dần như vậy có hai tác động. Một là lúc đầu nước tan chảy với tốc độ nhanh hơn vì nhiệt độ tăng lên. Đây là điều đang xảy ra. Đa số các dòng sông ở Bắc Ấn được cung cấp nước bởi các sông băng, nên có rất nhiều nước đang chảy vào các sông này, và điều này gây ra lũ lụt. Ngoài ra, dòng nước khổng lồ chảy xuống Vịnh Bengal trong vùng châu thổ, khiến nhiều hải đảo đang bị nhận chìm, một số đảo ở Sundarbans đã hoàn toàn biến mất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sự mất mát nhiều hải đảo ở nước láng giềng Bangladesh đã khiến nhiều người phải di trú đến Đông Bắc Ấn. Nhưng cũng nghiêm trọng như mực nước dâng tràn là sự trái ngược cực độ.

Tiến sĩ
Mihir Deb: Một mặt, lúc đầu nước dâng lên do băng tan. Rồi có thể là sau vài thập niên, sẽ không còn băng đá để tan chảy nữa, rồi mực nước sẽ hạ xuống. Việc này sẽ có ảnh hưởng thảm khốc đối với nông nghiệp. Vì số lượng người rất lớn sống tại các vùng đồng bằng ở Bắc Ấn là nơi các dòng sông được sông băng cung cấp nước.

Ấn Độ, đặc biệt có số dân chiếm 16% dân số toàn cầu nhưng nguồn tài nguyên nước chỉ chiếm 4%. Một phần lớn của Ấn Độ đã bị thiếu nước rất trầm trọng rồi và cũng có nhiều nơi khác đang bị lũ lụt.

Chúng ta phải ý thức về các vấn đề này, phải loan truyền ý thức này càng sâu rộng càng tốt. Rồi chúng ta sẽ có 1 hành tinh tốt đẹp hơn để sinh sống.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Deb đã giải thích tình hình hiện thời ở Ấn Độ. Cầu nguyện cho người dân và quốc gia Ấn được bảo vệ càng nhiều càng tốt khỏi những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.