Tình trạng thiếu thực phẩm được cảm nhận trên toàn cầu. Từ Mễ Tây Cơ đến Ai Cập, Trung Quốc, tình trạng thiếu thực phẩm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người dân ở hàng tá quốc gia. Gạo là thực phẩm chủ yếu của khoảng nửa số dân trên thế giới. Với sản lượng mùa màng giảm và lượng thực phẩm dự trữ trên toàn cầu ở mức thấp nhất kể từ năm 1980, giá cả leo thang là điều không tránh khỏi.
Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư trên toàn thế giới sẽ tường trình về vấn đề thực phẩm toàn cầu.
Chủ nhà hàng tại Anh quốc: Hầu hết các ruộng lúa đều bị ngập lụt nên giá cả đã tăng hơn gấp đôi; từ 16, 17 bảng Anh cho 20 kí-lô đến 35, 40 bảng cho 20 kí-lô.
Hôm qua, người đứng đầu Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, Jacques Diouf, đã kêu gọi cuộc họp thượng đỉnh gồm nhiều lãnh đạo thế giới để thảo luận về điều ông gọi là tình trạng thiếu thực phẩm toàn cầu “khẩn cấp.” Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Cam Bốt đã hạn chế việc xuất cảng gạo. Âu Lạc (Việt Nam), nhà xuất cảng gạo lớn thứ ba, đang dự tính cắt giảm xuất cảng xuống 11%.
Tiến sĩ Opawadee Khemtong - Giáo sư về Nông nghiệp, Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan
Tiến sĩ Khemtong, giáo sư về nông nghiệp tại Thái Lan: Việt Nam là quốc gia thứ nhì, có lẽ là sau Thái Lan, về sản xuất và xuất cảng gạo tới thị trường thế giới. Họ trực diện với vấn đề hâm nóng toàn cầu nên không thể sản xuất để xuất cảng.
Người tiêu thụ tại Âu Lạc (Việt Nam): Theo tôi được biết thời gian gần đây thì tất cả mọi giá đều tăng cả nhưng riêng với gạo hôm nay tăng quá nhanh. So với từ trong năm tới giờ thì cứ vài ngày nó lại tăng nửa giá cho nên ảnh hưởng rất lớn đến mọi cái sinh hoạt của riêng tôi và toàn xã hội.
Trong lúc đó, các nhà nhập cảng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia sản xuất gạo lân cận, với quan tâm chung về sản lượng mùa màng giảm sút do hạn hán và lũ lụt. Sau cùng, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu ở các nông trại xa xôi đã được người tiêu dùng ở Hồng Kông cảm nhận.
Ảnh hưởng của khí nhà kính có gây thêm thiên tai làm sản lượng vụ mùa giảm sút không?
Người bán gạo tại Hồng Kông: Đó là điều họ nói.
Họ là ai?
Người bán gạo tại Hồng Kông: Các nhà cung cấp gạo. Họ nói rằng thu hoạch đã bị sụt giảm, mất mùa ở Úc và Nam Dương. Hiện giờ, các nhà cung cấp cũng hết thực phẩm dự trữ.
Các chuyên gia nói giải pháp giúp xoa dịu sự thiếu gạo và các loại ngũ cốc khác là giảm nhu cầu tiêu thụ thịt, vì một số lượng gạo khổng lồ hiện bị sử dụng để nuôi thú lấy thịt.
Người tiêu thụ tại Thành phố Mễ Tây Cơ: Thật tệ khi gạo được dùng cho ngành chăn nuôi – việc này làm cạn kiệt thiên nhiên.
Người chủ tiệm thực phẩm chay tại Hồng Kông: Có rất nhiều lý do để giá cả leo thang, không riêng yếu tố nào có thể giải thích cho tất cả. Nhưng chúng ta có thể tập sống xanh hơn và giúp chính mình. Việc này rất hữu ích.
Ý quý vị nói giúp đỡ chính mình là nghĩa gì?
Người chủ tiệm thực phẩm chay tại Hồng Kông: Nghĩa là ăn uống bổ dưỡng hơn và tiêu dùng lành mạnh hơn. Bởi vậy, ăn chay là xanh hơn, có rất nhiều ảnh hưởng dây chuyền. Hãy ăn chay (thuần chay), trân quý mọi loại ngũ cốc, sử dụng nguồn tài nguyên cân nhắc hơn, và tinh cầu sẽ lành mạnh hơn.
Do tình trạng khẩn cấp của nạn hâm nóng toàn cầu, quý vị có sẵn sàng ăn ít thịt hơn và áp dụng lối ăn chay (thuần chay)?
Người tiêu thụ tại Formosa (Đài Loan): Dĩ nhiên tôi sẽ làm vậy! Tôi cũng quan tâm đến giá cả nữa. Về cơ bản, thịt đắt hơn thực phẩm chay (thuần chay).
Xin cầu nguyện cho xã hội cùng hợp tác hầu bảo đảm sự an toàn cho những người dễ bị thiệt thòi nhất khi chúng ta tìm cách giúp việc sản xuất thực phẩm trở lại bình thường.
Liên Hiệp Quốc liên kết thay đổi khí hậu và bệnh tâm thần.
Một tường trình mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai gia tăng gần đây, do bởi khí hậu thay đổi có thể dẫn đến đủ thứ vấn đề căng thẳng tinh thần và thậm chí tự tử. Một nghiên cứu theo sau trận lũ lụt năm ngoái ở Anh, cho thấy con người bị rối loạn tinh thần hậu- chấn thương, dù 1 năm sau. Đối với các nông gia sống tại vùng hạn hán ở Ấn Độ, áp lực tài chánh thường ảnh hưởng đến quan hệ trong gia đình.
Chúng tôi xin gửi vô vàn tình thương đến tất cả những nạn nhân thiên tai liên quan đến khí hậu. Xin Thượng Đế bảo vệ và hướng dẫn quý vị qua thời điểm gay go này, khi chúng ta tìm cách giải quyết nạn khí hậu thay đổi.
http://timesofindia.indiatimes.com/Climate_change_link_to_mental_illness/articleshow/2934822.cms
Nhà lập pháp ở Đức ủng hộ ăn ít thịt.
Nghị viên Quốc hội Đức và chủ tịch của Đảng Xanh, Renate Künast, lên tiếng ủng hộ việc thay đổi đường lối canh nông để ngừng thay đổi khí hậu. Một phần trong sự thay đổi được đề nghị bởi bà Künast là giảm tiêu thụ các sản phẩm làm từ thịt và sữa.
Chúng tôi tri ân Nghị viên Künast, cho sự nhận thức vai trò quan trọng của đường lối canh nông bền vững. Mong mọi người đổi sang ăn chay (thuần chay) mau lẹ để hồi phục cân bằng sinh quyển của chúng ta.
http://www.schrotundkorn.de/2008/200804b03.html
http://www.renate-kuenast.de/