email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 22 MB )

Hơn 1.000 cây số vuông rừng mưa Amazon bị tàn phá vào tháng 4

Sự phá hủy quá độ ở rừng mưa Amazon. Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia của Ba Tây tường trình hôm thứ hai rằng khoảng 1.123 cây số vuông rừng mưa Amazon đã bị san bằng vào tháng 4. Trong 2 thập niên qua, 700.000 cây số vuông đã bị phá hủy, tương đương với một sân vận động túc cầu bị san bằng mỗi 10 giây. Tổ chức môi sinh như Greenpeace và WWF bày tỏ quan tâm sâu xa về nạn phá rừng gia tăng trong năm nay, và việc này sẽ gây ra thêm sự thay đổi khí hậu và mất mát về sinh học đa dạng. Về sự kiện này, Tổng thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva tuyên bố: “Việc chăn nuôi gia súc có trách nhiệm trên 80% nạn phá rừng.” Ông nói thêm rằng các tân đạo luật bảo tồn sẽ sớm có hiệu lực hầu ngăn cản nông dân đốn phá cây bất hợp pháp để dùng đất sản xuất thịt thú. Chúng tôi cầu rằng nỗ lực của Ba Tây sẽ mau chóng ngăn chặn sự tàn phá phần quý giá và quan trọng này của sinh quyển chúng ta. Chúng tôi cầu cho có sự bảo vệ rừng mưa Amazon và sinh học đa dạng, vì lợi ích của tất cả cư dân trên địa cầu.

Tân Tây Lan cam kết dẫn đầu về khí hậu thay đổi, nhà lãnh đạo nói

Ngày Môi sinh Thế giới của Liên Hiệp Quốc được kỷ niệm vào ngày 5 tháng 6, 2008. Hơn 100 quốc gia cử hành ngày này hàng năm kể từ lúc khởi sự vào năm 1972 hầu nâng cao ý thức về việc bảo tồn môi sinh.

Thành phố tổ chức lễ kỷ niệm quốc tế chính là Wellington, Tân Tây Lan, nơi mà nước này phát hành tập san đầu tiên về lối sống bền vững và trung hòa thán khí. Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư báo cáo từ buổi lễ khai mạc. Ngày Môi sinh Thế giới, bắt đầu mỗi năm vào 5 tháng 6, là một trong những phương tiện chính mà qua đó Liên Hiệp Quốc kích thích ý thức môi sinh toàn thế giới và nâng cao sự chú ý và hành động chính trị. Khẩu hiệu của Ngày Môi sinh Thế giới cho năm 2008 là "Từ bỏ Thói quen. Hướng đến Kinh tế Ít thán khí." Vào ngày này, Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) kêu gọi các quốc gia, công ty và cộng đồng chú tâm vào khí thải khí nhà kính và cách giảm khí thải.

Sự kiện này chú trọng về việc nhấn mạnh nguyên liệu và khởi xướng nhằm xúc tiến nền kinh tế  và lối sống ít thán khí. Những khởi xướng này bao gồm: tiết kiệm năng lượng cải tiến, nguồn năng lượng thay thế, bảo tồn rừng và tiêu thụ thân thiện sinh thái.

Những lễ mừng quốc tế về Ngày Môi sinh Thế giới năm 2008 sẽ được tổ chức tại Tân Tây Lan. Thành phố Wellington sẽ tổ chức ngày Liên Hiệp Quốc này. Nghị trình cho ngày này gồm: mang lại một bộ mặt con người đến các vấn đề môi sinh; cho phép mọi người trở thành đại lý tích cực về phát triển bền vững và vô tư; xúc tiến sự hiểu biết rằng các cộng đồng là then chốt của thái độ thay đổi hướng đến các vấn đề môi sinh; và tán thành sự cộng tác để bảo đảm tất cả  quốc gia và dân tộc vui hưởng một tương lai an toàn hơn và thịnh vượng hơn.

Để biết thêm chi tiết, xin viếng www.unep.org/wed

SupremeMasterTV:
Vì sao quý vị khởi sự tạp chí này?

Martin Bell, Nhà xuất bản tạp chí mới “GOOD”:
Lý do chúng tôi ra mắt tờ “Good” là vì có nhu cầu rất rõ ràng của giới tiêu thụ về điều này, có cơ hội truyền thông, có nhóm người tiêu dùng đang gia tăng mà hiện rất quan tâm đến các vấn đề môi sinh, ủng hộ các công ty và mua sản phẩm có một thông điệp và một mẩu chuyện nói về sự bền vững. Để biết thêm chi tiết, xin viếng: www.good.net.nz

XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Tham gia sự kiện này ở Tân Tây Lan là các quan chức được mời, bao gồm tổng giám đốc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, Achim Steiner.

Ông Achim Steiner (Dưới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Giám đốc điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc):
Tôi nghĩ ngày càng có nhiều người dân biết rất rõ về những gì đang xảy ta cho tinh cầu của chúng ta, vì quy mô và tốc độ của sự thay đổi môi sinh ở đầu thế kỷ 21 này là một sự kêu gọi thức tỉnh nghiêm trọng tới chúng ta, là nhân loại trên tinh cầu này. Nên họ cảm thấy muốn có hành động ở địa phương và rồi hợp tác với nhiều người khác trên toàn cầu, là thông điệp lạc quan mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đáng được nghe.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ở nơi khác trên thế giới, một loạt lễ hội đã diễn ra để kỷ niệm dịp này. Vườn Bách thảo ở Chicago, Hoa Kỳ, đã được chỉ định tổ chức các hoạt động trong ngày này ở bắc Mỹ. Chủ đề của Ngày Môi sinh Thế giới năm nay là “Thán khí thải – Từ bỏ thói quen! Hướng đến kinh tế ít thán khí thải.” Nên một lần nữa, lại nói về mức thán khí thải và tác động của những việc chúng ta làm hàng ngày.

XƯỚNG NGÔN VIÊN
: Phát biểu về mức thán khí thải, Ngày Môi sinh Thế giới ở Formosa (Đài Loan) đang khích lệ công chúng áp dụng thói quen ăn uống mới để cắt giảm thán khí thải, bao gồm việc cam kết thử chế độ ăn không thành phần động vật ít thán khí. Hơn 1,2 triệu người dân Formosa, kể cả các viên chức chính phủ, đã hứa giúp cắt giảm thán khí thải bằng cách chuyển sang dinh dưỡng chay, nghĩa là chế độ ăn không có thành phần động vật, giúp loại bỏ 1,5 triệu tấn thán khí thải ra khỏi không khí mỗi năm.

Chen Tien-Wen, Phó chủ tịch Hội đồng Thành phố Đài Trung:
Hiện tôi đang ăn chay 6 ngày một tuần. Tôi bảo thư ký mua bữa trưa cho tôi với nhiều món rau và một chén cơm.

Tseng Chao Jung, Hội đồng viên Thành phố Đài Trung, Formosa (Đài Loan):
Tôi khuyến khích mọi người áp dụng dinh dưỡng chay. Thí dụ, tất cả đồng nghiệp của tôi trong văn phòng đều ăn chay. Tất cả chúng tôi đều ăn chay. Chúng ta hãy cùng chăm sóc thật tốt cho môi trường của địa cầu.

Tiến sĩ Lin Tzu-Mu, Văn phòng Vấn đề Sinh viên của Đại học Chung Hsing Quốc gia:
Vì sức khỏe của chúng ta, vì con cháu của chúng ta, cũng như luật nhân quả trong Phật giáo, vì các thế hệ tương lai và hiện tại, chúng ta nên hành động ngay bây giờ và làm hết sức để áp dụng dinh dưỡng chay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN
: Chân thành chúc mừng tất cả tham dự viên đã quyết tâm cứu vãn tinh cầu này hầu tôn vinh Ngày Môi sinh Thế giới. Mong buổi lễ kỷ niệm giúp đổi mới quyết tâm của chúng ta hầu góp phần bước đi nhẹ nhàng hơn như là một cách giúp gìn giữ tinh cầu và tất cả cư dân.

Ethiopia: Liên Hiệp Quốc dành ra 13 triệu Mỹ kim cho nạn nhân hạn hán


Cơ quan Liên Hiệp Quốc gửi hàng cứu trợ đến nạn nhân hạn hán ở Ethiopia. Ước tính có khoảng 126.000 trẻ em ở miền trung Ethiopia đang gặp nguy hiểm do thiếu thực phẩm. Để đáp lời, Quỹ Hưởng ứng Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (HRF) đã cấp 7,2 triệu Mỹ kim để mua thực phẩm và thuốc men. Đây là khoản bổ sung cho số tiền 5,5 triệu Mỹ kim được cung cấp trước đó cho các dự án khác liên quan đến hạn hán. Các quốc gia chính tặng tiền cho việc cứu trợ của UN HRF là Na Uy, Hòa Lan, và Anh. Xin chân thành biết ơn HRF của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tham gia. Xin Thiên Đàng ban ân cho việc làm từ bi của quý vị. Thật phấn khởi khi thấy các quốc gia hợp tác để hỗ trợ những người mà tính mạng đang bị ảnh hưởng bởi các tình trạng liên quan đến sự thay đổi khí hậu.

Quebac, Ontario cộng tác để giải quyết hâm nóng toàn cầu 

Hai tiểu bang của Gia Nã Đại đặt mục tiêu để giải quyết nạn khí hậu thay đổi. Hai tiểu bang Ontario và Quebec đã hành động để giải quyết khí hậu thay đổi, trước khi chương trình quốc gia được tuyên bố. Hai tiểu bang lớn nhất này đồng ý giảm khí thải nhà kính bằng cách đề ra chương trình giới hạn-và-mậu dịch dựa vào thị trường. Hệ thống mới, dự định có hiệu lực vào năm 2010, sẽ giới hạn mức khí thải của các công ty và bắt buộc họ phải trả tiền phạt cho số lượng vượt trên giới hạn đến những công ty nằm trong mức hạn định. Đó thật là tinh thần xanh, thưa Ontario và Quebec. Mong mục tiêu của quý vị khích lệ nhiều người khác tình nguyện hành động hôm nay để cứu hành tinh.
 
NHIỀU NƠI của Bờ Đông đang thiếu nước.

Hạn hán ở Úc Đại Lợi lan đến tiểu bang Tasmania. Khi ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tiếp tục được ghi nhận trên khắp quốc gia Úc Đại Lợi, các vùng ven biển của tiểu bang đảo cực nam của quốc gia hiện đang trải qua đợt hạn hán tệ nhất trong lịch sử được ghi lại. Hội đồng thành phố của Glamorgan Spring Bay ở Tasmania có thể sắp sửa tuyên bố tình trạng khẩn cấp, vì mực nước Sông Prosser trong vùng dự kiến chỉ có thể cung cấp nước cho 70 ngày nữa. Thị trưởng Bertrand Cadart tuyên bố: “Chúng tôi cầu nguyện cho một cơn mưa thật lớn.” Chúng tôi xin cùng ông và người dân Tasmanian cầu nguyện với nhau, thưa Thị trưởng Cadart. Xin trời mưa ban phước lành rải lên Úc Đại Lợi, khi chúng ta hành động mau lẹ để cứu hành tinh thoát khỏi ảnh hưởng thay đổi khí hậu.