email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 21 MB )

Tác giả “Hết Thực Phẩm” kết luận rằng ăn thịt có vấn đề về đạo đức.

Tác giả Paul Roberts, viết quyển sách đầu tiên: “Hết Dầu Hỏa” tiên đoán chính xác một số tình trạng mà chúng ta chứng kiến ngày nay, đã viết quyển sách khác tựa đề “Hết Thực Phẩm,” tuyên bố rằng do hâm nóng hoàn cầu, thực phẩm không còn rẻ nữa, và sự thiếu thực phẩm trở thành sự thật. Ông cũng tin rằng ăn thịt là vấn đề đạo đức nan giải, bởi vì ăn thịt tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn để sản xuất ra thịt, và do đó không thể bù đắp cho nạn đói mà những người khác trên thế giới đang gánh chịu. Chúng tôi chúc mừng ông về quyển sách mới, thưa ông Paul Roberts, và cảm tạ ông, đã giúp chúng ta hiểu biết những vấn đề liên quan đến sản xuất thực phẩm, khi chúng ta đối diện với sự thay đổi khí hậu. Cầu mong chúng ta hợp tác để chia sẻ kiến thức và tài nguyên, để tạo lợi ích cho các anh chị em toàn cầu cũng như chính chúng ta.

Các cuộc họp khủng hoảng thực phẩm sắp bắt đầu 

Các quốc gia thành viên LAES họp để tìm giải pháp cho khủng hoảng thực phẩm. Các nhà lãnh đạo Châu Mỹ La Tinh và Hệ thống Kinh tế Caribbean (LAES) đang tìm cách để nhận ra và giải quyết nguồn gốc của khủng hoảng thực phẩm, sự kiện đã dẫn đến giá thực phẩm tăng vọt trong ba năm qua. Chủ tịch LAES Geronimo Cardozo phát biểu rằng các tham dự viên cũng nên đạt đến một quan điểm hợp nhất trước cuộc hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc sắp tới, để bàn thảo về khủng hoảng thực phẩm tại La Mã, Ý trong tuần này. Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các tham dự viên về nỗ lực của quý vị để tìm phương sách mới hầu bảo đảm mọi người có được thức ăn. Mong mọi người khắp toàn cầu được ân điển với đầy đủ dinh dưỡng.
 
Tòa Bạch Ốc: Loài người “rất có thể” gây ra sự hâm nóng


Tường trình từ Tòa Bạch Ốc tuyên bố sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra là mối đe dọa nghiêm trọng. Tường trình vừa phát hành từ các cố vấn khoa học hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, xác định rằng nạn hâm nóng toàn cầu là rất có thể do con người tạo ra. Tường trình cũng tiên đoán về sự tàn phá mùa màng và rừng tại Hoa Kỳ, bệnh tật gia tăng, và vùng ven biển Hoa Kỳ bị nhận chìm bởi mực nước biển dâng cao.

Philip Clapp, phó giám đốc điều hành thuộc Nhóm Môi sinh Pew, tóm tắt thông điệp của bài tường trình như sau: “Hâm nóng hoàn cầu đã có ảnh hưởng rõ ràng trên quốc gia Hoa Kỳ, và các ảnh hưởng này sẽ càng tệ hại thêm, thậm chí với hành động quyết liệt nhất để giảm thán khí thải.” Chúng tôi cám ơn các tác giả của bài tường trình rõ ràng và sửng sốt này. Chúng tôi tri ân tất cả những người thực hiện biện pháp để giải quyết vấn đề khẩn cấp nhất ở thời đại này. Chúng tôi cầu rằng Hoa Kỳ và các chính phủ khác sẽ đáp ứng mau chóng để thế giới chúng ta có thể tiếp tục bảo tồn đời sống cho các thế hệ tương lai.
 
'Sông băng Gangotri co rút do hâm nóng toàn cầu'

Tiểu bang Himachal Pradesh ở Ấn Độ giải quyết tình trạng sông băng giảm sút nghiêm trọng. Sự thay đổi khí hậu khiến nhiệt độ của tiểu bang Himachal Pradesh ở Ấn Độ tăng lên đúng 1 độ Celcius kể từ năm 1970. Hậu quả là hai sông băng Gangotri và Khumbu được khám phá thấy đang thu nhỏ với tốc độ báo động. Để đáp ứng, Bộ trưởng Môi sinh Quốc gia, Jagat Prakash Nadda, khởi sự một chương trình để từng ban bộ của quốc gia có thể giúp ngăn chặn sự thay đổi khí hậu, bằng cách kiểm tra và cắt giảm tiêu thụ điện lực, nước và nhiên liệu xe hơi. Một hành động tiết kiệm năng lượng sẽ được thi hành trên toàn quốc là thay đổi sang các Bóng đèn Huỳnh quang loại nhỏ trong tất cả văn phòng chính phủ. Chúng tôi xin thán phục Ngài Bộ trưởng và tiểu bang Himachal Pradesh cho khởi xướng xanh của quý vị để bảo vệ các sông băng tuyệt vời này qua những hành động bảo tồn. Mong sao tất cả chúng ta áp dụng các thay đổi như vậy trong đời sống hàng ngày hầu ổn định tình trạng của nạn hâm nóng toàn cầu trên địa cầu chúng ta.

Đệ nhất Phu nhân Nam Dương được trao tặng giải môi sinh Liên Hiệp Quốc

Giải Liên Hiệp Quốc trao tặng Đệ nhất Phu nhân của Nam Dương. Đệ nhất Phu nhân của Nam Dương, Kristiani Herrawati Bambang Yudhoyono, được công nhận bởi Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho công việc của bà qua một dự án mà trong đó phụ nữ Nam Dương trồng một triệu cây trong một ngày cùng một lúc trên khắp quốc gia. Đệ nhất Phu nhân Yudhoyono có công lớn trong việc điều phối việc trồng cây tập thể, với mục đích giảm bớt hâm nóng hoàn cầu qua cách hồi phục rừng. Chúng tôi chân thành chúc mừng Bà Yudhoyono, cho sự công nhận xứng đáng này. Xin Allah gia trì tấm gương sáng ngời của bà, để chứng tỏ là chúng ta có thể làm nhiều chừng nào trong một ngày để ngăn chặn sự thay đổi khí hậu, và giúp bảo đảm tương lai của hành tinh chúng ta.