email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 33 MB )

Sự an toàn thực phẩm cần phương sách mới cho nước

Tiết kiệm nước bằng cách cứu xét việc tiêu thụ thực phẩm. Viện Nước Quốc tế Stockholm vừa phát hành một báo cáo mới tên là “Tiết kiệm nước từ cánh Đồng tới Bàn ăn.” Các khám phá của viện đã được trình lên Liên Hiệp Quốc để giải thích sự cần thiết phải tiết kiệm nước hầu đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của tổ chức là giảm nạn đói trên thế giới.

Jan Lundqvist, đồng tác giả bài tường trình, Viện Nước Quốc tế Stockholm: Chúng ta phải xem xét thêm về những gì đang diễn ra từ cánh đồng đến bàn ăn. Từ nơi sản xuất thực phẩm đến nơi chúng ta ăn, có rất nhiều điều xảy ra. Và có rất nhiều sự tổn thất và lãng phí trong quá trình này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Jan Lundqvist thuộc Viện Nước Quốc tế Stockholm là đồng tác giả của báo cáo phát biểu rằng 70% tổng số nước đi vào việc sản xuất thực phẩm, trong khi mức sử dụng của cư gia là 10% và các kỹ nghệ khác là 20%. Hơn nữa, trung bình 1 người dân thành phố tiêu thụ đến 3.000 lít nước mỗi ngày chỉ cho thực phẩm.

Jan Lundqvist: Trên mỗi đầu người với thu nhập gia tăng và mức sống được cải thiện, người dân sẽ đòi hỏi loại thực phẩm hao tốn nhiều nước hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cần đến 2.000 lít nước để sản xuất 1 kg lúa mì và đến 20.000 lít nước để sản xuất 1 kg thịt bò. Người tiêu dùng có thể giúp tiết kiệm nước bằng cách hạn chế nhu cầu về loại thực phẩm hao tốn nhiều nước như thịt.

Jan Lundqvist: Ngụ ý chính là cỏ khô cho gia súc và việc nuôi ăn gia súc đòi hỏi rất nhiều nước để trồng vụ mùa, cỏ khô hoặc cỏ mà các con bò đang ăn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tránh lãng phí thực phẩm với hậu quả là gây ô nhiễm tại các bãi đất, là một cách dễ dàng khác để bảo tồn rất nhiều nước. Cám ơn Viện Nước Quốc tế Stockholm và mọi người đóng góp vào báo cáo đầy thông tin này. Mong mỗi người chúng ta sử dụng sáng suốt nguồn nước quý báu của tinh cầu tại tư gia và trong siêu thị.


Cháy rừng ở Santa Cruz phần nào được kiềm chế

Nhân viên cứu hỏa và tình nguyện viên cứu nhà cửa và thú vật trong trận cháy rừng ở California. Sự thay đổi khí hậu đang được nhận thấy trên khắp tiểu bang California, Hoa Kỳ trong hình thức ít mưa hơn, hạn hán và cháy rừng trong vùng. Mùa cháy rừng năm nay đã bắt đầu sớm hơn do mực nước mưa hiện là 70% dưới mức bình thường. Hàng ngàn nhân viên cứu hỏa và tình nguyện viên đang làm việc ngày đêm để kiềm chế trận hỏa hoạn đang càn quét vùng Núi Santa Cruz gần Đồi Morgan.

Ký giả:Chúng tôi đang tường trình cho Truyền Hình Vô Thượng Sư tại vùng hỏa hoạn. Các trận cháy rừng đã được kiềm chế 50%, nhưng 40.000 mẫu Anh đã bị đốt cháy. Chúng tôi có trực thăng hỗ trợ trên không cả ngày để kiểm soát tốt trận cháy. Bây giờ gió đã ngừng thổi. Lính cứu hỏa sẽ có thể kiềm chế tình huống này vào tối nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ở tiểu bang California, không chỉ có người dân mới được cấp nhà tạm trú sau trận cháy.

Stacey Daines: Mới vài năm gần đây kể từ sau trận bão Katrina, hiện nay tiểu bang yêu cầu phải quan tâm đến thú vật trong bất kỳ kế hoạch chống thiên tai nào.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các khu hội chợ ở Quận hạt Santa Cruz đã được dùng làm trại tạm trú cho thú vật được cứu, bao gồm dê, ngựa, bò, lạc đà không bứu và lạc đà alpacas.

Stacey Daines: Hơn hàng ngàn người đã được sơ tán cùng với thú vật của họ. May mắn thay, thú vật được xem là một phần quan trọng trong nỗ lực sơ tán.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một số tình nguyện viện thậm chí còn liều mạng để cứu thú vật thoát khỏi nguy hiểm.

Stacey Daines: Misty, một nhân viên sơ tán thú vật lớn được chứng nhận bởi FEMA, đã tình nguyện giúp và nói: “Này, tôi có thể giúp được gì?” Có 4 con lạc đà alpaca cần được cứu nguy. Họ thật sự phải đậu xe moóc của họ lại và đi bộ 2 dặm vào trong núi để cứu các con lạc đà alpaca này. Họ đã dồn các thú vật này lại, 4 con lạc đà không bứu alpaca, và dẫn chúng đi bộ 2 dặm trở xuống núi. Tất cả các thú vật đã được chăm sóc, mỗi thú vật đều có 1 nơi cho chúng đi và tôi biết tôi cảm thấy rất may mắn được sống trong quận hạt này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tỏ lòng biết ơn sâu xa đến California và tất cả những người đang làm việc để dập tắt trận cháy rừng và bảo đảm người và thú được đưa đến nơi an toàn. Chúc mọi người bị ảnh hưởng và đang đấu tranh với các ngọn lửa được an toàn và sớm trở lại cuộc sống thường ngày. Đồng thời, chúng tôi cũng cầu nguyện có thêm nhiều hoạt động bảo vệ toàn diện để khôi phục trạng thái cân bằng của khí hậu.

 
Người đi tiên phong chỉ dẫn người Hoa Kỳ cách sống

Sống “ngoài dây điện” là chiều hướng đang thịnh hành. Với giá năng lượng tăng quá cao, hiện có chiều hướng tiến đến nguồn năng lượng ngoài hệ thống dây điện. Todd Bogatay, một kiến trúc gia Hoa Kỳ, là một trong những người đầu tiên đến sống tại căn nhà dùng điện từ mặt trời và gió ở Arizona 20 năm trước đây, bây giờ ông giúp 15 người láng giềng xây dựng và cài đặt lựa chọn năng lượng bền vững của riêng họ. Nick Rosen, tác giả của sách: ‘Cách Sống Ngoài Dây Điện’ dự đoán rằng số cư gia tự cung ứng cho nhu cầu điện của mình, đang gia tăng ở tốc độ 30% mỗi năm.

Một nhà sáng chế ở Iowa, Lonnie Gamble, đã sáng tạo một khu cư gia gọi là Abundance Ecovillage, với những khu đất để xây nhà với điện lực từ gió và mặt trời miễn phí, cũng như dịch vụ tái tạo, nơi chứa nước mưa phụ, và tiếp cận với một nông trại địa phương. Hoan hô mọi nhà tiên phong xanh, đang giúp mang lối sống bền vững đến với công chúng. Cầu mong tất cả chúng ta tìm cách trong đời sống hàng ngày để bước đi nhẹ hơn trên hành tinh này.

 
Chim muông bị nguy cơ tuyệt chủng do khí hậu thay đổi 

Thêm nhiều chim bị nguy hại vì khí hậu thay đổi. Là hội môi sinh lớn nhất trên thế giới, Hiệp hội Quốc tế để Bảo tồn (IUCN) tường trình rằng ảnh hưởng phá hoại của sự thay đổi khí hậu khiến thêm nhiều loại chim bị nguy hiểm và với tốc độ nhanh hơn mức dự đoán. Các quốc gia với con số cao nhất về sinh vật bị ảnh hưởng gồm có Ba Tây, Chí Lợi, Peru, Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, cứ 1 trong 8 loại chim có nguy cơ bị diệt chủng, điều này có nghĩa là trên 1.000 loài mà sự sinh tồn đang bị đe dọa. Chúng tôi thành thật cảm tạ IUCN cho tường trình đầy dữ kiện này. Mong tất cả chúng ta hành động để tiến đến đời sống bền vững hầu bảo đảm tương lai cho các bạn lông vũ đồng cư đẹp đẽ.

 
Sông băng tay chảy có thể thải ra DDT và ô nhiễm môi trường Nam Cực

Nghiên cứu mới cho thấy chất DDT thoát ra khi sông băng tan. Nghiên cứu gia Hoa Kỳ, Heidi N. Geisz và các đồng nghiệp khám phá rằng thuốc diệt sâu bọ DDT, bị cấm từ lâu, đã di chuyển đến vùng băng đá Nam Cực và bị đông lạnh khoảng 40 năm trước, hiện đang thoát ra đi vào nước biển khi băng đá tan bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Hiện diện của chất DDT trong chuỗi thức ăn ở Nam Cực gây nên quan tâm vì chất này được biết là làm mỏng trứng, và có thể ảnh hưởng tai hại rất nhiều đến số lượng thú hoang như loài chim cánh cụt Adelie. Thưa Tiến sĩ Geisz và cộng sự viên, chúng tôi rất biết ơn về thông tin này. Chúng tôi cầu mong chúng ta hành động tức khắc để ngăn ảnh hưởng tai hại của sự thay đổi khí hậu hầu mọi chúng sinh trên địa cầu có thể sống mạnh khỏe.

 
Cuộc vận động trồng cây được khởi xướng

Thụy Sĩ trồng cây ở Âu Lạc (Việt Nam). Tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ, Thụy Sĩ Caritas, đã quyên góp đủ tiền để khởi sự cuộc vận động trồng 1.400 cây tại nhiều vùng khác nhau ở Âu Lạc, để nâng cao ý thức về các vấn đề như ô nhiễm không khí và sự thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã được cảm hứng từ Tuần lễ Xanh Việt Nam và Ngày Môi sinh Thế giới. Tổ chức Thụy Sĩ Caritas sẽ cung cấp cây con và phân bón cho nông dân địa phương để trồng và chăm sóc các cây này. Thượng Đế gia trì sự hợp tác cao thượng của Thụy Sĩ và Âu Lạc. Mong việc hợp tác xanh để trồng cây gây rừng như vậy giúp tinh cầu một lần nữa phát triển trong nét đẹp xanh tươi và tinh khôi.

 
Bill Berry: Đó là việc ăn thịt, khờ dại

Một bài viết trong nhật báo ở Hoa Kỳ liên kết nạn thiếu thực phẩm toàn cầu với việc ăn thịt. Ký giả Bill Berry viết một bài trong nhật báo “The Capital Times” ở Wisconsin, nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và môi sinh của việc ăn thịt. Ông chỉ ra rằng giá thực phẩm leo thang và nạn đói toàn cầu có liên quan nhiều với việc phần lớn ngũ cốc thế giới bị sử dụng để nuôi thú vật, hơn là việc thực phẩm bị dùng cho nhiên liệu sinh học.

Ông Berry kết luận bằng lời công bố từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: “Loại thực phẩm và số lượng thực phẩm, mà mỗi cá nhân chọn để ăn, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của chính họ, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung nữa.” Xin thán phục ông Berry và tờ báo The Capital Times, đã nâng cao ý thức về ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với xã hội và môi sinh chúng ta. Mong chúng ta dùng thức ăn làm từ thực vật, vì sức khỏe của chính mình và địa cầu.