Nam Phi khởi động trại năng lượng gió thương mại đầu tiên ở Western Cape
Nam Phi khởi động năng lượng gió. Được thiết lập tại Western Cape ở Nam Phi, trại gió Darling hiện nay hoạt động như một cơ sở độc lập dùng năng lượng thay thế đầu tiên của quốc gia. Với ủng hộ tài chánh từ Trợ giúp Phát triển Quốc tế của chính phủ Đan Mạch, trại gió này nối với hệ thống dây điện, được trang bị với 4 máy tua-bin gió thiết kế bởi Đức quốc, phát ra tổng số điện năng là 5,2 Megawatts. Chủ tịch Điều hành (CEO) của Năng lượng Gió Darling, Hermann Oelsner, nói rằng: “Quốc gia này có khả năng phát điện từ gió nhiều hơn là nhu cầu tiêu thụ điện của quốc gia, và không có ảnh hưởng tai hại của các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân.” Xin thán phục Western Cape ở Nam Phi, cho việc sự xây cất năng lượng gió vì một môi sinh sạch hơn. Mong khởi xướng thân thiện sinh thái này sớm được dùng trên khắp quốc gia để mọi nhu cầu điện của quý vị được đáp ứng từ năng lượng xanh.
Các chuyên gia tiên đoán những tình trạng hạn hán nghiêm trọng nếu hâm nóng toàn cầu tiếp tục.
Thêm nhiều ảnh hưởng khí hậu thay đổi tường trình tại Hoa Kỳ
Ảnh hưởng thêm nhiều từ khí hậu thay đổi được tường trình tại Hoa Kỳ. Khám phá của tổ chức Môi sinh Texas có trụ sở tại Hoa Kỳ, tiết lộ rằng nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây nên hạn hán ở tiểu bang Texas với cấp độ thảm khốc. Điều phối viên của nhóm, ông Jere Locke, kêu gọi Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế giải quyết hâm nóng hoàn cầu bằng cách giảm thải thán khí xuống 350 phần mỗi triệu (ppm), với việc xây cất các trại năng lượng mặt trời trên khắp Texas, dùng làm nguồn năng lượng không ô nhiễm. Ông tuyên bố rằng thán khí trong không khí của thế giới hiện nay được đo lường là 387 ppm, với mức cô đặc 450 ppm được tiên đoán bởi các chuyên gia, là sẽ làm chìm tất cả các thành phố ven biển. Chúng tôi xin cảm tạ nhóm Bảo tồn Thiên nhiên và Môi sinh Texas, đã thẳng thắn lên tiếng về hiểm họa cho hiện tại và tương lai, gây ra bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Xin thiên đàng ban trí huệ cho chúng ta để thực hiện biện pháp khẩn cấp hầu bảo đảm tương lai tươi sáng cho mọi loài trên hành tinh.
Ngành đánh cá phá hủy san hô tại Spratlys đầy tranh chấp: các sinh học gia
Các cách đánh cá phá hoại san hô ở Nam Hải. Một toán sinh học gia về hải vật từ Đại học Tây Phi Luật Tân nghiên cứu san hô ngầm trong chuỗi đảo và đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa, nằm giữa Phi Luật Tân và Âu Lạc (Việt Nam). Họ khám phá rằng, vì lý do thiếu luật lệ, dân đánh cá dùng thuốc độc cyanide và khí ép để bắt cá, gây nên sự tàn phá to lớn cho san hô. Khoa học gia Phi Luật Tân, chúng tôi xin tri ân quý vị cho sự hiểu biết này. Chúng tôi cầu cho con người ý thức hơn rằng sự thiệt hại môi sinh, gây ra bởi hành động của họ, cuối cùng ảnh hưởng mọi đời sống.
Carbonfund.org cộng tác với Conscious Planet Media để giúp danh sách chuyển xanh của Hollywood và ngày Liệt Sĩ
Tiệc mừng với giới nổi tiếng ở Hoa Kỳ được tổ chức xanh. Tại Malibu, California, Carbonfund.org, một hội giúp các kinh doanh giảm và đền bù thán khí thải, cùng với Conscious Planet Media, một công ty khích lệ quan niệm bền vững, cộng tác để dựng nên khung cảnh cho buổi tiệc ở bãi biển nhân Ngày Liệt Sĩ, với các tài tử Hollywood, thể thao gia và giới văn nghệ. Trong các nhân vật tham dự buổi tiệc không thải khí, là tài tử Matthew McConaughey và ca sĩ Pink. Carbonfund.org và Conscious Planet Media, đã bảo đảm mọi khía cạnh của buổi tiệc ở bãi biển Malibu là bền vững và thân thiện sinh thái, từ cách trang hoàng cho đến biến rác thành phân trộn và tái tạo rác thải. Mỗi tham dự viên cũng tặng vật dụng cá nhân để bán đấu giá, hầu gây quỹ cho Hội Thông tin Môi sinh. Chúng tôi chân thành tri ân lựa chọn thân thiện địa cầu của các ngôi sao sáng. Mong tất cả chúng ta phấn khởi để bước đi nhẹ hơn trên hành tinh quý giá này.
Vấn đề hâm nóng toàn cầu khó giải quyết gây chấn động
Không giải quyết khí hậu thay đổi có thể tốn 3,8 tỷ Mỹ kim mỗi năm vào cuối thế kỷ này. Một nghiên cứu được chuẩn bị bởi Đại học Tufts ở Massachusetts, Hoa Kỳ, nhân danh Hội đồng Tài nguyên Quốc phòng, trụ sở Hoa Kỳ, (NRDC), kết luận rằng phí tổn từ các thiệt hại liên hệ đến nạn hâm nóng hoàn cầu, mất mát bất động sản, và giá năng lượng cao hơn, cùng phí tổn về nước uống ở Hoa Kỳ sẽ tổng cộng lên đến 1,9 tỷ tỷ vào năm 2100. Các nghiên cứu gia cũng ước đoán rằng một thất bại để ngăn thải thán khí sẽ dẫn đến nhiệt độ trung bình tăng 13 độ F tại Hoa Kỳ. Trưởng Trung tâm Khí hậu NRDC, Dan Lashof nói rằng: “Chúng ta càng đợi lâu, hậu quả càng đau đớn và đắt giá hơn sẽ xảy ra.” Chúng tôi tri ân sâu xa các nghiên cứu gia ở Tufts và NRDC, cho nỗ lực của quý vị đã cung cấp chúng ta thông tin khẩn cấp này. Cầu mong khám phá từ nghiên cứu của quý vị được hoàn toàn kể đến trong dự định của tất cả các cá nhân, chính phủ và hãng xưởng vì lý do sinh tồn của địa cầu này.