email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 24 MB )

Zimbabwe ước tính bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn hâm nóng toàn cầu. 

Từng kinh nghiệm từ năm 1987 sáu năm đạt kỷ lục ấm nhất, với hạn hán xuyên suốt tất cả mười vụ mùa, sự thay đổi khí hậu đang mang lại những hậu quả tàn phá khốc liệt. Ông Mutsa Chasi của Cơ quan Quản lý Môi trường trong quốc gia, nói: “Với dự đoán rằng năng suất nông nghiệp ở Zimbabwe có thể giảm tới 30% do khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, sự thay đổi khí hậu là một trong những thử thách về sự an toàn thực phẩm nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21 tại xứ này.”

Ông Chasi, chúng tôi tri ân sự đánh giá thẳng thắn về những thử thách đang trực diện Zimbabwe do nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi xin cầu nguyện cho dân tộc Zimbabwe có đầy đủ dinh dưỡng trong khi chúng ta tìm cách hồi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển quan trọng.

http://allafrica.com/stories/200805220560.html

Mùa xuân đến sớm gây nguy hiểm cho loài tuần lộc và nai sừng.

Giáo sư Eric Post từ Đại học Penn Sate ở Pennsylvania, Hoa Kỳ nghiên cứu ảnh hưởng của mùa xuân đến sớm tại Greenland do sự thay đổi khí hậu. Ở đó, tuần lộc dựa vào một mô hình di trú được cân bằng một cách nhạy cảm để đi theo sự phát triển của thực vật non, rất cần thiết trong việc mang lại nguồn sữa bổ dưỡng cho con nhỏ của chúng. Tiến sĩ Post giải thích rằng mùa xuân đến sớm có thể khiến tuần lộc bỏ lỡ giai đoạn sinh trưởng của thực vật non mà chúng cần. Các nhà nghiên cứu Na Uy khám phá điều tương tự rằng mùa xuân đến sớm do bởi sự thay đổi khí hậu có thể nguy hại đến nai sừng Âu châu nhỏ, vốn cần những cành cây mềm khi hệ tiêu hóa của chúng không thể tiêu hóa cây cỏ lớn mạnh hơn.

Chúng tôi xin đa tạ Tiến sĩ Post, các khoa học gia và đồng nghiệp Na Uy, đã giám sát ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu đối với các bạn thú. Mong nỗ lực quan tâm của quý vị thay đổi nhiều người để bảo vệ đời sống trên tinh cầu chúng ta tốt hơn.

http://www.aftenposten.no/english/local/article2424960.ece, http://qnc.queensu.ca/story_loader.php?id=42cd92e28e5e9
http://environment.newscientist.com/article/dn13952-baby-caribou-hit-by-climate-double-whammy.html