email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 25 MB )

Chuyên gia quyền lợi cho thú vật và thuần chay kêu gọi mối quan hệ mới giữa con người và thú vật.

Trong Hội nghị Thứ nhất về Quyền lợi Thú vật ở Sao Paulo, Ba Tây, nhóm hội thảo đa diện chia sẻ quan điểm của họ, với sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc ăn thuần chay, tức là dinh dưỡng không-thịt.

Tôi thấy đây là là vấn đề liên kết chặt chẽ, liên kết đạo đức. Do đó, từ điểm này, tôi nghĩ rằng sự chọn lựa của chính mình cho một lối sống từ bi nhiều hơn, hóa ra là kết quả hợp lý. Và ăn chay (thuần chay,) tôi thấy đó là một cách, có lẽ là cách duy nhất mà quý vị có liên hệ chặt chẽ này.

Rynn Berry, tác giả và cố vấn của Hội Ăn chay Bắc Mỹ: Đúng vậy, tôi muốn mọi người áp dụng lối ăn thuần chay; tức là dinh dưỡng dựa vào thực vật và không bao gồm bất cứ thành phần động vật nào. Con người nên ngừng mặc các sản phẩm từ thú vật cả bên ngoài lẫn bên trong. Họ không nên tiêu thụ sản phẩm từ thú vật nữa, vì lợi ích cho địa cầu, để bảo tồn sự toàn vẹn của hành tinh, cũng như sức khỏe và vệ sinh của chính họ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tất cả các tham dự viên nhận thức được khẩn cấp của việc giảm tiêu thụ thịt, vì ảnh hưởng nghiêm trọng của nó trong việc gia tăng nạn hâm nóng hoàn cầu. Thật ra, nhiều người chỉ ra rằng chăm sóc cho môi sinh cũng chính là chăm sóc cho các sinh vật đồng cư.

Tiến sĩ George Guimarães, nhà dinh dưỡng học và vegan: Mỗi lần chúng ta loại bỏ từ bữa ăn, các sản phẩm có nguồn gốc từ thú vật, không chỉ có thịt thôi, mà cả trứng và sữa nữa, thì chúng ta đang giảm bớt sự tác động lên môi sinh, tức là mức thiệt hại đối với môi sinh của tinh cầu từ lối dinh dưỡng của mình.

Rynn Berry, tác giả và cố vấn của Hội Ăn chay Bắc Mỹ: Lò sát sinh là nguồn thải thán khí chính. Và nó làm ô nhiễm. Đó là kỹ nghệ ô nhiễm địa cầu này nhiều hơn bất cứ gì khác. Cho nên nếu tất cả chúng ta đổi sang ăn chay, chúng ta có thể giảm lượng thán khí thải vào khí quyển, và bảo vệ địa cầu khỏi bị ô nhiễm bởi các phế thải từ lò sát sinh cũng như xóa bỏ sự tàn ác, và đây thật sự là mục tiêu quan trọng nhất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cảm tạ vô vàn các chuyên gia như ông Levai, Tiến sĩ Guimarães và ông Berry, đã chỉ cho chúng ta lối dinh dưỡng thuần chay từ bi và cứu vãn địa cầu. Mong tất cả chúng ta đều là các quán quân của đời sống, vì sức khỏe của mình và của hành tinh.


Các khoa học gia tiên đoán nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây ra bão tố mạnh hơn.

Nghiên cứu gia tại Phòng Thí nghiệm Chất lưu Địa Vật lý ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ, tiên đoán các bão tương lai ở Đại Tây Dương rất có thể sẽ mạnh mẽ hơn, với gió và mưa mãnh liệt hơn. Sự tiên đoán này dựa vào mô hình từ máy vi tính mà đã tiên đoán chính xác các trận bão trong quá khứ. Tiến sĩ Tom Knutson, tác giả chính của tường trình, nói rằng các khám phá này phù hợp với những gì được tường trình bởi Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi (IPCC), có nghĩa là các trận bão sẽ ngày càng trở nên mãnh liệt hơn khi thời tiết tiếp tục bị hâm nóng.

Chúng tôi chân thành cám ơn Tiến sĩ Knutson và những nghiên cứu gia đồng nghiệp, đã cho chúng ta biết về tác động của thay đổi khí hậu lên đời sống chúng ta. Mong chúng ta hành động ngay bây giờ để giảm thiểu các ảnh hưởng trên và bảo vệ hành tinh tuyệt diệu này.

http://www.thedailygreen.com/environmental-news/latest/hurricanes-global-warming-47051603, http://www.noaa.gov/wx.html, http://www.gfdl.noaa.gov/reference/AR97/AppendixD.html


Sinh học đa dạng trên thế giới đối diện thách đố lớn lao.

Theo tường trình ấn hành hôm thứ sáu bởi Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), số lượng thú hoang đã giảm xuống gần 1/3 nội trong 35 năm qua. Các quốc gia như Úc Đại Lợi đang mất dần các loài vật đặc thù nhất trên thế giới. Nông nghiệp và bành trướng thành thị, ô nhiễm, và mậu dịch thú hoang từng là những yếu tố quan trọng làm giảm sút số lượng này, và ảnh hưởng của chúng đang gia tăng bởi sự thay đổi khí hậu. Trong buổi họp tuần tới tại Đức, Buổi Họp thứ 9 của Các Nhóm cho Hội nghị về Đa đạng Sinh học, WWF sẽ kêu gọi các quốc gia tham dự thực thi các biện pháp mà ưu tiên là việc bảo vệ sự bền vững.

Chúng tôi chân thành cám ơn WWF và khoa học gia, đã đưa tin quan trọng này lên hàng đầu. Chúng tôi cầu rằng hội nghị của quý vị kết thúc thành công với các biện pháp để bảo vệ các loài vật quan trọng và đa dạng. Xin lực lượng yêu thương của Thượng Đế giúp chúng ta bảo toàn hành tinh này.

http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2008/5/16/worldupdates/2008-05-16T082155Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-336043-2&sec=Worldupdates, http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/7403989.stm, http://news.xinhuanet.com/english/2008-05/16/content_8188562.htm


Chủ tịch Quỹ Từ thiện Noble ủng hộ lối dinh dưỡng chay.

Tại Diễn đàn Hữu hiệu Năng lượng và Môi sinh Xanh ở Formosa (Đài Loan,) Tiến sĩ Michael Nobel, là chắt trai của ông Alfred Nobel, đã khuyến khích công chúng ăn chay, tức là dinh dưỡng không thành phần động vật, và dùng năng lượng bền vững để giảm bớt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Nói về ảnh hưởng tai hại của khí nhà kính mê-tan, Tiến sĩ Nobel tuyên bố: “Năng lượng tiết kiệm bởi mọi người trên thế giới, khi chuyển sang ăn chay, sẽ còn lớn lao hơn là việc mỗi chủ xe hơi đổi xe to lớn của họ sang chiếc xe nhỏ hơn.”

Thưa Tiến sĩ Nobel, chúng tôi thành tâm ca ngợi cho tiếng nói quan tâm và đề nghị thực tế của ông, hầu cứu vãn địa cầu quý báu của chúng ta. Mong tất cả chúng ta đổi sang ăn chay và chuyển xanh.

http://udn.com/NEWS/NATIONAL/NAT5/4339881.shtml, http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2008/05/14/2003411922, http://www.free-press-release.com/news/200805/1210971032.html  

Các khoa học gia nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu thải khí nitơ.

Trong thế kỷ qua, sự gia tăng sử dụng phân bón dựa vào nitơ và nhiên liệu hóa thạch, đã gây nên số lượng vô kể của hợp chất ni-tơ tác động đi vào môi sinh. Một trong hợp chất này là khí thuốc mê (NOx), một khí nhà kính mạnh hơn thán khí gấp 300 lần. Tiến sĩ James Galloway thuộc Đại học Virginia ở Hoa Kỳ đang làm việc với một toán khoa học gia để đo lường mức ni-tơ, nói rằng: “Chúng ta đang thải khí ni-tơ tác động vào môi sinh ở tốc độ đáng báo động và điều này có thể cũng nghiêm trọng như thải thán khí vào không khí.” Một khoa học gia khác trong nghiên cứu này, Giáo sư Peter Liss, thuộc Đại học East Anglia ở Vương quốc Anh, nói rằng: “Giải pháp là nằm trong việc kiểm soát sử dụng phân bón ni-tơ, và giải quyết ô nhiễm từ số lượng xe hơi gia tăng nhanh chóng nhất là tại các quốc gia đang phát triển.”

Chúng tôi chân thành cám ơn các Giáo sư Galloway, Liss, và các đồng nghiệp đã làm sáng tỏ vai trò của khí ni-tơ trong nạn hâm nóng hoàn cầu Chúng tôi cầu cho chính sách của các lãnh tụ thế giới phản ảnh sự khẩn cấp của tình trạng này để mang lại cho các thế hệ tương lai một địa cầu có thể duy trì đời sống.

http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?view=DETAILS&grid=&xml=/earth/2008/05/16/eanitro116.xml, http://www.sciencedaily.com/releases/2008/05/080515145350.htm