Đài ABC News đề nghị con người ăn ít thịt để ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu.
Một chương trình đặc biệt trên đài truyền hình hàng đầu ở Hoa Kỳ, ABC News, trình chiếu mục: “Lực Lượng Của Hai,” hay là 2 bước nhỏ con người có thể thực hiện để giải quyết khí hậu thay đổi. Theo lời của phóng viên Dan Harris, những bước này là để giảm tiêu thụ thịt và kiểm tra năng lượng hầu giám sát khí thoát ra trong nhà. Trong chương trình, Harris nói: “Quý vị đang trực diện một điều mà quý vị có thể làm để chống lại thay đổi khí hậu: Đừng động đến con bò nữa và ăn ít thịt đi. Theo Liên Hiệp Quốc, 18% lượng khí thải nhà kính trên thế giới phát xuất từ tiến trình mang thịt bò và sản phẩm từ sữa đến bàn ăn của quý vị.” Ông Harris kết luận rằng: “Nếu tất cả chúng ta chỉ giảm ăn thịt 20% thôi, sẽ tương đương với việc chúng ta chuyển từ xe thường sang xe hỗn hợp. Và cũng tốt cho sức khỏe của mình nữa.”
Chúng tôi xin tri ân ABC News, đã cống hiến khán giả cơ hội để hiểu biết vể ảnh hưởng tai hại cho môi sinh của việc tiêu thụ thịt và sản phẩm từ sữa. Mong mọi người tìm một cách thải thán khí ít hơn bằng cách chuyển sang lối dinh dưỡng không thịt.
http://www.abcnews.go.com/Technology/story?id=4845543&page=1
Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu được cho là chịu trách nhiệm về các cơn bão gần đây ở Ấn Độ.
Nhiều trận gió mạnh 75km/giờ đã đánh vào tiểu bang Uttar Pradesh ở phía Bắc vào hôm thứ tư, nhổ bật rễ nhiều cây cối, làm đứt dây điện thoại và dây điện. Gần 100 người đã bị thiệt mạng. Theo sau những trận gió này là các cơn bão sấm sét dữ dội. Các khoa học gia cho biết những trận bão này gây ra do sự rối loạn các gió xoáy là luồng khí di chuyển nhanh ở rất cao bên trên địa cầu. Sự rối loạn của gió xoáy được biết là do ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu.
Xin cầu nguyện cho người dân Uttar Pradesh mau chóng hồi phục sau chấn động này. Mong các hành động toàn cầu mau chóng phản ánh bước tiến cần thiết để đẩy lùi sự thay đổi khí hậu.
http://www.ciw.edu/news/changing_jet_streams_may_alter_paths_storms_and_hurricanes, http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/7403284.stm, http://www.bbc.co.uk/weather/world/news/15052008news.shtml, http://www.usatoday.com/weather/climate/2006-05-25-wider-tropics_x.htm
Nghiên cứu gia chỉ ra thêm nhiều mối liên hệ giữa nạn hâm nóng toàn cầu và các tác động thiên nhiên.
Phát hành trên tập san Thiên nhiên, báo cáo này chỉ ra nhiều thay đổi trong mô hình thiên nhiên như sông băng và tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, mùa xuân đến sớm hơn, vùng duyên hải bị xói mòn, vì nạn hâm nóng toàn cầu do con người dây ra. Một trong các khoa học gia cùng cộng tác, Tiến sĩ Cynthia Rosenzweig từ Viện Nghiên cứu Không gian Goddard ở Nữu Ước đã phát biểu: “Việc này liên tục thúc đẩy con người nhận thức rằng sự thay đổi khí hậu đang biến đổi cách vận hành của tinh cầu. Chúng ta cần phải cùng nhau hành động, để thích nghi với các thay đổi đang xảy ra hiện nay và để giảm bớt các hiểm họa lâu dài.”
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến mọi khoa học gia đóng góp vào tường trình này để cho chúng ta biết về bầu sinh quyển mong manh. Cầu nguyện cho hành động liên tục của chúng ta sẽ kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu và bảo tồn tinh cầu đặc biệt và mọi cư dân.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7399162.stm
Sản xuất thịt tiếp tục là nguyên do chính của nạn phá rừng ở Ba Tây.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên của năm 2008, hai tiểu bang Ba Tây Mato Grosso và Para, nơi mà 70% rừng đang bị phá hủy, hiện chứng kiến gần gấp 3 lần diện tích bị tàn phá, so với cùng thời vào năm ngoái. Luis Laranja, Điều phối gia của Chính sách Nông nghiệp thuộc Quỹ Quốc tế cho Thiên nhiên (WWF) ở Ba Tây, ước đoán 50 triệu hécta của rừng mưa trước đây hiện nay dùng cho bò ăn cỏ. Sau khi đất này không còn dùng cho bò ăn cỏ được nữa, và được đổi sang trồng đậu nành, thì khoảng 80% số mùa màng này sẽ được dùng để nuôi gia súc hầu sản xuất thịt.
Chúng tôi thành tâm tri ân WWF và tất cả những người góp phần cảnh cáo chúng ta về nguy tai của rừng mưa Amazon. Chúng tôi cầu các chính phủ trên thế giới giúp Ba Tây thật sự đảo ngược lại chiều hướng phá rừng, gây ra bởi ngành chăn nuôi và việc trồng mùa màng để nuôi gia súc lấy thịt.
http://www.newkerala.com/one.php?action=fullnews&id=59952, http://www.mariri.net/content/view/38/1/,http://www.sustainabletable.org/issues/feed/, http://www.greenpeace.org/raw/content/international/press/reports/eating-up-the-amazon.pdf
Nạn hâm nóng toàn cầu, một yếu tố trong hoạt động lốc xoáy mãnh liệt.
Đối với khoa học gia, lốc xoáy Nargis đem lại đau buồn to tát cho vùng đồng bằng Myanmar rộng lớn là một dấu hiệu của hệ thống khí hậu bị mất ổn định bởi sự hâm nóng toàn cầu. Bản tường trình thứ tư của hội thảo Chính quyền Liên đới Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC) tháng hai vừa qua ghi lại sự gia tăng của hoạt động lốc xoáy nhiệt đới mãnh liệt toàn cầu, kết luận rằng sự ấm lên của đại dương đang đóng góp vào sự kiện này.
Nhà khí tượng học Thụy Điển Pär Holmgren từng là chủ bút đã lâu của mục dự báo thời tiết trên Truyền hình Thụy Điển, và là nhà chuyên môn về sự thay đổi khí hậu trong thập niên qua. Hiện tại là thuyết trình viên tại Stockholm trong Đại học Uppsala, ông chuyên dạy về sự thay đổi khí hậu. Chúng tôi xin ông Holmgren giải thích về mối quan hệ giữa sự hâm nóng toàn cầu và bão tố mạnh mẽ hơn như những lốc xoáy và bão tố vừa rồi.
Pär Holmgren, Nhà khí tượng học Thụy Điển: Sự hâm nóng toàn cầu không chỉ là về việc không khí trở nên ấm hơn, mà còn là việc đại dương đang ấm lên. Khi chúng (bão nhiệt đới) tiếp nhận năng lượng từ đại dương, chúng ta có thể thấy rằng mùa bão tố nhiệt đới này kéo dài hơn, và ngày càng có nhiều trận bão có cường độ rất mãnh liệt. Thật không may, vì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy thêm nhiều những trận bão mạnh này trong những năm tới.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một vấn đề nữa phát sinh từ khí hậu ấm hơn là sự bốc hơi tăng thêm, khiến những vùng khô cằn trên Địa Cầu trở nên khô cằn hơn nữa. Đồng thời, tuy nhiên, sự bốc hơi đưa nhiều hơi nước hơn vào trong không khí và kết tụ trong đó.
Pär Holmgren, Nhà khí tượng học Thụy Điển: Có nghĩa là, cuối cùng, có nhiều vùng sẽ có nhiều kết tụ nặng nề hơn, sự kết tụ này sẽ càng trở nên nặng nề hơn. Do đó, tại rất nhiều vùng trên thế giới, quý vị sẽ thấy khuynh hướng của những vùng khô trở nên khô hơn và vùng ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề to lớn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm ơn nhà khí hậu học Pär Holmgren đã chia sẽ sự phân tích này. Dù cho Bão Katrina tại Bắc Mỹ hay Lốc Xoáy Sidr hay Nargis tại Á Châu, những trận bão mạnh hơn chưa từng có phản ảnh nhiệt độ tăng lên của tinh cầu. Chúng tôi cảm kích những nghiên cứu liên tục về những sự kiện này và cùng lúc cầu nguyện cho sự an toàn của những người bị ảnh hưởng trên toàn cầu.
http://ap.google.com/article/ALeqM5jc3qimBeHZZVdK4kKeexLYkwBo4wD90HLNSO0
http://www.wunderground.com/education/ipcc2007.asp