email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 29 MB )

Hội nghị quốc tế với Thanh Hải Vô Thượng Sư làm sáng tỏ thêm về sự thay đổi khí hậu.

Với nhiều tham dự viên của cuộc hội nghị CẤP CỨU! Hội nghị chuyên đề Quốc tế về nạn Hâm nóng Toàn cầu tại Hán Thành, Đại Hàn hôm thứ năm, đã bắt đầu giải quyết các vấn đề theo cách thức không giống bất kỳ hội nghị thay đổi khí hậu nào.

Park Soo Taek, ký giả truyền hình đoạt giải thưởng, Ký giả cao cấp về Vấn đề Môi sinh, SBS (Hệ thống Phát hình Hán Thành): Thành ngữ có câu: “Cứu rỗi linh hồn bằng cách chuyển xanh,” nghĩa là trồng cây, trồng vườn, và ăn thực phẩm từ thực vật - lối sống trường chay.

Roland Jung, Cố vấn Đảng Dân chủ Hoa Kỳ về Vấn đề Á châu: Tôi rất vui mừng về thông điệp tốt lành hôm nay và cơ hội để chúng ta có thể chia sẻ với nhiều người, và cùng bàn luận về nạn hâm nóng toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với một số người, đây là lần đầu tiên họ xem xét mối liên quan giữa sự thay đổi khí hậu và việc tiêu thụ thịt cũng như cách con người đối xử với thú vật. Tham dự hội nghị chuyên đề là các quan chức từ Anh, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản cũng như 20 hội đồng viên của thành phố Hán Thành, Đại Hàn, và 1 nữ nghị sĩ quốc hội cùng một số nhóm truyền thông lớn nhất của Đại Hàn. Vị khách danh dự đặc biệt, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhã nhặn nhận lời mời tham dự hội nghị chuyên đề, và đã trả lời các câu hỏi nghiêm túc nhất của mọi tham dự viên qua hội nghị truyền hình trực tiếp trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Acarya Shubhacintaananda Avadhuta, Hiệp hội Môi sinh Anandamarga từ Ấn Độ:  Có phải sự thay đổi khí hậu sẽ tác động lên tâm lý của con người? Hoặc sự hiểu biết của con người sẽ mở mang và thăng hoa nhờ sự thay đổi này?

Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Thưa ông, đó là điều tôi hy vọng. Đó là điều tôi hy vọng và sau tất cả thiên tai to lớn, việc này phụ thuộc vào những gì họ quyết định ngay lúc này. Thật ra, tôi hy vọng không có thiên tai. Tôi hy vọng mọi người quyết định ngay bây giờ để ngừng tất cả các thói quen không cần thiết hiện nay của họ và thay đổi sang một thói quen tốt đẹp hơn, cao thượng hơn, một lối sống cao thượng hơn. Rồi chúng ta không phải lo lắng về hậu quả. Khí hậu sẽ thay đổi thuận lợi hơn, chúng ta sẽ tiếp tục sống; sẽ vẫn còn tinh cầu này, và mọi người sẽ sáng suốt, tốt lành, đạo đức hơn, được gia trì nhiều hơn, và hòa bình sẽ ngự trị trên tinh cầu trong thời gian rất lâu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN
: Nhiều tham dự viên của cuộc hội nghị biết Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư là một nhà nhân đạo nổi tiếng thế giới, đã bày tỏ sự ngạc nhiên và chân thành biết ơn sau khi biết Ngài vô cùng quan tâm đến việc cứu vãn tinh cầu và mang lại ý thức về việc ăn chay, nghĩa là chế độ ăn không thành phần động vật.

Woo, Young-Bo, Giám đốc Hội Ăn chay Đời sống Tình thương:
Trong lúc tôi lắng nghe Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, tôi nghĩ nếu Chúa Giê-su giáng trần, Người sẽ nói như Ngài vậy. Vì vậy, tôi rất cảm động và biết ơn Ngài.

Ngawang Ludup, tu sĩ Tây Tạng:
  Tất cả những gì Ngài nói đều phù hợp với nguyên tắc đạo đức của nhà Phật, vâng.

Reverend Lee Gwang Woon:
Tôi rất ấn tượng khi biết lối sống trường chay có thể ngừng nạn hâm nóng toàn cầu đến gần 80%. Tôi nghĩ tín đồ Cơ Đốc giáo nên tiến hành vận động để truyền bá kiến thức này đến những người mình gặp hầu chúng ta có thể cứu vãn Địa Cầu. Trước đây, tôi cũng nghĩ mình thương yêu thú vật, nhưng khi lắng nghe các bài thuyết giảng và thảo luận, tôi rất xúc động khi biết có nhiều nỗ lực đang được thực hiện, và tất cả đều đúng với Thánh Kinh. Tôi sẽ rời nơi đây và quyết tâm thực hành điều này trong cuộc sống của mình.

Nghĩa là ông sẽ chuyển sang ăn chay?

Reverend Lee Gwang Woon:
Vâng, tôi dự định làm vậy. Bây giờ tôi quyết định ăn chay. Tôi đề nghị quý khán giả ngoài kia đổi sang ăn chay. Tôi đã hiểu rất rõ rằng mang thịt vào cơ thể sẽ gây hại. Vì vậy, chúng ta hãy hợp tác để cứu Địa Cầu và ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN
: Xin đa tạ mọi nhà lãnh đạo, truyền thông và cá nhân quan tâm đã tham dự hội nghị chuyên đề này. Chúng tôi cũng hết sức cảm tạ Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ trí huệ của Ngài và nhắc nhở chúng ta rằng thương yêu các loài đồng cư là cách quan trọng nhất để cứu vãn tinh cầu quý báu. Mong tất cả chúng ta đoàn kết vì sự sống còn của Địa Cầu và mọi sự sống mà hành tinh này nâng đỡ.


Thán khí thải làm gia tăng sự axít hóa trong đại dương.

Với đại dương của chúng ta hấp thụ khoảng 1/3 tổng số lượng thán khí trong bầu khí quyển, hay là 22 triệu tấn mỗi ngày, khoa học gia Hoa Kỳ khám phá sự axít hóa trong đại dương tăng cao nguy hại. Điều này gây ra sự thoái hóa của vỏ sò và xương của sao biển, san hô, hến, và nhiều sinh vật khác. Tốc độ gặm mòn quá nhanh cũng ảnh hưởng đến một số lớn sinh vật, nhiều hơn là được biết trước đây, do đó, cho dù sự thải thán khí ngừng ngay hôm nay, sự phá hoại đối với đời sống hải vật sẽ tiếp tục trong 50 năm tới.

Chúng tôi xin cảm tạ các nghiên cứu gia Hoa Kỳ cho tài liệu về sự ảnh hưởng tai hại của khí thải nhà kính đối với hệ sinh thái của hải vật, là điều ảnh hưởng đến mọi sự sống Cầu mong chính phủ trên toàn cầu áp dụng tức khắc các kỹ thuật và biện pháp bền vững để ngưng sự thay đổi khí hậu và ảnh hưởng tai hại của nó trên địa cầu chúng ta.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSN2251795320080522?pageNumber=2&virtualBrandChannel=0, http://news.mongabay.com/2008/0522-oceans.html


Các quốc gia Andean có thể gánh chịu nhiều thiệt hại do sự thay đổi khí hậu.

Trường Đại học Thái Bình Dương của Peru đã chỉ đạo một nghiên cứu thay mặt Cộng đồng các Quốc gia Andean, bao gồm Bolivia, Colombia, Ecuador, và Peru, để tiên đoán ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trên vùng này. Nghiên cứu kết luận rằng nạn hâm nóng toàn cầu sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của các quốc gia thành viên tới 30 tỷ Mỹ kim. Các thiên tai gây ra bởi sự thay đổi khí hậu như lũ lụt và tuyết lở sẽ đi kèm với phí tổn cao của việc tái định cư các công dân bị ảnh hưởng cũng như xây dựng cư gia và hạ tầng cơ sở mới.

Xin đa tạ các nghiên cứu gia ở trường Đại học Thái Bình Dương của Peru. Cầu nguyện cho các báo cáo như vậy sẽ thúc đẩy toàn thế giới lập tức hành động nhằm chặn đứng sự thay đổi khí hậu. Mong chúng ta thành công để thay đổi tương lai của thế giới thành tốt đẹp hơn.

http://www.scidev.net/en/news/climate-change-will-cost-andes-us-30-billion-.html


Khí mê-tan gia tăng trong không khí là do nhiệt độ ấm lên.

Ban Quản trị Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) tuyên bố rằng mực độ khí mê-tan trên hoàn cầu tăng 0,5% trong năm 2007, với vài vùng có mức tăng hơn gấp đôi số lượng nói trên. Dựa vào quan sát của các nhóm từ Na Uy, Thụy Điển, và Vương quốc Anh, lượng khí mê-tan gia tăng được cho là do 3 nguyên nhân: tầng đất đóng băng vĩnh cữu ở bắc cực tan chảy, nước bắc băng dương ấm lên, hoặc chất mê-tan thủy hợp dưới đáy biển tan rã. Các nghiên cứu gia cho biết ngay cả với lượng khí mê-tan trong khí quyển tăng rất nhỏ cũng có ảnh hưởng mãnh liệt đến khí hậu, vì khi mê-tan tiếp tục thải ra sẽ tạo nên một chu trình gia tăng nhiệt độ nguy hiểm, và sau đó sẽ khiến khí mê-tan thải thêm nhiều hơn.

Chúng tôi xin tri ân các khoa học gia quốc tế, cho sự quan sát chuyên cần và nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi cầu rằng chúng ta hợp tác hành động mau lẹ, để ngăn ảnh hưởng gia tăng của hâm nóng hoàn cầu và bảo đảm sự sinh tồn của đời sống trên thế giới này.


http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7408808.stm

Cư gia ven biển Úc Đại Lợi bị đe dọa bởi mực biển dâng cao.

Một thăm dò chi tiết đầu tiên được thực hiện bởi chính phủ tiểu bang New South Wales, để xem xét bờ biển này cho thấy rằng hơn 1.600 cư gia gần Newcastle và Wyong hiện đối diện với hiểm họa do mực biển dâng cao do khí hậu thay đổi. Giai đoạn đầu trong bản đồ chụp từ trên không của tường trình này cho thấy nhà cửa, cao ốc, 73 cây số đường xá, 164 cây số vuông thuộc khu đất nhà ở, tất cả đều ít hơn 1 thước trên mực nước biển hiện nay. Tường trình nhận xét rằng sự thay đổi khí hậu phải được cứu xét trong mọi dự án xây cất và phát triển các vùng dọc theo bờ biển trong tương lai.

Chúng tôi tri ân chính phủ New South Wales, đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với cư dân. Cầu mong tài liệu và ý thức mới mẻ này khích lệ thêm nhiều hành động để ngăn hâm nóng toàn cầu, và bảo đảm an toàn cho những thế hệ tương lai.

http://www.smh.com.au/news/environment/report-counts-homes-that-will-go-under/2008/05/23/1211183103034.html