Lối dinh dưỡng thịnh hành ở Úc Đại Lợi được biết là có hại cho môi sinh.
Lối dinh dưỡng đề ra bởi hội nghiên cứu CSIRO của Úc Đại Lợi, được gọi là không lành mạnh vì sự đề nghị tiêu thụ số lượng lớn thịt đỏ, mà hiện được xem là làm hại cho hành tinh. Một nghiên cứu in trong tờ “Dinh dưỡng và Ăn kiêng” tuyên bố rằng lối dinh dưỡng với thịt đỏ này tiêu thụ hơn 15.000 lít nước mỗi tuần trên mỗi đầu người và tạo ra thêm 4,3 tấn khí thải nhà kính mỗi năm. Hai tác giả nghiên cứu là Suzie Ferrie thuộc Bệnh viện Hoàng gia Thái tử Alfred ở Sydney, và Geoff Russell, vận động gia giải phóng thú vật ở Nam Úc Đại Lợi, nói về dinh dưỡng này: “Nó không thể được đề nghị là một chọn lựa có trách nhiệm với môi sinh.”
Xin đa tạ bà Ferrie và ông Russell, cho sự nhắc nhở mạnh mẽ này. Chúng tôi cầu rằng nhiều người chuyển sang các chọn lựa không thịt, vì sức khỏe cá nhân và của hành tinh mát mẻ.
Estonia đánh thuế khí thải từ các trại nuôi bò.
Trồng trọt được thấy là chịu trách nhiệm cho 25% lượng khí thải nhà kính ở Estonia. Để phản ánh chính xác hơn về phí tổn môi sinh, chính phủ hiện đang yêu cầu nông dân nuôi bò phải trả “thuế khí tiêu hóa” cho khoảng 350 lít mê-tan và 1.500 lít carbon dioxide mà mỗi con bò thải ra vào không khí.
Hoan hô Estonia cho nỗ lực tiên phong trong việc nhận diện ảnh hưởng của kỹ nghệ thịt đến nạn hâm nóng toàn cầu! Cầu nguyện cho tất cả người dân ở quý quốc thay thế thịt và sản phẩm làm từ bơ sữa với các thực phẩm dùng rau cải thân thiện môi sinh.
Số lượng cá voi Narwhal có thể bị nguy hiểm vì khí hậu thay đổi.
Nghiên cứu gần đây đề nghị rằng loài cá voi Bắc Cực huyền bí có thể không thích nghi nổi với nạn hâm nóng toàn cầu, nên có thể đi đến tuyệt chủng. Điều kiện sinh sống và khoảng cách di chuyển rất đặc biệt của narwhal có thể khiến loài cá khổng lồ hiền lành này bị nguy hiểm nhiều hơn loài gấu bắc cực khi nhiệt độ nước biển gia tăng nhanh chóng.
Chúng tôi thành tâm tri ân các nghiên cứu gia, đã báo động về nguy hiểm có thể xảy ra cho narwhal. Cầu cho thế giới là một nơi thân thiện sinh thái để các bạn thú đồng cư yêu dấu của chúng ta có thể tiếp tục ban ân cho hành tinh này với vẻ đẹp và sự đặc thù tuyệt vời của chúng.
Mức thán khí và mê-tan đã tăng lên rõ rệt trong năm 2007.
Một báo cáo mới của cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ (NOAA) cho biết mức độ của hai loại khí nhà kính này trong năm 2007 thật sự đã vượt ra khỏi đồ thị. Mức thán khí đã tăng từ 2/1.000.000 trong vòng 1 năm lên 390/1.000.000. Giáo sư Martin Parry, đồng chủ tịch Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia (IPCC), phát biểu rằng: “Bất kể mọi cuộc đàm thoại, tình hình ngày càng tệ hơn. Mức khí thải nhà kính vẫn tiếp tục tăng cao trong không khí và tỷ lệ tăng lên này đang gia tốc. Chúng ta đã chứng kiến tác động của thay đổi khí hậu và phạm vi của các tác động này cũng đang tăng tốc, đến khi chúng ta quyết định làm gì đó với điều này.”
Một lý do cho sự tăng vọt của hai loại khí nhà kính trên là khả năng của cây xanh, ao hồ và đại dương trên địa cầu để hấp thu thán khí đã lên đến cực độ. Tiến sĩ Kon-Kee Liu ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Đại dương Quốc gia Formosa (Đài loan) sẽ giải thích về khả năng có hạn của đại dương trong việc hấp thu thán khí.
(Phỏng vấn tiếng Trung Hoa)
Tiến sĩ Kon-Kee Liu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Biển Quốc gia: Khi thán khí tăng cao trong không khí, nó sẽ hòa tan trong nước và tăng độ axit của nước. Đại dương càng trở nên axit thì càng khó hấp thu carbon dioxide Do đó, carbon dioxide sẽ gia tăng ngày càng nhanh, rồi ảnh hưởng của khí nhà kính sẽ nghiêm trọng hơn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nước bị axit hóa có thể làm toàn bộ hệ sinh thái đại dương biến mất. Nhưng mối lo lắng lớn khác của các nhà hải dương học là thể tích của khí mê-tan dưới lòng đại dương. Nước ấm lên có thể khiến cho khí mê-tan hiện đông lạnh dưới lòng biển băng giá bị mất ổn định đến độ chúng có thể biến đổi thành hơi và thoát ra.
Tiến sĩ Kon-Kee Liu: Việc thoát ra của mọi loại khí thiên nhiên là vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ do hậu quả của việc khí mê-tan thoát lên mà còn vì việc này sẽ gây việc lở đất dưới lòng biển. Giống như một quả bóng đột ngột bùng nổ và một lượng lớn chất lắng bị thoát ra. Việc lở đất trong lòng biển cũng sẽ gây nên sóng thần. Nói về mặt niên đại thì dường như việc này đã xảy ra trong lịch sử địa chất. Tuy hiểu biết của chúng tôi rất giới hạn, nhưng chúng tôi điều này có thể xảy ra!
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn Tiến sĩ Liu và tất cả các khoa học gia về khí hậu cho các nghiên cứu về nạn hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta có hành động can đảm cần thiết để chặn đứng sự gia tăng của khí thải nhà kính.