Bộ trưởng Đức công du Ba Tây để kêu gọi tiêu thụ ít thịt hơn.
Trong buổi thảo luận về ảnh hưởng của việc sản xuất nhiên liệu sinh học đối với rừng mưa, Bộ trưởng Môi sinh Sigmar Gabriel lên tiếng quan tâm đến ảnh hưởng của sự tiêu thụ thịt. Ông bình phẩm về sự tàn phá rừng mưa để trồng đậu nành dùng để xuất cảng hầu nuôi gia súc ở Âu Châu. Để giúp bảo vệ cây của rừng mưa Amazon, Bộ trưởng Gabriel đề nghị một hệ thống định giá mức bền vững của sản phẩm nhập cảng và đánh thuế dựa vào đó.
Thán phục Bộ trưởng Gabriel cho nỗ lực của ông để bảo vệ các rừng mưa không thể thay thế được. Mong lá phổi quý giá này của hành tinh chúng ta được bảo tồn hầu tiếp tục ủng hộ tất cả đời sống.
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,552027,00.html
Sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm ảnh hưởng cầm thú trên khắp toàn cầu.
Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc (UNEP) tuyên bố hôm thứ ba rằng sự giảm sút toàn diện của số lượng chim di trú là dấu hiệu nguy hiểm cho sự thay đổi về đa dạng sinh học trên khắp thế giới. Chim rất nhạy cảm với sự thay đổi môi sinh, và do đó có thể là những dấu hiệu chính xác về sự thay đổi mô hình. Chim sống nơi nước như giống chim cụt đặc biệt dễ bị tổn thương bởi nạn hâm nóng toàn cầu. Heidi Geisz, nhà sinh học hải dương tại Học viện Virginia về Khoa học Hải dương Hoa Kỳ, tìm thấy chất hóa học DDT bị cấm ở chim cánh cụt Adélie. Điều này được nghĩ là do chất DDT bị kẹt trong băng đá vào thập niên 1960 khi DDT được sản xuất, và bây giờ đang thải ra vì khí hậu thay đổi. Cám ơn UNEP và các nghiên cứu gia như Tiến sĩ Geisz cho nỗ lực quan tâm để nâng cao ý thức, rằng hành động của chúng ta ảnh hưởng tất cả đời sống trên toàn cầu. Cầu nguyện Thượng Đế hướng dẫn chúng ta hồi phục hành tinh đẹp đẽ trở lại tình trạng nguyên thủy lành mạnh.
http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?xml=/earth/2008/05/08/eatoxic108.xml,
http://green.yahoo.com/news/afp/20080508/sc_afp/wildlifeclimateenvironmentbirds.html Giáo sư ở Purdue khích lệ hành động cá nhân về hâm nóng hoàn cầu. Tại một hội thảo gần đây về khí hậu thay đổi, Kirk Alter, Phó Giáo sư thuộc Đại học Purdue ở Indiana, Hoa Kỳ, nói rằng mọi người có thể góp phần, và đưa ra các đề nghị sau: “Đi bộ. Đạp xe đạp hay đi xe buýt. Chuyển sang bóng đèn huỳnh quang. Tiết kiệm điện. Ăn ít thịt.”
Xin ca ngợi Giáo sư Alter, đã khích lệ tất cả chúng ta thực hiện các thay đổi lối sống cá nhân, nhằm bảo vệ hành tinh dễ thương và duy nhất này cho các thế hệ tương lai.
http://www.catholic.org/diocese/diocese_story.php?id=27833,
http://www.purdue.edu/climate/people/kirk-alter.html