Hiện tượng nguội lại là phần của nạn hâm nóng toàn cầu.
Trong lúc Bắc Cực mất mát một lượng băng đá khổng lồ do không khí ấm lên, các khoa học gia phát hiện phát hiện thấy vùng Nam cực đang nguội lại. Điều này có thể trái ngược với các chứng cớ mà chúng ta gọi là “hâm nóng toàn cầu.” Giáo sư Jennifer Francis ở Đại học Rutgers, Hoa Kỳ, đã so sánh sự thay đổi khí hậu ở cả hai vùng, và cho biết hiện tượng này ở cả hai cực có thể được giải thích bởi các hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển.
Tiến sĩ Jennifer Francis, Nghiên cứu gia khí quyển, Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ
Tiến sĩ Jennifer Francis, Khoa học gia khí quyển, Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ: Hâm nóng toàn cầu là một từ dùng không đúng vì nhiệt độ trung bình trên toàn cầu có ấm lên, nhưng đây có nghĩa là nhiệt độ trung bình trên toàn cầu và một số nơi ấm lên rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu trong khi một vài nơi lại mát hơn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ở Nam cực, Tiến sĩ Francis và toán của bà đang lưu ý đặc biệt đến tầng ozôn vì ozôn làm không khí ấm lên tự nhiên bằng cách hấp thu tia cực tím từ mặt trời.
Tiến sĩ Jennifer Francis: Có nhiều yếu tố đang xảy ra, nhưng thật sự yếu tố quan trọng nhất khiến cho Nam Cực mát hơn là lỗ hổng ozôn. Hiện nay, tầng ozôn đã mỏng bớt do chlorofluorocarbons và nhiều hóa chất khác chúng ta thải vào không khí, nên tầng ozôn đã mỏng đi. Và điều này có nghĩa là tầng khí quyển đó đã không ấm lên nhiều như thường lệ. Nên đang có sự mát hơn, một nhiệt độ trung bình mát hơn đang xảy ra ở tầng khí quyển trên cao.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngược lại, không khí mát sẽ ảnh hưởng luồng không khí ở phía trên Nam Cực, hoạt động giống như một dòng sông bao quanh vùng.
Tiến sĩ Jennifer Francis: Sự mát hơn đang xảy ra vì tầng khí ozôn làm đường đi của bão mạnh lên. Điều này nghĩa là sẽ có nhiều mưa bão và dữ dội hơn, để rồi sẽ kết thúc với nhiệt độ mát hơn trên mặt đất.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Francis cho nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc của bà về khí hậu ở các cực và cách chúng ảnh hưởng đến mô hình thời tiết toàn cầu. Càng cảm kích hệ thống phức tạp của Địa Cầu, chúng ta càng nên tránh gây ảnh hưởng bất lợi bằng cách hành động mau lẹ để ổn định tình trạng trên tinh cầu.
Chính phủ và truyền thông có khả năng dẫn dắt đồng bào ra khỏi cơn khủng hoảng.
Thời điểm nguy cấp 2008: Hãy Cứu Địa Cầu: Tôi có thể làm gì?” Cuộc hội thảo được tổ chức tại Đài Bắc, Formosa (Đài Loan) hôm chủ nhật đã tập trung vào trách nhiệm rõ ràng và tốt nhất mà mỗi thành viên trong xã hội có thể làm để ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.
Lin Hong-Chi, Formosan (Taiwan) legislator: Chính phủ nên lãnh trách nhiệm làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu. Dĩ nhiên, chính phủ nên tạo nhiều thay đổi trong chính sách năng lượng, kể cả chính sách công nghiệp. Nhưng tôi đặc biệt muốn đề nghị chúng ta thật sự làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu bằng cách ăn chay.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Đưa ra nhiều giải pháp thẳng thắn, sâu sắc cũng như sự ủng hộ nhiệt thành cho việc ăn chay, lối ăn không động vật, là vị khách danh dự của buổi hội thảo, Thanh Hải Vô Thượng Sư. Ngài thảo luận với các quan chức tham dự qua hội nghị truyền hình trực tiếp.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta chỉ có một ngôi nhà này, đó là Địa Cầu. Nếu bị phá hủy thì sẽ không thể tạo cái khác. Không giống như căn nhà, có thể xây lại nếu bị phá hủy, chúng ta không thể tạo dựng một Địa Cầu khác nếu nó bị hủy hoại. Do đó, việc quan trọng nhất để các chính phủ thực hiện là truyền bá thông tin này đến công chúng. Tất cả giới truyền thông cũng nên hết lòng ủng hộ nỗ lực này. Bằng không sẽ quá muộn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã mang lại cho mọi người sự quan tâm và lời khuyên chân thành như một người bạn chân thật đang cảnh báo mọi người từ tình thương vô điều kiện. Chúng tôi kêu gọi các lãnh tụ, giới truyền thông trên thế giới quảng bá lợi ích của việc ăn chay. Vì sức khỏe của người dân và sự sống còn của nhân loại, đã đến lúc tất cả chúng ta ăn chay!
Kính mời quý vị đón xem trong một ngày gần đây buổi phát hình trọn vẹn về cuộc hội thảo “Thời điểm nguy cấp 2008: Hãy Cứu Địa Cầu: Tôi có thể làm gì?” với phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.