Thềm băng ở Siberia đang bị nguy hiểm bởi băng đá Bắc Cực tan rã. Thềm băng ở Siberia đang bị nguy hiểm bởi băng đá Bắc Cực tan rã. Nghiên cứu bởi khoa học gia Hoa Kỳ khám phá sự tan rã của đất đóng băng trải dài từ Siberia đến Alaska và Gia Nã Đại có thể là gấp 3 lần nhanh hơn dự đoán trước đây, vì băng đá tan rã mau chóng tại vùng biển Bắc Cực, đã lấn sâu khoảng 1.000 dặm vào đất liền. Với mức độ băng đá tan rã nhanh và nhiệt độ không khí tăng thêm gần 2 độ bách phân trên nhiệt độ trung bình, đất đóng băng tan rã thêm có thể hoàn toàn phá hủy đường xá, ống dẫn dầu, cao ốc và đời sống hoang thú. Nó cũng có thể gây nên sự bốc hơi của các khí nhà kính mạnh mẽ mà hiện thời bị đông lạnh dưới đất.
Các khoa học gia Hoa Kỳ, chúng tôi tri ân tường trình thẳng thắn này về ảnh hưởng nghiêm trọng của băng đá Bắc Cực tan rã. Với hồng ân của thiên đàng, cầu mong tất cả chính phủ mau chóng thực hiện các chính sách xanh, để giúp hồi phục môi sinh thiên nhiên tối quan hệ của chúng ta.
http://env.people.com.cn/GB/7426754.html, http://www.independent.co.uk/environment/climate-change/arctic-thaw-threatens-siberian-permafrost-846951.html
Thiệt hại về sự đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới có thể rất thảm khốc.
Đại học Adelaide ở Úc vừa ấn hành bài phê bình quan trọng về thiệt hại của sự đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới vì mất môi trường sống và ảnh hưởng đến sự an cư của con người. Theo nghiên cứu này thì chúng ta đang gần cực điểm và đòi hỏi phải hành động lập tức và thống nhất trên toàn cầu. Nạn tuyệt chủng ở nhiều loài hiện đang xảy ra nhanh hơn gấp 10.000 lần do sự có mặt của con người và các hoạt động của họ như việc đốn phá 15 triệu héc-ta rừng nhiệt đới hàng năm. Theo lời trưởng tác giả kiêm phó giáo sư Corey Bradshaw, “Phần lớn dân số thế giới sinh sống ở vùng nhiệt đới, và điều đang lâm nguy là sự sống còn của nhiều loài giúp thụ phấn cho hầu hết các vụ mùa thực phẩm trên thế giới, lọc hệ thống nước, làm giảm nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng, cô lập thán khí (lọc thán khí khỏi không khí) và điều hòa thời tiết... “Chúng ta cần bắt đầu quý trọng rừng cây vì tất cả lợi ích chúng cung cấp.”
Cám ơn ông Bradshaw và các bạn khoa học gia cho lời cảnh báo đầy quan tâm của quý vị. Cầu nguyện cho nhân loại kịp thời nhận ra sự cần thiết phải yêu mến và bảo tồn các khu rừng quý báu.
http://www.enn.com/wildlife/article/37491
Sự thay đổi khí hậu khiến mưa gió mùa đến sớm hơn thường lệ ở Bangladesh.
Mùa mưa tại vùng thấp ở Bangladesh, thường xảy ra giữa tháng 7 và tháng 8, năm nay đến sớm hơn, khiến hàng ngàn người phải di tản khỏi nhà, phá hoại mùa màng và xoi mòn bờ sông. Kinh tế gia môi sinh Atiur Rahman nói rằng: “Hâm nóng toàn cầu khiến cho băng đá trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn tan sớm và với số lượng nhiều hơn, khiến cho lượng nước sớm hơn và nhiều hơn chảy vào Sông Hằng và Sông Brahmaputra. Số nước này cùng với lượng nước do mưa gió mùa mang lại, gây nên lũ lụt sớm hơn và kéo dài hơn, gây nên sự tàn phá lớn lao.” Các hình ảnh từ vệ tinh của Trung tâm Dịch vụ Tài liệu về Môi sinh và Địa lý (CEGIS) cho thấy gần 3.000 hécta đất trồng trọt và 31 cơ sở giáo dục dọc theo bờ sông Jamuna and Padma hiện có nguy cơ bị mất do đất bờ sông bị xói mòn.
Cám ơn ông Rahman và các khoa học gia tại CEGIS đã tiết lộ rõ ràng ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu ở Bangladesh. Xin hãy cùng nhau tức khắc ngăn chặn các hậu quả phá hoại rất có thể xảy ra do nạn thay đổi khí hậu.
http://www.reliefweb.int/rw/RWB.NSF/db900SID/AMMF-7FXDAF?OpenDocument
Tường trình về hệ sinh thái ở Hoa Kỳ báo động.
Một tường trình mới từ hội vô vị lợi ở Hoa Kỳ: Trung tâm Heinz về Khoa học, Kinh tế và Môi sinh đánh giá sức khỏe của hệ sinh thái tại Hoa Kỳ trong bối cảnh thay đổi khí hậu. Một trong các khám phá của tường trình này là hầu như tất cả lòng sông nước ngọt trên quốc gia này, nơi dòng nước bị ảnh hưởng bởi hâm nóng toàn cầu, chứa ít nhất một chất độc do thuốc trừ sâu, phân bón hay dược phẩm chảy vào nước. Trong số 50% sông ngòi và 33% giếng nước ngầm được thử, các chất độc này đã vượt trên mức an toàn cho sức khỏe của người và thủy vật. Đây thật sự là tin đáng lo ngại.
Chúng tôi xin tri ân Trung tâm Heinz cho tường trình thẳng thắn về nhu cầu hành động khẩn cấp để hồi phục sức khỏe và sức sống của địa cầu đại lượng này.
http://www.environmental-expert.com/resultEachPressRelease.aspx?cid=28754&codi=33371&idproducttype=8&level=0
Tốc độ hâm nóng của biển nhanh hơn là được dự kiến.
Một nghiên cứu mới bởi các khoa học gia Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ khám phá rằng đại dương toàn cầu trong 40 năm qua đã bị hâm nóng nhanh hơn mức tường trình của IPCC vào năm 2007. Sự hâm nóng mau lẹ hơn gây nên sự giãn nở, cùng với băng đá tan rã ở Bắc Cực, khiến cho dung tích nước tăng lên, có nghĩa là mực nước biển dâng cao. Mực nước dâng cao này đã ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí làm chìm một số quốc đảo và các vùng châu thổ trên khắp thế giới. Nghiên cứu gia hàng đầu của Úc, Catia Dominguez, nói: “Đây là lần đầu tiên, chúng tôi có thể cung cấp tường trình đầy đủ về các tiến trình khiến mực nước biển toàn cầu dâng mau trong 4 thập niên qua, là một nan đề đã dẫn đến nhiều thảo luận khoa học từ tường trình IPCC 2001, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể.”
Chúng tôi tri ân khoa học gia của Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ, cho tường trình cập nhật này, giúp chúng ta nhận thức sự nghiêm trọng của hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta áp dụng lối sống thân thiện môi sinh để bảo tồn căn nhà địa cầu không thể thay thế này.
http://www.itwire.com/content/view/18880/1066/
Số lượng ong mật ở Hoa Kỳ sụt giảm khiến thực phẩm càng thiếu hụt hơn.
Sự biến mất một số lượng ong mật khổng lồ, một tình trạng gọi là Rối loạn Sụp đổ Bầy đàn, tiếp tục gây hoang mang cho người nuôi ong và đang bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn và giá thực phẩm. Sự sụt giảm đột ngột này đã bắt đầu từ năm 2006, với 1 số người nuôi bị mất đến 90% đàn ong. Loài ong đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp, với ¾ các loại thực vật ra hoa dựa vào sự thụ phấn, giúp đóng góp cho sản lượng thu hoạch trị giá 15 tỷ Mỹ kim. Dennis Cardoza, chủ tịch Ban Nông nghiệp Hữu cơ và Nghề làm vườn, cảnh báo: “Nếu không có ong thì nông dân trong nước không thể tiếp tục trồng các loại thực phẩm có chất lượng cao, và nhiều dưỡng chất mà quốc gia chúng ta dựa vào đó. Đây là 1 cơn khủng hoảng mà chúng ta không thể làm ngơ.” Nhiều công ty cam kết tài trợ để giúp tìm ra nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này, trong khi chờ sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ về sự trợ cấp nghiên cứu trị giá khoảng 11 triệu Mỹ kim.
Cầu nguyện cho điều bí ẩn gây nên sự sụt giảm số lượng loài ong chăm chỉ và vui vẻ sớm được khám phá. Quả thật, mỗi sáng tạo nhỏ trong thiên nhiên đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì địa cầu và các cư dân.
Tin Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư từ Tân Tây Lan.
Luôn tiên phong trong hành động vì sự thay đổi khí hậu, Tân Tây Lan là một trong các quốc gia đầu tiên cam kết trung hòa thán khí 100%, và đã thực hiện các biện pháp tiến bộ để cắt giảm tiêu thụ năng lượng. Hiện giờ có nhiều đoàn thể quan tâm đang nâng cao ý thức công chúng về việc giảm tiêu thụ thịt để giúp quốc gia đạt được mục tiêu. Cuộc vận động mang tên “Đi bộ vì Địa Cầu” đã được phát động bởi các Hội viên chúng tôi ở Tân Tây Lan với Hội Trường chay, Hội Hare Krishna, hội Cứu Thú vật khỏi bị Bóc lột (SAFE), Đảng xanh trẻ. Sự kiện này đã thu hút sự ủng hộ rộng khắp của cả công chúng lẫn chính phủ, nhất là thủ tướng Tân Tây Lan Helen Clark.
Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư sẽ tường trình từ Wellington, thành phố thủ đô của Tân Tây Lan.
Supreme Master TV: Chào mừng quý vị đến với Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng tôi đang có mặt tại Wellington, Tân Tây Lan. Nhiều tổ chức và người dân sẽ đi bộ qua các đường phố ở Wellington, cổ động lối dinh dưỡng chay như là một giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu.
Jagdish Prasad, Chủ tịch Hội Hare Krishna: Mỗi hành động đều sẽ có một phản ứng ngược lại tương đương với nó. Nên đó là vì sao có nhiều thiên tai trên thế giới ngày nay, chủ yếu cũng là vì có quá nhiều việc giết hại thú vật đang tiếp diễn.
Công dân ủng hộ: Tôi nghĩ ngày nay đây đúng là một vấn đề lớn đối với mọi người, và phong trào này là vận động lớn nhất thế giới.
Tiến sĩ Neeta Haribhai, Bác sĩ y khoa: Tôi nghĩ chính phủ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, đi vào trường học và giải thích cho các em hiểu tầm quan trọng của lối dinh dưỡng chay. Tôi nghĩ chúng ta thường thấy trẻ em muốn ăn chay. Nên chính phủ chắc chắn có thể đóng một vai trò trong việc này.
Đại diện của Earth Walk, tại Quốc hội của Tân Tây Lan: Mến chào mọi người. Hôm nay, đầu tiên chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn thủ tướng cho thông điệp tử tế của bà, gửi lời chúc lành nhất của bà đến những người tham gia cuộc Đi bộ vì Địa Cầu hôm nay. Bà đã ân cần gửi đại biểu của mình là cô Marian Hobbs đáng kính. Chúng tôi đang yêu cầu chính phủ dành nhiều ưu tiên để cổ động lối dinh dưỡng dùng rau cải, và giáo dục người dân Tân Tây Lan về tầm quan trọng của lối dinh dưỡng này và cách mà dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu.
Marian Hobbs, Thành viên Quốc hội của Tân Tây Lan: Tôi có một con trai đã ăn thuần chay từ lúc khoảng 16 tuổi. Tôi đã quen với ý tưởng, với khái niệm ăn thuần chay, và đây là lối dinh dưỡng rất thích hợp mà chúng ta nên áp dụng. Kế đến, lối dinh dưỡng này cũng rất phù hợp với sức khỏe tốt hơn, ăn uống lành mạnh hơn và lối ăn bổ dưỡng hơn. Cám ơn quý vị đã liên kết việc này rất khéo léo với địa cầu và sự bền vững, vì đây là cách nên làm.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin khen ngợi tất cả tham dự viên đã giúp biến cuộc Đi bộ vì Địa Cầu này trở thành 1 bước thành công tiến đến sự thay đổi có tính xây dựng trên thế giới. Mong người dân khắp nơi có cơ hội nghĩ đến việc áp dụng lối ăn chay, nghĩa là lối ăn không có thành phần động vật, để giúp hồi phục sức khỏe, cứu mạng sống và bảo đảm cho các thế hệ tương lai.