email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 30 MB )

Hiện tượng của rừng là hậu quả lẫn nguyên nhân của nạn hâm nóng toàn cầu.

Thời tiết lạnh bất bình thường vào lúc này ở Phần Lan, khiến một số người tự hỏi là nạn hâm nóng địa cầu có thật hay không. Tiến sĩ Timo Vesala thuộc Đại học Helsinki, Phần Lan, đáp lời rằng sự thay đổi nhiệt độ ở địa phương không giống với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu mà các nhà khí tượng báo động. Thật ra, là nhà khí tượng hàng đầu, ông thấy sự thay đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Tiến sĩ Timo Vesala, Giáo sư Khí tượng học, Đại học Helsinki, Phần Lan:
Bầu khí quyển là hệ thống hết sức phức tạp. Không phải chỉ có không khí mà nó còn tương tác với mặt đất, hệ thống sinh thái, và tất cả những gì ở trên mặt địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Vesala và toán ông nghiên cứu vùng cao độ Boreal ở Phần Lan, nơi ảnh hưởng của khí hậu thay đổi nhìn thấy rõ hơn. Trong nghiên cứu mới, họ thấy rằng các khu rừng ở vùng đó, không chỉ phản ứng mà còn cộng thêm vào sự hâm nóng không khí nữa.

Tiến sĩ Timo Vesala: Cho nên khi nhiệt độ không khí gia tăng, nhiệt độ của mặt đất cũng tăng theo. Và với nhiệt độ cao hơn, với mùa thu và mùa đông ấm áp, thán khí thiên nhiên thải từ đất đai, từ sự thoái hóa của vật chất hữu cơ, rác, v.v.. thán khí trong không khí sẽ ở mức cao hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong mùa xuân, cây cối có thể hấp thụ nhiều thán khí  hơn, qua một tiến trình gọi là quang hợp. Tuy nhiên, Tiến sĩ Vesala tìm thấy rằng hạn hán mùa thu, kéo dài bởi khí hậu thay đổi, thật sự đảo ngược các ảnh hưởng tốt này.

Tiến sĩ Timo Vesala: Bởi vì thật sự không có nước, cây cối do đó ngưng tiến trình quang hợp của chúng. Và khu rừng bình thường này đáng lẽ hấp thụ thán khí, bây giờ thật sự đang thải ra thán khí, và thải rất nhiều. Thật ra, số lượng khí thải thậm chí còn ngang với lượng thán khí gây ra bởi con người.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nói một cách khác, với nhiệt độ không khí trên toàn cầu gia tăng, đất và rừng ở Bắc Cực hiện đang là nguồn thải khí nhà kính. Tiến sĩ Vesala hy vọng rằng ngày nào đó, bầu khí quyển sẽ không quá phức tạp như vậy, và ông đưa ra một số lời khuyên sẽ giúp điều đó thành sự thật:

Tiến sĩ
Timo Vesala: Hãy luôn mang tương lai vào đời sống và mọi hoạch định mỗi ngày. Ăn chay, Sống xanh, Cứu Hành tinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cảm tạ Tiến sĩ Vesala và toán của ông cho nghiên cứu và nỗ lực để thông tin các thay đổi xảy ra trong thiên nhiên chung quanh chúng ta. Mong chúng ta hành động với sự hướng dẫn từ các khám phá khoa học này, để mang lại thay đổi tốt hơn.

Liên Hiệp Quốc tường trình số dân tỵ nạn tăng cao nhất do sự thay đổi khí hậu.

Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) báo động rằng thiên tai liên quan đến sự thay đổi khí hậu và nguồn tài nguyên giảm dần như nước, khiến cho người dân tại các quốc gia đang phát triển phải di tản. Với các sông băng trên Rặng núi Rwenzori ở Uganda và Hy Mã Lạp Sơn ở Nêpan đang thu nhỏ dần các hồ ở Mali, Chad và Ethiopia đang bốc hơi cùng với đất lở do phá rừng ở Haiti, dân tỵ nạn trên thế giới tăng lên tới 3 triệu người. Kêu gọi thế giới gia tăng nỗ lực để giảm bớt khí thải nhà kính, Nick Nuttall thuộc Chương trình Liên Hiệp Quốc, nói rằng: “Chúng ta thấy trên khắp toàn cầu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, khí hậu thay đổi đang làm thoái hóa môi sinh, và làm kiệt quệ các hệ thống nâng đỡ sự sống mà hàng triệu người tùy thuộc vào.”

Chúng tôi tri ân sâu xa Liên Hiệp Quốc và ông Nuttall, cho quan sát và báo động của quý vị. Mong tất cả chúng ta đưa hâm nóng toàn cầu lên ưu tiên hàng đầu, để bảo vệ phúc lợi của người dân và môi sinh.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/environment/article4159923.ece, http://www.scoop.co.nz/stories/WO0806/S00400.htm, http://www.abc.net.au/news/stories/2008/06/18/2277891.htm

Băng đá Bắc Băng Dương biến mất nhanh chóng hơn là dự đoán.

Khoa học gia thuộc Trung tâm Dữ kiện về Tuyết và Đá của Hoa Kỳ tìm thấy rằng băng đá trên mặt Bắc Băng Dương tan rã cùng một diện tích giống như tháng 6 năm ngoái, mặc dù năm nay bắt đầu với nhiều đá băng hơn, vì mùa đông lạnh hơn. Tiến sĩ Ian Willis thuộc Viện Nghiên cứu Scott về Địa Cực ở Cambridge, Vương quốc Anh, nói rằng: “Băng đá trên biển có độ phản chiếu cao hơn nước biển cho nên khi băng đá tan, nước biển sẽ hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn và nóng lên nhiều hơn, và từ đó sẽ làm nóng không khí nhiều hơn.”

Chúng tôi tri ân cho công việc tận tâm của các khoa học gia quốc tế cho dữ liệu tối quan hệ này. Mong tất cả chúng ta nhận thức tình trạng khẩn cấp của hành tinh và hợp tác mau chóng để làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7461707.stm

Khí hậu thay đổi khiến các loại chim Úc Đại Lợi sắp bị tuyệt chủng.

Với 10 loại chim đã tuyệt chủng và 60 loại nữa sắp có cùng số phận, Giáo sư David Paton thuộc Đại học Adelaide ở Úc Đại Lợi nói rằng: “Thật sự có nguy cơ sẽ mất 1/2 các loại chim từ vùng này. Tôi nghĩ đây là điều mà không xã hội nào có thể làm ngơ.” Giáo sư Paton dự định dự án quy mô để tái trồng trọt tới 150.000 hécta đất đai ở vùng miền nam Rặng núi Lofty của Úc Đại Lợi, nơi sẽ bảo vệ thực vật và động vật địa phương, và ngăn ngừa các loại chim có nguy cơ bị diệt chủng. Ước đoán tối thiểu gần 19 triệu Mỹ kim để bắt đầu Khởi xướng Hồi phục Đất rừng, Tiến sĩ Paton lạc quan rằng có thể tránh mất mát thêm loài vật, nếu nơi sinh sống thích hợp và phong phú được tái thiết lập.

Chúng tôi thành tâm tri ân Tiến sĩ Paton, cho nỗ lực tối quan hệ để cứu thực vật và động vật còn sót lại khỏi bị tuyệt chủng. Với gia trì của Thượng Đế, mong sao tất cả các quốc gia cùng nhau ngăn chặn khí hậu thay đổi và hồi phục tất cả hoang vật đa dạng trở về vẻ đẹp tuyệt vời của nó.

http://www.abc.net.au/news/stories/2008/06/18/2277949.htm?section=justin; http://www.sciencedaily.com/releases/2008/06/080618114738.htm